06/11/2010 -

Thánh dòng Đa Minh

1682

CHÂN DUNG MỘT SỐ VỊ THÁNH DÒNG ĐA MINH
TIÊU BIỂU QUA DÒNG LỊCH SỬ

   

Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu op
 

   Trong thư gửi cho tổng hội Toulouse 1304, đức Benêdicto XI đã so sánh dòng Anh Em Thuyết Giáo

"Dòng ví như cây mang sức sống, mọc lên xinh tươi giữa muôn ngàn cây cối trong thửa vườn Giáo hội. Ngay từ đầu, nhờ sương trời tưới gội, thân cây đã không ngừng phát triển vượt bực. Nhờ ân sủng phù trợ, bóng cây đã vươn cao tỏa rộng, ngọn vươn lên chót vót chạm tầng trời, nhánh xanh rờn trải rộng đến tận cùng cõi đất... Có được những tiền nhân hiển hách, anh em đừng thoái hóa, một phải là những người con đích thực, biết trung thành noi gương và luôn dõi theo đường hướng của các ngài ..."  (Bài đọc Kinh Sách phụng vụ Dòng ngày lễ các thánh Dòng 07-11)

 

Thế kỷ XIII

 

Từ hình bóng Cha ĐAMINH tay cầm gậy, bị trên vai, luôn cất bước đăng trình, đến lời căn dặn khi phân tán 16 anh em tiên khởi (Ngày 15-8-1217, quen gọi là Lễ Hiện Xuống của Dòng) "Hạt giống phải gieo xuống mới sinh hoa kết trái, còn để trong bao nó sẽ hư mục"... Tất cả, như lời vẫy gọi con cái ngài ra đi khắp các lãnh thỗ địa cầu. Năm 1253, đức Innocentê IV đã phải ghi thêm địa chỉ của Dòng thuyết Giáo như sau : "Gửi lời chào thăm và phép lành Tòa thánh cho các anh em Thuyết Giáo đang giảng tại Sarrasin (Ả Rập), Hy Lạp, Bulgarie, Cuman (Bắc Âu), Ethiopie, Syrie, Goths (Đức), Anh Quốc, Arménie, Ấn Độ, Nga, Hungarie và các dân ngoại khác ở Đông phương".

 

Lời vẫy gọi đó đưa con cái Thánh Đa Minh vào nhiều biên cương khác nhau. Liền sau khi Thánh phụ qua đời, chỉ trong 15 năm, dưới quyền điều khiển của cha Jordano de Saxe, Dòng đã phát triển lên đến 12 tỉnh dòng với ngót 400 tu viện. Trong lá thư cha Raymundo gửi cho vua nước Pháp, ta thấy năm 1256, Dòng đã có 10.000 linh mục, chưa kể số tập sinh, sinh viên và trợ sĩ.

 

Thế kỷ XIII còn được ghi đậm nét những dấu chân dặm ngàn của thánh GIA THỊNH (1185-1257), rong ruổi khắp miền Bắc Âu, và cùng người anh ruột, chân phước Ceslao, đem tinh thần Dòng về quê hương mình. Trang sử giai đoạn này còn được điểm tô thêm bằng máu đào của thánh PHÊRÔ VÊRONA (1205-52), dũng cảm bênh vực đạo lý đức tin, ngã gục dưới mũi kiếm của đối phương mà vẫn cương quyết lấy máu mình viết trên mặt đất "Tôi tin..." (1185-1257), rong ruổi khắp miền Bắc Âu, và cùng người anh ruột, chân phước Ceslao, đem tinh thần Dòng về quê hương mình. Trang sử giai đoạn này còn được điểm tô thêm bằng máu đào của thánh

 

Thế kỷ XIII trong Dòng được tiếp nối bằng các danh sư tại đại học : đó là thánh ANBÊTÔ Cả (+1280), mà đại học không đủ chỗ cho sinh viên, phải đứng lớp ngoài quảng trường nay còn ghi danh ngài, ngài đã thu thập vật tư để môn sinh ngài, thánh TÔMA Aquinô (1225-74) xây cất một cung điện thần học tráng lệ, vị thánh đã được đức Phaolô VI ca tụng "Tôma thánh thiện nhất trong những nhà thông thái và thông thái nhất trong hàng ngũ các thánh".

