16/02/2017 -

Tin giáo hội Hoàn Cầu

3381

Ông Takayama (Justo) Ukon đã tiến gần đến việc được tuyên hiển thánh.


Hôm nay một sự kiện lịch sử đã diễn ra tại Nhật Bản, khi một samurai, người đã chọn một cuộc sống nghèo khó và lưu vong – và cuối cùng tử đạo vì đức tin Kitô giáo – dưới một chế độ áp bức, đã được Giáo hội Công giáo Rôma tuyên Chân Phước, một bước tiến gần hơn tới việc tuyên thánh.

Theo báo cáo của Tòa Thánh Vatican, Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, sẽ được cử làm đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho lễ tuyên chân phước của vị chiến binh samurai thế kỷ XVI là Takayama (Justo) Ukon vào ngày 7 tháng Hai tại Osaka, Nhật Bản.

Takayama (Justo) Ukon (1552 – 5/2/1615) là một samurai (võ sĩ quý tộc của Nhật Bản thời trung cổ và cận đại). Ngài đã noi gương cha mình, Takayama Tomoteru, một daiymo (lãnh chúa lâu đài Sawa, tỉnh Yamato) và đã trở lại Công giáo. Khi được nhà truyền giáo dòng Tên Gaspare diLella rửa tội, ông lấy tên “Justo” của thánh Justin tử đạo, cũng là một nhà biện giải Kitô giáo.

Địa vị cao của gia đình Takayama ở Nhật Bản thời phong kiến đã cho họ quyền cai quản một vùng đất rộng lớn và quân đội; đồng thời cũng khiến họ có thể trợ giúp các nhà truyền giáo dòng Tên mở rộng sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Người ta tin rằng dưới sự giúp đỡ của Takayama Justo, hàng chục ngàn người đã trở lại Công giáo.

Dưới chế độ áp bức đối với người Công giáo của quan trưởng ấn Toyotomi Hideyoshi, một số người đã bị đóng đinh và số còn lại bị ép buộc phải từ bỏ đức tin của mình, Takayama – lúc đó khoảng 35 tuổi – đã từ bỏ tất cả quyền lực và của cải thế gian của mình và chọn sống lưu vong. Ông đã dẫn đầu một nhóm khoảng 300 người Công giáo tới tị nạn tại Manila, Philippines, nơi ông qua đời không lâu sau đó, theo báo cáo là do sự bách hại mà ông phải chịu khi còn ở Nhật Bản.

Theo một báo cáo của CNA, trích lời cha Anton Witwer, tổng thỉnh viên dòng Tên, đã nói với họ vào năm 2014 khi hồ sơ của vị samurai được gửi tới Rome “[Takayama] không muốn chiến đấu chống lại các Kitô hữu khác, điều này đã khiến ông phải sống một cuộc sống nghèo khổ, bởi khi một samurai không vâng lời ‘ông chủ’ của mình thì anh ta mất hết những gì mình có.”

Theo sau sắc chỉ của Đức Phanxicô về việc tuyên thánh, cha Witwer giải thích, “Kể từ khi Takayama qua đời trong sự lưu vong bởi những vết thương do sự hành hạ mà ông phải chịu tại quê nhà, quá trình đó… là của một vị thánh tử đạo.”

Tuyên chân phước (beatification, do hai từ gốc Latinh ghép lại, trong đó beatus nghĩa là chân phước, và facere nghĩa là làm cho) là sự công nhận của Giáo hội Công giáo cho một linh hồn đã được hưởng tôn nhan Thiên Chúa và khả năng cầu thay nguyện giúp của họ. Chân phước có thể được tôn kính công khai, nghĩa là một hành động được thực hiện bởi một giáo sĩ, hoặc một giáo dân được ủy quyền nhân danh Giáo hội, trong Thánh Lễ, Kinh Nhật Tụng, ảnh tượng trong nhà thờ... hoặc có thể riêng tư. Việc tôn kính công khai như vậy thường chỉ giới hạn ở cấp địa phương hoặc khu vực. Tuyên chân phước được xem là một hành động vô ngộ (infallible – không thể sai lầm) của Đức Giáo Hoàng, nhưng là một bước quan trong tiến trình tuyên Thánh, khiến một người có thể được toàn Giáo hội tôn kính.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khôi phục việc thực hành này, từng được Đức Phaolo VI thực hiện trên cương vị Giám quản Bộ Tuyên Thánh khi tiến hành việc tuyên chân phước, chứ không phải tự ngài. Một trong những trường hợp ngoại lệ là việc tuyên Thánh cho vị tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan Phaolo II.

Bằng việc được tuyên chân phước vào ngày 7 tháng Hai, Takayama Justo đã tiến gần hơn một bước tới việc gia nhập hàng ngũ các thánh tử đạo vĩ đại của Nhật Bản, trong đó có thánh Phaolo Miki và các bạn tử đạo, được mừng kính vào ngày 6 tháng Hai theo lịch Phụng Vụ.

Chú thích:

Samurai: là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ quý tộc Nhật Bản (tương tự như tầng lớp hiệp sĩ châu Âu)

Tầng lớp võ sĩ Nhật Bản được gọi là bushi, bao gồm samurai, shogun (tướng quân), daimyo (lãnh chúa). Trong đó, samurai là thuộc hạ của shogunsaimyo.

Hà An
http://aleteia.org
 

114.864864865135.135135135250