30/12/2015 -

Suy tư, nghiên cứu

3109
Tôi không quan tâm lắm đến những người ủng hộ cái gọi là “nữ quyền cực đoan”, và tôi cũng chưa từng thấy phong trào này là một chuyện gì to tát hay can hệ cả. Tuy nhiên, một số sự việc xảy ra với tôi dịp gần đây, khiến tôi nhận ra là mình đã thực sự sai lầm.

Nam giới đã bị tẩy não bởi thuyết nữ quyền?

Hai việc đã xảy ra với tôi, đó là, một cuộc nói chuyện và một cuốn truyện tranh. Cuốn truyện tranh thực ra là điều tác động tới tôi trước, nhưng chính cuộc nói chuyện đã giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của tập truyện tranh. Đó là một buổi chuyện trò bình thường bàn về các trường đại học đời ngày nay, cùng với tác động ẻo lả của nó trên xã hội. Một người bảo rằng tác động đó với riêng các sinh viên, là do bởi họ được dạy dỗ hoàn toàn theo thuyết nữ quyền tự do.

Phản ứng tức thời, không cần suy nghĩ, tôi hỏi lại, “Với nam sinh viên thì sao?” vì thấy thật buồn cười cái ý kiến cho rằng, nam giới đã trở nên yếu ớt đến độ tự rằng mình thuộc vào giới thấp kém hơn chỉ vì các giáo sư nữ của họ đã bảo với họ như thế.

Người bạn đã trả lời tôi rằng, “Đúng như vậy đấy, người ta đã chỉ dạy họ như thế đấy!” Tôi suy nghĩ về điều này. Và, lời lý giải cho điều rõ ràng là ngược đời này đã được tìm ra rất nhanh chóng, một lời lý giải khiến tôi bất ngờ như bị trúng một quả đạn đại bác vậy. Các nhà hoạt động nữ quyền không nhắm tấn công vào chính những người nam! Họ còn đi xa hơn thế nữa, họ biến đàn ông, nam giới trở thành những đồng minh của họ. Đối tượng thù ghét của họ, không gì khác, chính là tính nam (masculine psyche).

Người cha tệ hại

Thưa độc giả, các bạn có thể thắc mắc, làm thế nào mà tôi đã có kết luận như thế, hay thậm chí các bạn thắc mắc là tôi có ý nói gì qua cụm từ “tính nam” (masculine psyche). Tôi sẽ bắt đầu bằng việc nói về cuốn truyện tranh, cuộn truyện tranh sẽ giúp lý giải. Tựa đề cuốn truyện là The Sissy Duckling (Con vịt con yếu đuối), cuốn truyện kể về việc một con vịt đực con ẻo lả, vì cứ thích chơi những trò của đám “con gái”, nên đã bị những con vịt đực khác, thậm chí là chính con vịt bố ức hiếp, bắt nạt. Vịt mẹ thì khác, ngay từ đầu vịt mẹ tỏ ra ủng hộ và khen những tính nết “khác người” của vịt con. Có đoạn, vịt con thậm chí còn dại dột kể cho những kẻ bắt nạt mình về việc được mẹ khuyến khích, và do vậy, nó biết chắc là sẽ bị bặt nạt hơn trước. Do đó, cuộn truyện tranh này (như người ta có thể đoán, được một người đồng tính nam viết ra) nhắm mô tả các người làm cha như là những kẻ không biết cảm thông và vô cảm, còn các bà mẹ là những người dịu dàng, tốt lành.

Có người cho rằng, trong trường hợp này, người cha đơn giản chỉ cư xử hơi ích kỷ, ông ta muốn con trai phải trở nên “giống hệt như ông”, và với một số người cha, đấy là chuyện bình thường. Ngay cả khi không đồng ý như thế đi nữa, thì người ta có thể sẽ bảo rằng “Đó chỉ là câu chuyện dành cho con nít. Tại sao cứ phải làm lớn chuyện lên như thế?” Giả định về con vịt bố khi được đặt trong mạch truyện, sẽ mang lại một ý nghĩa rõ ràng, và rõ ràng cho thấy tác giả đã không chọn một lối tiếp cận theo kiểu nửa vời chơi chơi.

Trái lại, như tác giả đã không hề úp mở khi cho biết, ông ta là một người hoạt động bảo vệ cho các quyền của người đồng tính nam, tôi cho rằng, ông ấy có ý muốn làm một chuyện to tát hơn, muốn vẽ lên một bức tranh bao quát, rộng lớn hơn (ông dùng cuốn truyện như là một tài liệu “tuyên truyền”). Tuy vậy, tôi lấy làm lạ về cuốn sách là chẳng những nó mô tả chung chung về “người cha”, mà còn ở chỗ, nó mô tả việc “người con” ra như chỉ có một chọn lựa duy nhất là cậy dựa vào người mẹ. Tôi có thể hình dung ra một bé trai chơi các trò chơi của đám “con gái” (thực ra, anh trai tôi đã từng là một vũ công Ai-len), nhưng việc nó xa lạ, cách biệt với người cha thì tôi không thể hiểu nổi, sự kiện ấy được mô tả, lý giải một cách vu vơ.

