08/06/2011 -

Suy tư, nghiên cứu

2054

 


 




Linh Hồn


cgs31Linh hồn còn hơn là “một phần” cùng với thân xác cấu thành nên con người, nó xác định rõ con người toàn thể, và trong chừng mực được hướng dẫn bởi một tinh thần sống. Nói đúng ra, linh hồn không trú ngụ nơi một thân xác, nhưng được diễn tả bởi thân thể nó như xác thịt chỉ rõ con người toàn thể. Nếu như, căn cứ vào mối quan hệ của nó với Thánh Thần, linh hồn chỉ ra nơi con người nguồn gốc thiêng liêng của nó, sự “thiêng liêng” này bám rễ sâu vào thế giới hiện tượng, như chỉ cho thấy sự phát triển thuật ngữ được sử dụng.


I. Linh hồn và cá thể sống


Trong phần lớn các ngôn ngữ, những từ mô tả linh hồn như nèphès (tiếng Hebreu), psychè (tiếng Hy lạp), anima (tiếng Latin), ít nhiều gắn dính với hình ảnh hơi thở.


1 Con người sống động


Thật vậy, hơi thở hay hô hấp là dấu hiệu tiêu biểu nhất của người sống. Là người sống thì phải còn có hơi thở trong người (2S 1,9; Cv 20,10); khi người ta chết, linh hồn lìa bỏ (St 35,18), bị trút hơi thở (Gr 15,9) hay bị chuyển thành một chất lỏng (Is 53,12); nếu sống lại, linh hồn sẽ trở về với người đó (1V 17,21).


Người Hy lạp hay người Sémite (Sê-mit) có lẽ cũng diễn tả như vậy, nhưng giấu đi nhiều quan điểm, về sự đồng nhất cách diễn đạt. Theo một quan điểm khá phổ biến, linh hồn có khuynh hướng trở thành nguyên lý nền tảng nó tồn tại cách độc lập với thân xác mà ở đó nó được nhận biết và nó đi ra từ đó: khái niệm “duy linh” nó nhấn mạnh rõ ràng đến đặc điểm hầu như phi vật chất của hơi thở, bằng sự đối lập với thân xác vật chất. Trái lại theo người Sémite (Sê-mit)  thì hơi thở gắn chặt không thể tách rời khỏi thân xác mà nó làm cho có sức sống; hơi thở đơn giản chỉ rõ cách thức mà qua đó sự sống cụ thể được biểu lộ nơi con người, trước hết bằng cái gì đó vận động, ngay cả khi người đó ngủ bất động. Liệu không phải đây là một trong những lý do sâu xa nó đưa đến việc đồng nhất linh hồn và máu (Tv 72,14)? Linh hồn ở trong máu (Lv 17,10) và cũng chính là máu luôn (Lv 17,14; Đnl 12,23).


2 Mạng sống


Từ ý nghĩa “người sống”, thuật ngữ chuyển sang nghĩa mạng sống, như chỉ cho thấy việc sử dụng hai thuật ngữ cùng lúc: “Đừng trao cho thú dữ mạng sống bồ câu của Ngài, đừng quên sự sống của dân Ngài khốn cùng” (Tv 74,19); cũng vậy trong luật công bằng, “hồn đổi hồn” có thể được dịch thành “mạng đổi mạng” (Xh 21,23). Do đó “mạng sống” và “linh hồn” thường bị đồng hóa mặc dù vấn đề không phải là mạng sống “thiêng liêng” duy nhất, đối lập với mạng sống “thể xác”. Tuy nhiên, mặt khác, cuộc sống này, được giới hạn trong khoảng thời gian dài ở một vùng đất nào đó, tỏ rõ cho thấy sự mở ra cuối cùng một cuộc sống rạng ngời, vĩnh cửu. Do vậy cần tìm hiểu bối cảnh mỗi khi muốn biết ý nghĩa chính xác của một từ.


Trong nhiều trường hợp, linh hồn được xem như căn nguyên của mạng sống thân xác. Người ta rất sợ mất mạng (Gs 9,24; Cv 27,34), người ta muốn giữ mạng sống khỏi cái chết (1S 19,11; Tv 6,5), bảo vệ mạng sống (Lc 21,19) khi họ cảm thấy bị đe dọa đến tính mạng (Rm 11,3; 1V 19,10; Mt 2,20; Xh 4,19; Tv 35,4; 38,13). Ngược lại, không phải lo lắng mạng sống thái quá (Mt 6,25), nhưng chấp nhận rủi ro (Ph 2,30), thí mạng sống vì đàn chiên (1Th 2,8). Chính Đức Giêsu đã hiến dâng mạng sống (Mt 20,28; Ga 10,11.15.17) và qua mẫu gương của Ngài mà chúng ta cũng phải chịu hy sinh (Ga 13,37; 15,13; 1Ga 3,16).