 

Ngoài ra còn phải kể đến thánh nữ MAGARITA nước Hung (+1270), giã từ hoàng cung giàu sang để nên giống Vua các anh hùng tử đạo, sống khiêm hạ nhưng mạnh dạn tố cáo những bất công của xã hội ; phải nhớ đến thánh RAYMUNDO (+1274), vị bề trên tổng quyền luôn "sẵn sàng yểm trợ anh em trong mọi gian truân và cùng anh em uống cạn những gì Chúa đã trao".

 

Thế kỷ XIV

 

Thế kỷ XIV, giữa những hoang mang của thời Đại-Ly-Giáo Tây phương, nỗi bật lên gương mặt hiền hòa nhưng cương quyết của một nhi nữ anh hùng : Thánh CATHARINA SIENNA (1347-80). Thật lạ, một thiếu nữ trạc ba mươi, dám băng mình vào việc đưa Tòa thánh từ Avignon hồi loan về Roma, đã đứng ra hòa giải các ông hoàng đương thời, đã để lại tác phẩm "Đối Thoại" mang lại lợi ích cho nhiều người, và sẽ được đức Phaolô VI suy tôn lên hàng Tiến sĩ Hội thánh (ngày 4-10-1970).

 

Cùng thế kỷ này, trong khung cảnh thơ mộng vùng lưu vực sông Rhin, thấp thoáng đây đó những nhà thần bí : đó là các linh mục Eckhart (+1327), Tauler (+1361) và Henri Suso (+1366) vị giảng thuyết thành công đến độ người ta đã treo giá lấy đầu ngài. Bên cạnh đó là các nhà thần bí nữ giới khác : chân phước Magarita Ebner, Christina, Adelaide Langmann... Có lẽ không thời nào cho thấy anh chị em Đa Minh cùng chung nhau một nét linh đạo cho bằng tại khu vực sông Rhin thế kỷ XIV này.

 

Thời Phục Hưng

 

Thế kỷ XV được mở đầu bằng thánh VINHSƠN FERRIER (+1419), nhà giảng thuyết sám hối được ví với thiên thần trong sách Khải Huyền, rong ruổi khắp Tây Âu, hoạt động tận lực đến độ không có giờ ăn uống ngủ nghỉ, phải soạn bài giảng cả trong lúc di chuyển ; rồi đến Savonarola (+1498), nôn nả đấu tranh cho việc canh tân Giáo hội dù phải lên giàn lửa thiêu. Ngoài ra, còn có thánh giám mục ANTONINO (+1459) vị bảo vệ Giáo hội độc lập với thế quyền, ưu tư đến việc cứu tế xã hội, vị bề trên tu viện đã yểm trợ cho chân phước họa sĩ Fra Angelico, diễn giảng các mầu nhiệm đạo lý bằng những họa phẩm sống động, mà chính Michel Ange sẽ khen, tuy có vẻ hơi quá rằng : "Không ai vẽ nổi như thế, nếu chưa được chiêm ngưỡng trước trên trời... "

 

Thế kỷ XVI, lịch sử Dòng còn được tô đậm nét thêm với thánh giáo hoàng PIO V (+1572), người đã góp phần quan trọng biến những quyết định của công đồng Trentô thành hiện thực, đã cải tỗ phụng vụ, giáo lý, đề cao việc truyền giáo khắp hoàn cầu ; với thánh nữ CATHARINA RICCI (+1590) đã truyền lại cho hậu thế những vần thơ Kinh Thánh và những tài liệu thiêng liêng giá trị, giúp nhiều người chạy đến kín múc nơi biển cả Tình Yêu của Thiên Chúa; và thánh LOUIS BERTRAN (+1590) đã đem về cho Giáo hội hàng trăm ngàn dân bản xứ Mỹ Châu. (+1572), người đã góp phần quan trọng biến những quyết định của công đồng Trentô thành hiện thực, đã cải tỗ phụng vụ, giáo lý, đề cao việc truyền giáo khắp hoàn cầu ; với thánh nữ

 

Vì mục tiêu Dòng là "Loan Tin Mừng Danh Thánh Chúa Giêsu Kitô khắp hoàn cầu", anh em Đa Minh đã có mặt bên những nhà thám hiểm đầu tiên của Châu Mỹ. Chính cha Diego Deja đã góp lời để vua Tây Ban Nha cung cấp tàu bè và đã đồng hành với Christophe Colombe đến Salvador. Từ nay bản đồ lãnh thổ của Dòng sẽ ghi thêm nhiều tu viện tại Tân Thế Giới.