Cần những hiệp sỹ quả cảm cho thời đại hôm nay

Trước khi giải thích ý này, tôi sẽ giải đáp câu hỏi thứ hai mà tôi đã đưa ra, ý nghĩa của cụm từ “tính nam”. Khi dùng cụm từ này, tôi muốn ám chỉ tới một phạm trù chung liên quan đến những giá trị theo truyền thống được nam giới bảo vệ. Cách riêng, nam giới được cho là những chiến binh chiến đấu cho những điều mà họ tin rằng, đó là nền tảng của sự thật và công lý. Có thể coi họ gần giống với những siêu nhân Người Nhện, Người Dơi trong các phim ảnh hiện nay, nhưng họ thuộc về những thời xa xưa, thuộc vào đẳng cấp cao quý theo như quan niệm thời Trung Cổ. Khi đó, nam giới được xem là những người bảo vệ cho những giá trị, những điều cao quý, trong đó có gia đình và quê hương của họ. Thế nhưng, có khi những hiệp sĩ, những hoàng tử của thời xa xưa ấy không phải là biểu tượng cho những gì được coi là cao quý hơn nhưng kém hiển nhiên hơn chăng? Tính nam đích thực mà họ sở hữu, sức mạnh mà họ thể hiện, tự nó chính là một bảo vật. Họ ý thức đâu là những thứ đáng cho họ dốc sức chiến đấu, bảo vệ, và họ tự thấy là mình có trách nhiệm phải đấu tranh như thế. Họ bảo vệ xã hội, không những trước những mối nguy tỏ tường, chẳng hạn những tên trộm tên cướp, nhưng còn giữ cho nó luôn được nhịp nhàng, hoà hợp nữa. Vào thời đó, nữ giới không đóng vai trò gì trong việc quản trị xã hội cả. (Tôi không muốn tranh luận xem đấy có phải là một ý kiến xác đáng hay không, nhưng tôi thấy, sự thể đúng là như thế thật.) Do đó, các hội đồng thị trấn có trách nhiệm đưa ra những quyết định sống còn liên quan đến việc vận hành xã hội, thì gồm có toàn là nam giới.

Một ví dụ giúp minh hoạ rõ ràng sự phân công chức năng này được tìm thấy qua vụ xử nhân vật Hester Prynne trong tiểu thuyết The Scarlet Letter. Dù không cho rằng, những kẻ ngoại tình nên bị ném đá hay là phải mặc các thứ quần áo khác người, tôi tin rằng, rất nên làm một cuộc so sánh những gì được thuật lại trong cuốn sách và thời đại hiện nay. Các nhân vật trong tác phẩm này đã tận dụng thời cơ, trừng phạt tội lỗi riêng tư của người phụ nữ một cách tàn nhẫn, không cần thiết và sai trái, nhưng ý hướng nền tảng đằng sau sự trừng phạt ấy có thể được hiểu là tốt lành.

Họ trừng trị tội ngoại tình vì họ biết ngoại tình là sai trái, và vì thế người phụ nữ này “đã phạm tội chống lại Chúa, cũng như chồng của cô ta.” Quan điểm của họ, khi được thể hiện ra ở mức độ quá khích sẽ trở thành một thứ tội ác, đáng lẽ ra không nên được khuyến khích trong cộng đồng của họ. Trong khi các xã hội như thế chọn sự nghiêm khắc và đã hơi thái quá trong chọn lựa ấy, thì nước Mỹ hôm nay đã chọn làm điều ngược lại – chọn cổ suý những thói tật tình dục quái đản như tình dục đồng giới hay loạn giới.

Chúng ta đã hoá ra thế này đây

Khi so sánh như thế, vẫn còn đó một câu hỏi chưa được giải đáp, “Cái gì đã gây ra sự thay đổi?” Nếu muốn cố gắng mô tả toàn bộ tiến trình này cách chi tiết, chắc phải mất ít là một cuốn sách, nhưng có một điểm mà tôi thấy là hết sức quan trọng. Trong cuốn truyện tranh, như tôi đã trình bày ở trên, người cha được mô tả như là một bậc phụ huynh “tệ hại”, còn người mẹ thì “tốt lành”. Thông điệp được nguỵ trang trong một câu chuyện dành cho con nít đã cho tôi câu trả lời.

