TIẾT ĐỘ VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN ĐỨC
Bùi Hữu Thư
Tránh những gì thái quá, xin để cho sự tiết độ hướng dẫn bạn. Marcus Tillius Cicero[i]
Bạn đã bao giờ có một mối liên hệ khởi sử bằng một đam mê lạ lùng không? Bạn cảm thấy bủn rủn chân tay mỗi khi bạn thoáng thấy người ấy và bạn muốn được ở gần bên người này suốt ngày và mọi ngày. Mối tình như sét đánh, nhưng sau vài tháng lại nguội dần. Bạn bắt đầu chán chường và ngọn lửa chỉ còn là một đốm lửa le lói sáng.
Hay khi bạn mới dọn tới một nơi chốn đẹp đẽ tuyệt vời. Những tháng đầu bạn bị mê hoặc mỗi ngày bởi khung cảnh huy hoàng của thiên nhiên. Chỉ đi ra ngoài lấy thư cũng cho bạn cơ hội để nhìn ngắm núi đồi, cỏ cây. Nhưng những năm dài trôi qua, cảnh thiên nhiên huy hoàng chung quanh chỉ còn là hậu trường cho cuộc sống thường ngày của bạn.
Bạn có nhớ lần vừa rồi bạn mua một điã nhạc làm cho bạn mê say nghe cả ngày không? Bạn nghe đi nghe lại các bản nhạc và tâm hồn bạn bị rung cảm. Nhưng vài tháng sau bạn vặn lên nhưng không còn để ý là điã nhạc đang được chơi nữa. Rồi cuối cùng bạn chán chường và kiếm một đĩa khác vặn lên để nghe.
Có gì tương tự trong các trường hợp nêu trên? Tất cả đều cho thấy bộ óc của bạn quen thuộc rất nhanh với những kích thích. Trong lúc đầu giác quan chúng ta chú ý hết sức tới tín hiệu nhận được,và mau chóng quen thuộc với tác động ấy. Tác động này bị mất khả năng làm cho chúng ta mê say, làm cho chúng ta vui thú. Chúng ta đã tê dại, và muốn đi tìm những gì mới lạ khác để có những cảm nghiệm mới.
Đây chắc chắn là lối giải quyết xã hội đã đề ra cho chúng ta khi chúng ta bức xúc, chán nản, ưu tư và buồn rầu. Giải đáp này là phải có "nhiều hơn". Kích động nhiều hơn, tình dục nhiều hơn, nhiều phim ảnh hơn, nhiều âm nhạc hơn, nhiều rượu chè hơn, nhiều tiền hơn, nhiều tự do hơn, nhiều thức ăn hơn. Nhiều thứ được đem ra mua bán là bài thuốc chữa trị được mọi sự. Nhưng ngược lại, khi chúng ta càng nhận được nhiều sự kích động, thì chúng ta càng ít tìm được niềm vui thú. Chìa khoá của sự cảm nhận được những thoả mãn và niềm vui chính là sự tiết độ.
Tiết độ dường như không có chỗ đứng ngày nay. Tất cả mọi sự đều được trình bầy trong trạng huống thái quá. Chúng ta có những môn thể thao thái quá, những nước uống tăng nghị lực (high energydrink) thái quá. Chúng ta tìm kiếm những gì thái quá vì chúng sai lầm khi tinrằng một kinh nghiệm càng thái quá thì càng làm cho vui thích nhiều hơn.
Lòng ham muốn vô bờ bến về những kích thích của chúng ta
Con người luôn luôn tìm kiếm những kích động càng ngày càng mạnh hơn. Một thí dụ điển hình có thể thấy tại La Mã xưa cổ. Những trận đấu ghê gớm tại Hí Trường Coliseum, đã được đạo diễn thành nhữngcuốn phim nổi tiếng như "the Gladiator"[ii],khởi sự với những hình thức nhỏ. Truyền thống bắt đầu chỉ như một nghi thức tưởng niệm cho một nhân vật quan trọng đã qua đời. Trong đó hai tù nhân sẽ chiến đấu cho đến chết. Tên nào giết được địch thủ trước thì được giải phóng.
Các trận đấu này gia tăng theo số lượng và mức độ căng thẳng khi các giới chức quân sự và chính trị tranh nhau tổ chức những màn trình diễn ngoạn mục nhất. Các trận đấu cũng gia tăng về mức độ hấp dẫn khán giả vì là nguồn giải trí chính của người dân La Mã bình thường ngày ấy. Cảm nhận được lòng háo nức của người dân, vào năm 40 trước CôngNguyên, Đại Đế Julius Caesar đã cho tổ chức các cuộc thi đấu không có liên quan gì đến một lễ an táng.