Nếu sự hy sinh mạng sống như thế có thể được thực hiện thì đó không đơn giản vì chúng ta biết Giavê Thiên Chúa có thể chuộc lại mạng sống ấy (Tv 34,23; 72,14), mà chính vì Đức Giêsu đã tỏ cho biết, qua một từ như thế, quà tặng sự sống vĩnh cửu. Chẳng hạn như Ngài đã sử dụng lối chơi chữ nhiều nghĩa: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ tìm lại được nó” (Mt 16,25; cf Mt 10,39; Lc 14,26; 17,33; Ga 12,25). Với những điều kiện này, việc “cứu rỗi linh hồn” là sự chiến thắng của sự sống vĩnh cửu đã được đặt vào trong linh hồn (Gc 1,21; 5,20; 1Pr 1,9; Dt 10,39).


3. Bản thân con người


Nếu mạng sống là tài sản quý giá nhất của con người (1S 26,24), thì việc cứu linh hồn chính là tự cứu lấy chính mình: linh hồn cuối cùng phải xác định rõ bản thân.


Trước hết, một cách khách quan, người ta gọi “linh hồn” là toàn bộ sinh vật sống, kể cả động vật (St 1, 20.24; 2,19); thế nhưng, thường nhất là con người; cũng vậy người ta nói về “vùng đất của bảy mươi linh hồn” (St 46,27; Cv 7,14; Đnl 10,22; Cv 2,41; 27,37). Một linh hồn, đó là một người, một ai đó (Lv 5,1…; 24,17; Mc 3,4; Cv 2,43; 1Pr 3,20; Kn 8,9), đối lập với hàng hóa (Cv 27,10). Ở mức độ khách quan hóa sau, một xác chết cũng có thể được mô tả, bằng ký ức về điều nó đã là, như một “linh hồn chết” (Nb 6,6).


Một cách chủ quan, linh hồn tương đương với chính tôi của chúng ta, hết thảy như trái tim hay xác thịt, nhưng với một sắc thái nội tâm và đầy sức sống: “Cũng thật như linh hồn tôi đang sống!” (Đnl 32,40; Am 6,8; 2Cr 1,23) nghĩa là sự cam kết sâu xa của người sẵn sàng thề hứa. Đavit đã yêu thương Jonathan “như linh hồn mình” (1S 18,1.3) Cuối cùng, cái tôi này tự diễn tả qua các hoạt động chúng không “thiêng liêng” hết thảy. Cũng như người giàu có kia nói: “Ta sẽ nói với hồn ta: hồn hỡi, hãy cứ nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi. Nhưng Thiên Chúa nói với ông ta: Đồ ngốc, ngay đêm nay người ta sẽ đòi lại ngươi linh hồn của ngươi (= mạng sống ngươi)” (Lc 12,19). Việc đề cập linh hồn nhấn mạnh đến ham thích và ý muốn sống, nhắc lại một ít đặc tính cấp thiết lúc cuống họng cháy khát (Tv 63,2). Linh hồn đói khát có thể được no thỏa (Tv 107,9; Gr 31,14). Những cảm giác của nó đi từ vui thích (Tv 86,4) đến xao xuyến (Ga 12,27) và buồn sầu (Mt 26,38; Tv 42,6), từ khuây khỏa (Pl 2,19) đến chán chường (Dt 12,3). Linh hồn muốn tự gắng sức để có thể truyền lời chúc phúc của người cha (St 27,4) hay chịu đựng bách hại (Cv 14,22). Linh hồn được tạo thành để yêu (St 34,3) hay ghét (Tv 11,5), để chiều lòng ai đó (Mt 12,18; Is 42,2; Dt 10, 38), để tìm kiếm Thiên Chúa mà không để dành điều gì (Mt 22,37; Đnl 6,5; Ep 6,6; Cl 3,23) và chúc tụng Đức Chúa muôn đời (Tv 103,1).


Chính sự phong phú nghĩa như thế mà một vài thể thức có thể tìm thấy ý nghĩa mới lạ hiện thời: các linh hồn phải được thánh hóa (1Pr 1,22). Vì các linh hồn mà thánh Phaolô đã tổn sức (2Cr 12,15), những người lãnh đạo tinh thần chăm sóc các linh hồn (Dt 13,17), Đức Giêsu hứa ban sự nghỉ ngơi cho các linh hồn (Mt 11,29). Những linh hồn này là những người xác thịt, nhưng nơi họ đã được gieo sẵn hạt giống sự sống, mầm sống vĩnh cửu.