Những người chủ trương thuyết nữ quyền tự do, một cách trực tiếp hay gián tiếp, cố tiêm nhiễm tính nữ vào trong tất cả các lãnh vực của xã hội, nhằm biến xã hội trở nên thứ mà họ đã hoạch định. Vì ý thức công bằng, là một đặc điểm của tính nam, đã từng giúp bảo vệ thế giới khỏi những tai hại do sự vô luân, giờ đây đã trở nên tàn bạo. Ý thức công bằng lên tiếng “Chúng ta phải sống theo những gì là chân thiện mỹ”, do đó, nó cấm tiệt các hành vi hung ác như giết các bé thơ ngay khi chúng còn ở trong lòng mẹ.

Theo truyền thống, tính nữ lại chủ trương cư xử theo lối “tình thương lệch lạc” thế này, “Anh chị không được trừng phạt lỗi lầm này, vì các hoàn cảnh đã biến đổi nó, nên nọ không còn tệ hại nữa. Sau nữa, phá thai là việc hoàn toàn cần thiết nếu như người phụ nữ bị hãm hiếp…” Lợi khí mạnh mẽ nhất mà các người chủ trương thuyết nữ quyền hay dùng là những lời mụ mị nhẹ nhàng êm tai, bắt đầu là những lời “Luật này cứng ngắc, tàn nhẫn quá; anh chị hãy châm chước, hay coi trường hợp này, rồi trường hợp này nữa… nữa… như một ngoại lệ”, cho đến lúc, họ đã biến một tội ác, chẳng hạn như việc phá thai, không còn là một ngoại lệ nữa, nhưng là trở thành một luật lệ hợp pháp cho tất cả những ai chủ trương việc này. Do đó, các nhà nữ quyền đã có thể bắt đầu tranh biện với một giọng điệu mới, quyết liệt hơn, vì lẽ, họ đã có được phần thắng cho mình rồi. Từng chút từng chút một, họ tiến lên, những người chủ xướng đã đả bại được sức mạnh của chân lý tuyệt đối theo cách ấy. Tiến trình này cũng cho thấy, tại sao chủ nghĩa tự do (liberalism) và thuyết nữ quyền cực đoan lại dính dấp, gần gũi với nhau đến vậy – bởi lẽ, chủ nghĩa cấp tiến cũng hay nại đến thứ “tình thương” giả trá và nữ tính kiểu này.

Và đây là một tương phản khá thú vị với luận cứ của tôi, cách đây vài tháng, tôi có đọc một bài luận của một trong những nhà hoạt động nữ quyền cấp tiến nhất hiện nay (từng giữ cương vị chủ tịch của NOW – Hội đấu tranh nữ quyền) chống lại việc mang thai hộ. Tôi hoàn toàn đồng ý với bà ấy trong sự việc này (dù cho đấy là điều duy nhất chúng tôi có chung quan điểm). Tuy nhiên, có một sự chéo ngoe trái khoái ở đây, tôi có quan điểm khác với bà ta, tôi cho rằng dù bà ta là một người chống mang thai hộ, nhưng thực ra việc mang thai hộ xuất phát từ chính thuyết nữ quyền mà bà ấy là người chủ xướng, chủ trương. Làm sao lại xảy ra chuyện này? Một lần nữa, sẽ có nhiều lý do, nhưng một lý do dễ hiểu là tình trạng hôn nhân đồng giới, đấy là tình trạng hôn nhân mà chính bà ta tán thành, chủ trương, và về việc này, tôi có đọc một bài báo với ý hướng bảo thủ, cho rằng, bình đằng cho “hôn nhân đồng giới” (marriage equality) chắc chắn sẽ dẫn tới sự bình đẳng cũng như sự đòi hỏi các quyền bình đẳng liên quan đến gia đình (family equality).

Giờ thì thứ tình thương vẹo vọ kia đã sinh ra một thứ quái thai tội lỗi táng đởm đến độ những kẻ vốn cố biện hộ, bênh vực cho nhiều thứ tội lỗi khác, cũng muốn chống lại nó!

