Động Vật
Thế giới động vật làm thành bộ phận của thiên nhiên rất gần gũi với con người. Mối quan hệ thân thiết này mà có lẽ đôi khi chúng ta không nhận thấy đã được người Do thái cảm nhận cách đặc biệt, những người đã sống tiếp xúc hằng ngày với các động vật hơn hẳn chúng ta. Đó là lý do tại sao Kinh Thánh khá thường sử dụng, do minh họa cho các đoạn văn mô tả, đặc tính của động vật nhằm diễn tả một số thái độ của con người: chẳng hạn kẻ thù được gọi là con chó (Tv 22,17); một đội quân xâm lược trở thành đám mây châu chấu (Is 33,4); lúc thì Thiên Chúa, khi thì kẻ thù được miêu tả như con sư tử (đằng sau tính hai mặt của một số biểu tượng, phải thấy rõ tính nước đôi của thế giới động vật mà chúng ta là thành phần, có thể là tốt cũng như xấu); và thường dân chúng được ví như bày đàn (x. dụ ngôn Nathan (Na-tan): 2 Sm 12,1-4; Gr 23,1-8; Ed 34; Ga 10,1-16); cả đến con chiên được dùng để ám chỉ Đấng Kitô (Ga 1,29; Kh 5,6…); bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần (Mt 3,16).
Thế nhưng, bên kia những ghi chép tản mác này, phải hiểu theo Kinh thánh nỗ lực nhận thức của con người khi đương đầu với sức mạnh của thế giới động vật. Ai sẽ chiếm được nó?
Hơn nữa, trong khi nói về thế giới động vật mà con người cũng tham gia vào đó và dựa trên thế giới ấy họ phóng chiếu ít nhiều cách ý thức tình trạng đặc thù của họ, các tác giả thánh thư chung quy lại muốn cho biết thảm kịch của con người và thế giới vũ trụ là cầu mong Đấng Cứu Chuộc.
I. CON VẬT VÀ CON NGƯỜI TRONG VŨ TRỤ
1. Con vật cao hơn con người?
Thờ cúng động vật, dù ý nghĩa và nhiều khía cạnh thờ khác nhau, chỉ ra với lòng kính thiêng một số tôn giáo nguyên thủy, như tôn giáo của người Ai Cập coi các loài này vượt trên con người. Israel thỉnh thoảng không cưỡng nổi cám dỗ thần thánh hóa các động vật hay thờ lạy ảnh tượng của chúng (Xh 32; 1 V 12,28-32). Tuy nhiên, luật Môisen, những lời cảnh báo của các tiên tri, những lời khuyên của sách Khôn Ngoan làm cho dân Do Thái thay đổi con đường thờ ngẫu tượng này (Kn 15,18; Rm 1,23). Đối với kẻ thù thờ thần tượng, họ không chỉ được các loài vật họ thờ cúng gìn giữ, mà đi xa hơn, họ sẽ bị chúng trừng phạt (Kn 15-16; Ed 39,4.17-20; Kh 19,17.21).
2. Mối liên kết giữa con vật và con người
Sự giống nhau giữa con người và con vật, đặc biệt là cả hai có chung nguồn gốc từ bụi cát và chung lối trở về lòng đất, là đôi khi nó được diễn tả cách mạnh bạo (Gv 3,19; Tv 49,13). Thường rất kín đáo, hai loài tạo vật này, vốn được quy tụ dưới danh xưng “loài sống”, đã gắn bó với nhau bằng mối liên kết hữu hảo. Lúc thì con người giúp loài vật, chẳng hạn Noé đã cứu mỗi loài một cặp khỏi trận hồng thủy; khi thì loài vật giúp con người: con lừa cái sáng suốt đã cứu Balaam (Ba-lam) (Ds 22,22-35); các con quạ nuôi sống Êli (1V 17,6); một con cá to lớn cứu sống Jonas tính ương ngạnh và đưa ông về nẻo đường ngay (Gn 2). Bằng sự hoàn hảo, các con thú đã chỉ dẫn Gióp nhận biết quyền năng của Đấng Tạo Hóa (G 38-39,30; 40,15; 41,26). Cuối cùng chúng nhắc nhở con người rằng Thiên Chúa không ngừng đổ tràn đầy ơn huệ của Ngài xuốt tất cả các loài sống (Tv 104,27; 147,9; Mt 6,26).
Chúng gần gũi con người đến nỗi chúng thuộc về giao ước được ký kết giữa Thiên Chúa và Noé (St 9,9) và chúng cũng trở thành đối tượng của luật Môisen! Ngày Sabat dành cho các tôi tớ cũng như cho bò (Xh 23,12; Đnl 5,14). Và thái độ nhân tính được quy định đối với chúng (Xh 23,5; Đnl 22,6; 25,4; cf 1 Cr 9,9; 1 Tm 5,18). Đối với những con vật phạm tội, chúng sẽ bị trừng phạt (St 9,5; Lv 20,15); trong một số trường hợp thì chúng bị hành hạ (Xh 21,28-32). Cuối cùng chúng chịu chung hoặc hình phạt của con người (Gn 3,7), hoặc sự trừng phạt của họ (Xh 11,5).