II. Linh hồn và thần khí sự sống


1. Linh hồn và căn nguyên của sự sống.


Nếu linh hồn là dấu hiệu của sự sống thì nó lại không phải là nguồn. Và ở đây có sự khác biệt thứ hai nó phân chia cách sâu sắc hai não trạng, gốc từ phái sémite và phái Platon. Theo phái này, linh hồn được đồng nhất với thần khí, nó có thể gọi là một sự bộc phát của thần khí, trao cho con người một sự tự chủ thật sự. Theo phái Sémite (Sê-mit), không phải linh hồn mà chính Thiên Chúa bằng Thánh Thần của Ngài mới là nguồn của sự sống: “Thiên Chúa thổi sinh khí (nesamah) vào lỗ mũi, và con người trở thành một sinh vật (nèphès)” (St 2,7). Nơi các sinh vật luôn có “hơi thở của thần khí của sự sống” (St 7,22) mà nếu không có nó thì tất cả đều chết. Sinh khí này đã cho con người mượn trong suốt thời gian sống chết của nó: “Ngài lấy lại sinh khí là chúng tắt thở và trở về cát bụi; Ngài gửi sinh khí của Ngài, tức thì chúng được tạo thành” (Tv 104,29). Linh hồn (Psychè), căn nguyên sự sống, và thần khí (pneuma) nó là nguồn sự sống, chúng phân biệt nhau nơi trọng tâm của nhân loại, ở đó chỉ Lời Chúa mới có thể thâm nhập vào được (Dt 4,12). Được chuyển đổi theo loại người Kitô hữu, sự phân biệt này cho phép nói về “thứ tâm thần không có thần khí” (Gđ 19) hay thấy trong các “tâm thần” những người tin họ đã thoái lui khỏi tình trạng “liên hệ đến thần khí” mà phép rửa tội đã dẫn đưa họ đến, nơi “thuộc về đất” (1Cr 2,14; 15,44; Gc 3,15).


2. Linh hồn và sự trường sinh


Hậu quả tức khắc: khác với thần khí mà chưa bao giờ được cho là chết, người ta khẳng định rằng thần khí quay về với Giavê (G 34,14; Tv 31,6; Gv 12,7), linh hồn có thể chết (Nb 23,10; Jg 16,30; Ed 13,19), được cứu khỏi cái chết (Tv 78,50), tất cả xương (Ed 37,1-14) hay thịt (Tv 63,2; 16,9). Linh hồn xuống địa ngục mang theo đời sống bần cùng của các vong hồn và của những người chết, xa “mảnh đất của người sống” mà nó không còn biết gì nữa (G 14,21; Gv 9,5.10), cũng xa Thiên Chúa mà nó không thể tôn thờ (Tv 88,11) vì những người chết cư ngụ nơi Im Lặng (Tv 94,17; 115,17). Tóm lại, linh hồn “không là gì nữa” (G 7,8.21; Tv 39,14).


Tuy linh hồn này, bị đầy xuống tận âm phủ (Tv 30,4; 49,16. Cn 23,14), nhưng quyền năng của Thiên Chúa sẽ làm cho nó sống lại (2Mcb 7,9.14.23) và sẽ phục hồi các xương bị gãy nát: đức tin đảm bảo. Con người toàn thể sẽ lại trở thành “hồn sống” và như thánh Phaolô nói, trở thành “thân xác linh thiêng”: con người sẽ sống lại trong sự viên mãn (1 Co 15.45; St 2,7).


3. Linh hồn và thể xác


Nếu các linh hồn xuống địa ngục thì điều đó không có ý nói rằng các linh hồn ấy “sống” ở đấy không có thân xác: “đời sống” của các linh hồn không phải là duy nhất, chính xác là vì các linh hồn không thể tự biểu lộ nếu không có thân xác. Do vậy, giáo lý về sự bất tử của con người không đồng nhất với quan niệm về sự linh thiêng của linh hồn. Không có vẻ gì hơn Sách Khôn Ngoan đã giới thiệu điều này trong di sản mặc khải thánh kinh. Đối chiếu với các từ ngữ đặc Hy lạp, tác giả Sách Khôn Ngoan đã được dịp sử dụng các thuật ngữ chúng làm nổi bật khoa nhân chủng học của người Hy lạp, nhưng tâm thức thì lại luôn khác biệt. Đúng là, “thân xác mau hư mất làm cho linh hồn nặng nề, và cái vỏ bằng đất của nó đè nặng tinh thần vì lo nghĩ trăm bề” (Kn 9,15), tuy nhiên đó là vấn đề khôn ngoan của con người chứ không phải thần khí sự sống; nhất là đó không phải vấn đề coi thường vật chất (cf 13,3), khinh chê thân xác: “là người tốt lành, tôi đã sinh ra với một thân xác không vết nhơ” (8,19). Vì vậy nếu có sự phân biệt giữa hồn và xác thì không phải để nhắm đến một đời sống thật sự của linh hồn biệt lập; như trong những khải huyền của người Do thái về thời này, các linh hồn đi vào Địa ngục (Kn 16,14). Thiên Chúa, Đấng giơ tay đón nhận các linh hồn (3,1; 4,14), có thể làm cho các linh hồn sống lại vì Ngài đã tạo dựng nên con người trường sinh bất diệt (2,23).


Kinh thánh, vốn gán cho con người toàn thể điều mà sau này người ta dành choo linh hồn do bởi sự phân biệt hồn và xác, trong chừng mực đã không trình bày niềm tin bị tiêu hao về sự bất tử. Các linh hồn đang chờ phần thưởng của họ dưới bàn thờ (Kn 6,9;20,4) chỉ sống ở đó như một tiếng gọi về sự phục sinh, công trình của Thần Khí sự sống, chứ không phải một sức mạnh nội tại nào. Trong linh hồn Thiên Chúa đã gieo sẵn hạt giống vĩnh cửu nó sẽ nảy mầm vào thời kỳ của nó (Gc 1,21; 5,20; 1Pr 1,9)



114.864864865135.135135135250