Các trận đấu gia tăng về tầm vóc,dung lượng và trình độ dã man. Sự đòi hỏi của người dân La Mã không thỏa mãn được và phải cần đến Hí Trường Coliseum để chứa hết những khán giả hâm mộ môn thể thao này. Họ thường xuyên đòi hỏi phải gia tăng mức độ căng thẳng của các trận đấu. Cũng giống như các chương trình truyền hình thực tế "realityshows", ngày nay vẫn đang tìm các cách thức mới mẻ và hạ cấp để thu hút khán giả. Do đó các trận đấu được hoạch định tỉ mỉ để đáp ứng sự mong đợi của khán giả. Lúc đầu chỉ là một cuộc thi đua giữa hai giác đấu viên (gladiators) đã trở nên một màn xiệc kỳ cục và đẫm máu, trong đó con người bị ném làm thức ăn cho các con thú, và súc vật bị giết hại để làm trò cười; và phụ nữ, trẻ em,người mù và cả người lùn cũng bị bắt phải chiến đấu cho đến chết.
Ngay cả những lúc ngưng đấu cũng làm cho khán giả buồn chán, khiến cho phải xây những đường hầm phức tạp để giúp cho việc đưa vào và lấy ra những chiến sĩ và những con vật nhanh chóng và tránh được thời gian chờ đợi xen kẽ. Người ta chờ đợi để xem những màn trình diễn càng ngày càng hấp dẫn hơn và đẫm máu hơn. Vậy mà những nhà lãnh đạo La Mã đã không thể đáp ứng được những đòi hỏi về những màn trình diễn tốn kém và tinh vi này, và các trận đấu dần dần chấm dứt vào thế kỷ thứ Sáu.
Câu chuyện của các trận đấu của người La Mã đã trình bầy được một mâu thuẫn quan trọng: những kích động lớn hơn không thỏa mãn được ước muốn của con người, thực ra lại còn làm gia tăng ước muốn của chúng ta nhiều hơn.
Khi chúng ta gia tăng sự kích thích, hậu quả là lòng ham muốn của chúng ta cũng gia tăng để đáp ứng. Và như thếchúng ta càng cần có nhiều sự kích thích hơn mới đạt được cùng một mức độ vui thú mà kích thích cũ đã tạo ra cho chúng ta.
Tuy nhiên việc gia tăng kích thích sẽ dần dần đạt tới mức độ là làm giảm những vui thú. Khi bạn tìm kiếm những mức độ kích thích ngày càng lớn lao hơn, bạn sẽ gây hại đến bộ phận nhạy cảm của thân xác và tâm trí, để tiếp nhận và hưởng thụ những thú vui. Chúng ta có thể làm cho những bộ phận nhạy cảm này bị bão hòa, và sẽ bị tê dại không còn cảm khoái những thú vui tương lai nữa.
Tiết độ có thể gia tăng cảm khoái của bạn
Khi chúng ta buồn rầu hay chánchường có hai cách để làm sống lại những cảm xúc vui thú. Một cách là tìm kiếm những gì mới lạ và những kích thích nhiều hơn. Bạn sẽ đi chơi nhiều hơn, giaodu mật thiết nhiều hơn, và mua sắm nhiều vật dụng mới và kinh nghiệm mới. Nhưngnhững niềm vui đạt được khi gia tăng mức độ căng thẳng của các kinh nghiệm này sẽ dần dần đạt tới một cao nguyên (plateau) của sự bão hòa. Cách khác là phải trau dồi nhân đức tiếtđộ, thay vì chỉ tìm vui thú nơi những gì các bạn đã biết rõ bây giờ.
Xin tiết độ để có thể nếm được những niềm vui chan hòa của đời sống. ~Epicurus[iii]
Cần chú ý đến khả năng tập trung củabạn. Khi chúngta xem một cuốn phim ngày xưa, chúng ta bực mình vì các hoạt động diễn tiến quá chậm chạp y như trong thực tế. Chúng ta bức rức trong những đoạn phim như vậy.Nhưng vấn đề là sự thiếu tập trung của chúng ta, không phải là vấn đề của cuốn phim. Cũng vậy khi máy vi tính của tôi chạy chậm, tôi rất bực mình. Nhưng tôi nhớ lại "chỉ một ít năm trước đây tôi vẫn còn phải dùng điện thoại quay sốđể lên được trên mạng (dial-up connection)." Ước muốn của chúng ta về tốc độ và cường độ kích thích đã vượt quá mức độ hợp lý. Chúng ta cần phải kéo dài khả năng tập trung của chúng ta bằng cách xem các phim ảnh cũ, xem báo chí, hay đọc một cuốn sách dài và thích thú. Và khi chúng ta nóng nẩy, xin hãy cố gắng bình tâm lại.