 

Dòng Đa Minh tại Tân thế giới đã nở tặng cho Giáo hội ba bông hoa đầu mùa thánh thiện : đó là thánh nữ ROSA LIMA (+1617) mẫu gương sống thánh giữa đời và đôi bạn thân MARTINO PORRES (+1639) và GIOAN MAISAN (+1645), hai thày trợ sĩ, một da đen một da trắng nỗi tiếng về lòng bác ái thương người. Bên cạnh đó là tập thể các tu sĩ Đa Minh đấu tranh cho nhân quyền của thổ dân : đó là cha Montesinos và cả tu viện của ngài, đó là cha Vitoria ở đại học Salamanca và nhất là giám mục Bartolomeo de Las Casas, người đã vượt Đại dương mười ba chuyến, đến triều đình vua Tay Ban Nha để đấu tranh xóa bỏ chính sách Encomienda.

 

Tại Á Châu

 

Trang sử của Dòng thế kỷ XVII và XVIII rực sáng lên tại miền Á Châu, bằng những dòng chữ nổi viết lên bằng máu đào. Nếu tại Trung hoa có sáu chân phước, trong đó có linh mục Capillas tử đạo tiên khởi. Nếu trên mảnh đất Phù Tang Nhật Bản, Dòng đã đóng góp 16 hiển thánh (từ 1614-37) và hàng trăm chân phước tử đạo. Thì tại quê hương Việt Nam, Dòng đã cộng tác với hội Thừa Sai Paris để viết nên trên 400 năm lịch sử Giáo Hội Việt Nam, trong đó nổi bật lên chân dung 38 VỊ TỬ ĐẠO tại Việt Nam (1745-1861) đã được đức Gioan Phaolô II suy tôn hiển thánh ngày 19-6-1988.

 

Những chiến sĩ vô danh

 

Bên cạnh một số nhân vật tiêu biểu trên, ta còn thấy tập thể đông đảo khác các anh chị em khác trong Dòng. Đọc bộ “Année Dominicaine”, không ngày nào ta không thấy ghi lại cuộc đời của năm, ba vị đáng kính đã được Giáo hội tiến hành án phong thánh.

 

Và còn hơn thế nữa, những nhân vật vẫn được nhiều người nhắc đến với sự cung kính, vì đã rắc gieo quanh mình những tia sáng chói lọi về nhân đức, kiến thức, về những việc hữu ích và cả các phép lạ. Họ thuộc đủ mọi hàng ngũ : giáo hoàng, tiến sĩ, thừa sai, tử đạo và trinh nữ... đã dõi theo đường lối tu đức của Cha Đa Minh, đã dọn trên bàn tiệc Nước Trời nhiều hoa thơm trái ngọt là công trạng và đức hạnh, đã lấy giáo lý Phúc Âm mà soi lòng mọi người.

 

Những chiến sĩ vô danh ấy đã được dự yến tiệc thiên cung, tuy chưa được Giáo hội suy tôn, nhưng mãi mãi để lại cho chúng ta những mẫu gương trong sáng : Họ đã sống nếp sinh hoạt bình thường hàng ngày bằng một tinh thần phi thường ; lấy lời lẽ, đức tin và đời sống để xây dựng Nước Trời, ngõ hầu cho trăm họ thêm đức hạnh, người tội lỗi biết hoán cải và mọi sai lầm bị đẩy lui.

 

Mỗi vị trong hoàn cảnh riêng của mình, dù là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, nam hay nữ, đều đã đắm mình vào Lời Chúa. Và theo gương Thánh Phụ, các vị lắng nghe nhu cầu của thời đại, của môi trường mình đang sống, biết thích ứng để mãi mãi phục vụ hữu hiệu cho chân lý Phúc Âm.

 

114.864864865135.135135135250