3 Con người vượt trên con vật
Tuy nhiên, từ bản văn gốc một số ghi chép rất sáng sủa đã chỉ ra nhận thức rõ ràng về sự ưu việt của con người trên con vật. Ađam đặt tên cho muôn thú (St 2,20) đã khẳng định sự thống trị của con người. Vả lại, không loài nào có thể trở thành “trợ tá tương xứng” cho con người (St 2,18-23), và kẻ giao hợp với thú vật sẽ bị trừng trị nghiêm khắc (Xh 22,18; Đnl 27,21; Lv 18,23). Hơn nữa súc vật có thể bị giết và được dùng làm lương thực cho con người (St 9,2). Sau hết, tính ưu việt của con người được khẳng định bằng một bài thơ nó cất vang như bài ca chiến thắng của nhận thức hân hoan (St 1,26-30; Tv 8,6-9). Ngược lại, để trừng trị sự phi lý của vua Nabuchodonosor (Na-bu-cô-đô-nô-xo), “nó được cho quả tim thú vật” (Đn 4,13), những kẻ thú tính tượng trưng cho sự nổi loạn chống lại thần khí, và cuối cùng chống lại Thiên Chúa.
Dẫu vậy, từ niềm tin vào tính ưu việt của con người trên con vật, có lẽ còn cái gì đó trong sự tưởng tượng của các tác giả sách thánh thư, họ đã không ngần ngại nói về những con vật hoang tưởng. Các tác giả này, dù cho nguồn gốc của những sự xuất hiện này thế nào chăng nữa, đã làm rõ nét đặc tính một cái gì đó bên kia tự nhiên, hoặc trong lĩnh vực sức mạnh siêu nhân (Đn 7; Kh 9,3-11) nó chạm đến người bị quỷ ám (Kh 12; 13;16,13; 20,1), hoặc trong lĩnh vực thần thánh (Ed 1,4-24; Kh 4,6).
II. CON VẬT VÀ CON NGƯỜI TRONG ĐẤNG CỨU CHUỘC
1. Sự nổi loạn và sự quy phục của con vật
Sự phân chia các con vật thành dã thú và gia súc được coi như là sự nổi loạn của thiên nhiên chống lại con người, và là sự mất trật tự nó được đưa vào thế giới. Tình trạng này là hậu quả của tội lỗi con người. Thật vậy, trước sự bất tuân lệnh của Ađam, toàn thể các loài động vật dường như phục tùng vào người đã đặt tên cho chúng. Thế nhưng do tội lỗi, tất cả muôn loài, trong đó có loài động vật, hiện nay là nô lệ cho sự hư mất (Rm 8.19-22). Tuy nhiên, bằng viễn tưởng hay ân sủng của Đấng Mesia, trong một vài trường hợp đặc tuyển, các con vật bị thuần phục tìm lại sự hiền hòa ban đầu của chúng (Đn 6,17-25; 14,31-42; Tv 91,13; Mc 1,13; 16,18; Cv 28,3-6). Vào thời kỳ cuối cùng, khi thế giới sẽ hoàn toàn được tẩy sạch khỏi tội lỗi, những con thú hoang dã sẽ biến mất (Lv 26,6; Ed 34,25) hay trở nên hiền hòa (Hs 2,20; Is 11,5; 65,25). Trong vũ trụ thống nhất, thiên nhiên sẽ không còn biết đến nổi loạn nữa. Và cái gọi là có tính động vật trong con người (Gc 3,2-8) cũng sẽ hoàn toàn được biến đổi trở nên hiền hòa (1Cr 15,44).
2. Bên kia sự phân biệt trong sạch và dơ bẩn
Sự phân chia các con vật thành trong sạch và dơ bẩn, tất cả việc đó đều là cũ xưa và bí ẩn, đã theo sau và tạo thuận lợi cho sự phân biệt hai loại người trong Do thái giáo: người Israel thì trong sạch còn dân ngoại thì ô uế. Giữa hai thế giới này, việc không thể ngồi ăn chung bàn và không thể tiếp xúc thân mật thì, nếu không muốn nói đã được tạo ra, ít ra cũng được củng cố bằng các quy định ăn uống liên quan đến các con vật dơ bẩn. Qua viễn cảnh này, chúng ta hiểu rõ hơn thị kiến của thánh Phêrô ở Joppé (Jop-pê) (Cv 10), trong đó việc xóa bỏ phân biệt sạch-dơ nơi các con vật có ý nghĩa rằng không còn sự phân biệt như thế nơi con người nữa. Đằng sau biểu tượng động vật này, sự thống nhất con người và tính công giáo của Giáo hội ….
3. Con vật và sự tôn thờ Thiên Chúa
Không chỉ các con vật trở thành đối tượng của luật Môisen và tham dự vào hình phạt của con người, mà chúng còn bị phán xử đích đáng, thường thì trở thành vật hiến tế và cũng được báo trước là vật hy sinh của Giao Ước Mới dành cho Thiên Chúa (St 22,13; Xh 13,12). Qua dấu hiệu được làm nên bởi các con vật hiến sinh này, người Israel lẽ ra còn phải tự cam kết với tất cả tấm lòng thành của họ và cầu mong sự hoàn hảo của thực tế xảy đến (Tv 40,7; 51,18; Dt 10,1-18). Chỉ có sự hy sinh của Người Tôi Tớ Giêsu, giống như con chiên bị người ta đem đi giết (Is 53,7), mới có thể đạt được ơn cứu chuộc vĩnh cửu (Dt 9,12).
Cũng vậy, qua các con vật trong Kinh thánh toàn bộ bi kịch cứu độ đã được thể hiện và đôi khi còn được sống nữa: chia cách và nổi loạn; thờ thần tượng; phân biệt trong sạch-ô uế; trung thành với luật Môisen; hình phạt, lễ phẩm và hiến tế; dự phần cứu độ trong con tàu của Noé; sự quy phục ngày cánh chung. Bị con rắn quỷ quyệt làm biến dạng, bị con rồng quỷ quái đe dọa, nhưng thế giới vũ trụ đã được cứu thoát và cuối cùng sẽ được biến đổi nhờ sự hy sinh của Đấng là Chiên Thiên Chúa.