Xin ngưng làm quá nhiều việc cùngmột lúc (multi-tasking) và hãy hiện diện trong mọi lúc. Nếu bạn giống như tôi, bạn sẽ luôn luôn làm hai ba việc một lúc: nói chuyện điện thoại và lướt sóng trên mạng, lướt sóng trên mạng và xemTivi, xem Tivi và đọc tuần báo, hay gấp đồ giặt, v..v.. Tôi phải mở Tivi và muốn được kích thích bất cứ lúc nào. Xin hãy chỉ làm một việc mỗi lúc mà thôi.Xin đừng để cho tâm trí phải sao lãng bất cứ lúc nào. Xin tập trung các cảm giác vào bất cứ những gì bạn đang làm, kể cả lúc ăn hay uống. Tốt nhất là hãy ra khỏi nhà, để điện thoại cầm tay và máy tính ở nhà. Dành ít ra một ngày trong đó bạn không đụng tới hai món đồ này.
Sống đời đạo đức và tiết độ
Ngày nay tiết độ có lẽ là điều ít ai ưa thích. Nhưng khi Benjamin Franklin[iv] bắt đầu theo đuổi đời sống đạo đức, tiết độ là nhân đức đầu tiên ông chú trọng tới trong số 13 nhân đức khác.
Trước hết ông cố gắng tự chủ trong lãnh vực ăn uống nhờ đó sẽ có thể đạt được các nhân đức khác dễ dàng hơn.
Vì sao? Đói và khát là một vài điều khao khát rất khó kiểm xoát. Vì vậy, khi tìm cách tự giữ kỷ luật, chúng ta phải bắt đầu bằng những ham muốn căn bản nhất rồi từ đó tăng lên. Phải tập đối phó vói những ước muốn của thể xác trước khi lo đến các nhân đức thiêng liêng. Một trí óc minh mẫn và một cơ thể lành mạnh là điều cần thiết cho việc theo đuổi môt đời sống đạo đức.
Xin đừng ăn cho đến khi chán ngấy
Kẻ tham ăn chỉ giống một con thú thay vì giống con người. ~ Honoré deBalzac[v]
Bạn đã bao giờ nhận thức được rằng những miếng đầu tiên của một món ăn ngon lại có hương vị tuyệt vời nhất? Sau khi ăn một món quá lâu, vị giác và thích giác sẽ bị tê đi và không còn nhiều khoái cảm.
Ngày nay nhiều người lùa thức ăn vào miệng nhanh đến nỗi lưỡi và môi không kịp ghi nhận cảm xúc. Bao tử của chúng ta sẽ cho biết là đã đầy và phải ngưng ăn. Rất tiếc người ta không nghe báo hiệu này và tiếp tục ăn quá mức. Kết quả là ăn hết ngon và chỉ tăng thêm vòng bụng.
Có cả hàng triệu cuốn sách dậy cách làm giảm ký lô, nhưng chỉ có một điều cần biết để duy trì một vòng eo coi được là chỉ ăn khi đói và ngưng khi đã no. Xin đừng ăn khi xem Tivi hay vừa ăn vừa chạy. Xin ngồi xuống bàn cho mỗi bữa ăn. Thưởng thức từng miếng một, và suy nghĩ về những vị ngon ngọt đang cảm nhận. Khi nào thấy vị giác không cònbén nhậy và bao tử bắt đầu cảm thấy đầy, thì hãy ngưng ăn.
Đừng uống quá độ
Uống rượu làm cho con người trở thành điên khùng, và con người cũng đã điên sẵn rồi, cho nên chỉ làm cho thêm tội mà thôi. ~ Robert Benchley[vi]
Trong lịch sử con người những anh hùng thường thích uống một hay hai ly ruợu.Tuy nhiên sau đó người ta lại cho là muốn làm anh hùng thì phải gắn một cái phễu vào miệng để đổ rượu vào liên tục. Nhưng có rất ít điều kém nhân đức hơn là việc say mềm và bất tỉnh.
Con người không được tìm cách làm cho mình say sưa để tìm thích thú. Tinh thần trách nhiệm là điều quan trọngmột con người phải có. Nhưng say sưa và có trách nhiệm không đi đôi với nhau. Khi say một người không thể nói là tự chủ được 100 phần trăm trong các quyết định của mình. Do đó nếu có gì sai trái, họ sẽ đổ tội cho rượu.