Tôi có phải là người bài phụ nữ không

Cứ như những gì tôi trình bày, xem ra tôi có vẻ có thành kiến về giới tính, xem ra tôi coi sự yêu thương uỷ mỉ theo tính nữ là xấu, và sự công bằng, gắn liền với tính nam là tốt. Tuy nhiên, đấy không phải là ý của tôi. Tôi không bài bác tình thương, tôi chỉ có ý lên án thứ tình thương bị vẹo vọ của những người quá khích, cực đoan, thứ tình thương đã làm biến dạng xã hội từng một thời là Kitô giáo của chúng ta thành một nền văn mình, trong đó một nam thanh niên đang bối rối, băn khoăn (về giới tính của mình) sẽ được khen ngợi nếu nghĩ rằng, mình là một phụ nữ đang huấn luyện một cô gái, mình sẽ giúp cô ấy hoàn thành giấc mơ đoạt giải về điền kinh ngay cả khi căn bệnh ung thư có giết chết cô ấy. Thế nhưng, thứ tình thương của những người quá khích, cực đoan thì không phải là tình thương đích thực, nhưng là một thứ vẹo vọ, biến chất, và cả cái xã hội được đặt nền trên đó cũng vậy.

Là một phụ nữ, tôi xác tín, tâm niệm rằng, phụ nữ vẫn có thể công bằng chính trực, và đàn ông vẫn có thể đầy tình cảm, yêu thương, và rằng, dù thuộc là giới tính nào đi nữa thì người ta vẫn có thể dựa vào giới tính ấy mà sinh ích sinh lợi. Tuy nhiên, tôi cũng xác tín rằng, Thiên Chúa đã dựng nên người nam với hướng chiều mạnh hơn về sự công bằng, và người nữ hướng chiều về tình thương, nhưng không có nghĩa là Người hạn định bất cứ ai dù họ thuộc vào giới nào đi nữa. Tôi cũng không có ý bảo rằng, mọi người nên ưu tiên chọn và đặt công bằng lên trên tình thương. Thánh Tôma Aquinô bảo, “Tình thương mà không có công bằng thì sẽ dẫn tới huỷ hoại; công bằng mà không có tình thương thì ác nghiệt, tàn bạo.” Kế hoạch của Thiên Chúa ngay từ đầu là thế này, cả hai đều cần thiết, chứ không chỉ duy có một. Sau cùng, chẳng có gì sai trái khi hân hoan thể hiện một nữ tính đích thực và chân chính, sự thể hiện đó là đáng trọng hơn nhiều so với những lời phỉnh gạt của những kẻ chủ trương nữ quyền.

Hồi sinh nam tính đích thực

Và câu hỏi sau cùng là, xã hội sẽ được phục hồi như thế nào. Câu trả lời ngắn gọn là: chúng ta cần những người nam! Những người đàn ông đích thực. Câu trả lời đằng tả hơn là, chúng ta kêu mời những người đàn ông, thay vì sợ hãi bị phản ứng lại, bị phản đòn, hãy đứng lên và tranh đấu cho những giá trị đã bị những người chủ trương nữ quyền làm suy yếu đi. Còn chúng tôi, những người nữ, cũng góp phần trong cuộc tranh đấu ấy theo nhiều cách thế khác nhau. Dù là ai đi nữa, chúng ta cũng đều có thể góp phần làm hồi sinh chân giá trị của một thứ tình thương đích thực, chứ không chỉ đơn giản là “thương” theo kiểu cho phép một người phụ nữ mang thai giết chết con của cô ta, giải thích cho cô ấy biết rằng, để đứa bé chào đời, chẳng những là giúp cho chính đứa bé, nhưng còn giúp cho chính người mẹ nữa (giúp người mẹ tránh được nguy cơ ung thư,…).

Kế đến, chúng ta có thể đứng bên cạnh nam giới, hơn là đứng bên trên họ. Thay vì nói, “Dầu sao thì chúng tôi cũng ngon lành hơn, còn các ông, các ông đã bức bách chúng tôi quá lâu rồi đấy!” như những kẻ quá khích vẫn làm thế, chúng ta có thể lùi lại và nói rằng, “Các anh cần chúng tôi và chúng tôi cần các anh.” Nói cách khác, chúng ta cũng phải nhập cuộc, phải tranh đấu. Dù chúng ta cũng có thể làm được những việc như cánh đàn ông vẫn làm, chẳng hạn, lên tiếng mạnh mẽ chống lại những bất công dưới góc độ là những phụ nữ, chúng ta còn có thể và rất nên tham gia vào ích chung một cách âm thầm hơn, chẳng hạn qua việc cầu nguyện. Cũng vậy, không phải cánh mày râu không thể âm thầm hành động, nhưng vì những người đàn ông không hổ thẹn để trở nên đàn ông, và hành động để thể hiện tính nam, là những con người mà nước Mỹ và cả thế giới này đang rất cần.

Thưa độc giả, – nam cũng như nữ – mong các bạn đừng hãi sợ! Thiên Chúa đã tặng ban thế giới này cho chúng ta – giờ là lúc chúng ta hãy chiến đấu vì nó!

(Chuyển dịch: Truyền thông Đa Minh)

http://www.catholicstand.com
 
114.864864865135.135135135250