Con người phải từ bỏ tất cả những gì mình lệ thuộc. Rượu và thuốc lá có thểgây nên nhiều căn bệnh và điều hiển nhiên là bệnh nghiền rượu. Nhưng uống nhiều có thể làm cho một người tùy thuộc vào rượu để tự tin và vui thú. Rượu trở nên như một cái nạng chống đỡ thân mình.
Kết Luận
Sống tiết độ là biết tránh xa những cám dỗ thái quá về xác thịt, về hưởng thụ, về ăn uống. Ăn nhậu qúa độ gây nên nhiều bệnh tật và tội lỗi. Tập đượcviệc giữ gìn kỷ luật tự kỷ cho mình sẽ giúp cho chúng ta có tự tin để tăng tiến thêm trong việc cải thiện đời sống trên nhiều phương diện hơn. Chúng ta sống trong một xã hội bị bão hòa bởi nhiều sự kích động. Chúng ta đã bị tê dại vì quá nhiều sự kích thích. Bạn không cần đến các kích động mới, bạn cần tái khám phá những tầng lớp kinh nghiệm tầm thường bị che dấu. Xin hãy ngưng không nuốt thức ăn vội vàng. Xin bắt đầu nếm những mùi vị và chất liệu của mỗi miếng ăn. Thay vì nốc cả một thùng bia rẻ tiền, xin hãy học cách thưởng thức kỹ thuật được dùng để chế tạo ra rượu bia. Xin khởi sự để cho mình cảm thấy thích thú khi nhìn lên bầu trời đầy sao của màn đêm. Hay khi thưởng thức hương thơm của một nụ hồng. Chúng ta thực sự đang bước đi trong đời như những người mộng du. Xin hãy tỉnh thức và bắt đầu đào sâu vào những huy hoàng của thế giới.
[i] Marcus Tullius Cicero; 3tháng 1, 106 Trước Công Nguyên – 7 tháng 12, 43 Trước Công Nguyên; là một triết gia, một chính khách, luật sư, lý thuyêt gia chính trị, và tác giả Hiến pháp La Mã. Ông sanh trưởng trong một gia đình quý tộc giầu có tại thủ đô nước Ý, và được coi là một nhà giảng thuyết uyên bác nhất.
[ii] TheGladiator: Có mộtlý do người nam và cả người nữ đều thích xem phim này. Vì nhân vật chính MaximusDecimus Meridius là biểu tượng cao quý nhất của nam tính. Có bốn bài học về namtính chúng ta có thể học của ông: Ông ta yêu mến những người thân trong giađình và trung thành với họ; Ông yêu tổ quốc của ông; Ông có thể đánh bại bất cứai nhưng luôn luôn giữ danh dự; Ông luôn luôn là người đạo đức.
[iii] Epicurus (tiếng Hy Lạp: Ἐπίκουρος,Epikouros;341 BCE – 270 BCE) là một triết gia Hy Lạp cổ xưa và nhà sáng lập một trườngphái triết học mang tên Epicureanism. Chỉ còn lưu lại một phần nhỏ các sách viếtvà các lá thư trong số 300 tác phẩm của ông. Đa số những gì được coi là triết họccủa ông đều là do các môn đệ của ông và các nhà bình luận viết.
[iv] Benjamin Franklin (17tháng 1, 1706– 17 tháng 4, 1790) là một trong những tổ phụ sáng lập Hiệp ChủngQuốc. Ông là một tác giả, một nhà in, lý thuyết gia chính trị, chính trị gia,khoa học gia, nhạc sĩ, nhà sáng tác, một chính khách và một nhà ngoại giao. Ôngđã chế tạo ra ống thu lôi, kính hai tròng, lò bếp Franklin, máy đo tốc độ choxe ngựa. Ông cũng sáng lập Thư Viện đầu tiên và Trạm Cứu Hỏa đầu tiên tại bang Pennsylvania.
[v] Honoré de Balzac (20 tháng5, 1799 – 18 tháng 8, 1850) là một tác giả viết các tiểu thuyết và các vở kịch.Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là một sưu tập các chuyện ngắn và tiểu thuyếtđược mang tên "La Comédie humaine"(Vở Hài Kịch Nhân Loại), trình bầy toàn bộ đời sống nước Pháp vào thời đạisau khi Vua Napoléon baị trận Waterloo năm 1815 và bị quân lính Anh cầm tù.
[vi] Robert Charles Benchley(15, tháng 9. 1889 – 21, tháng 11, 1945) là một nhà hài hước Mỹ, chuyên viếtcác cột báo và là một tài tử điện ảnh.