27/08/2010 -

Suy tư, nghiên cứu

967

 



 


THẦN HỌC VỀ ẢNH THÁNH ICON (PHẦN 2)





3.“Chủ nghĩa tự nhiên” tôn giáo:


Vào những thập niên gần đây, thần học Nga trong cộng đoàn kiều cư châu Âu đã có những văn bản giải thích về tính biểu tượng trong ảnh thánh – Icon của Giáo hội Chính thống Đông phương đồng thời cho chỉ cho thấy những ảnh thánh đó khác với tranh ảnh tôn giáo Tây phương. Ở đây, chúng ta cần lưu ý rằng những khác biệt này không phải là về thể loại chủ đề được chọn hoặc tính biểu tượng ẩn dụ. Nhưng chúng khác biệt hoàn toàn và tương phản giữa hai qua niệm về chân lý và nhận thức, về sự hiện hữu và thế giới Thiên Chúa nhập thể và ơn cứu độ của con người. Nói tóm lại, đó là hai thực thể trái ngược nhau.


Ngay từ thế kỷ 13 – thời điểm phát triển then chốt của văn hóa và tôn giáo phương Tây – lúc đó, người ta không quan tâm đến nghệ thuật Icon trong Giáo hội ở châu Âu nữa, nhưng chỉ nói đến tranh tôn giáo thôi. Điều này nói lên rằng Giáo hội Tây phương không còn dùng nghệ thuật để nghiên cứu và biểu hiện thần học – chí ít là về thần học trong lãnh vực nghệ thuật hội họa đã được Công Đồng đại kết Lần thứ Bảy định thức.


“Chủ nghĩa tự nhiên” hay đúng hơn là việc trình bày các nhân vật thể thánh bằng “chụp ảnh”, chiếm ưu thế trong nghệ thuật tôn giáo châu Âu. “Tính thánh thiêng” của nghệ thuật chỉ được mô tả theo đề tài, theo ý nghĩa của chủ đề và tính cách tượng trưng hay biểu tượng mà người xem giải thích được. Những nhân vật, nơi chốn và vật thể được các nghệ nhân diễn tả trong tranh ảnh rất thực như cuộc sống thường ngày trong một không gian và thời gian nhất định. Thật vậy, những nhân vật, nơi chốn, vật thể trong tranh ảnh chẳng liên quan gì đến không gian và thời gian Nước Trời. Chúng cũng chẳng dính dáng gì tới sự đổi thay những cách thức hiện hữu vốn hình thành nên sự sống và ơn cứu độ. Tranh tôn giáo Tây phương cũng chẳng muốn làm cho một cá nhân “phù du” vốn bị giới hạn bởi thời gian, chịu lệ thuộc định luật hư hoại và chết, trở nên siêu việt. Như vậy, bất kỳ cô gái nào cũng có thể trở thành chân dung Đức Kitô hoặc một vị thánh, và bất kỳ miền đất nào cũng có thể trở thành nơi chốn cho mạc khải Thánh kinh.


Có lẽ từ thế kỷ thứ 13, trong nghệ thuật tôn giáo Tây phương, người tín hữu đã đánh mất những nền tảng chân lý, hy vọng mà Giáo hội trình bày. Nghệ thuật hội họa không còn diễn tả được sự hiện hữu đích thực của con người vượt qua chiều kích cá thể. Nó không còn khả năng truyền tải không gian và thời gian trực tiếp vào trong mối tương quan và cũng không diễn tả được tính vô hoại và bất tử trong cộng đoàn các thánh. Tranh ảnh trong thời kỳ này thuần túy dùng để trang trí và giáo huấn, không giúp gì cho lãnh vực mạc khải. Tranh ảnh diễn tả một thế giới hư hoại và cố gắng mặc cho nó một ý nghĩa “tôn giáo”. Chúng thể hiện những nội dung hết sức cảm động nhưng chính chúng lại chẳng quan tâm đến điều đó có thật hay không và cuộc sống vượt lên trên cá thể là như thế nào. Đây là phon gthái sử dụng những màu sắc, vị thế, những nhân vật và phông nền theo những yêu cầu của “chủ gnhĩa tự nhiên” và “tính khách quan”. Phong thái này tìm mọi cách để diễn tả “sự vật thực tế” nhằm thuyết phục chúng ta. Chúng ta hiểu đơn giản “sự vật thực tế” này là tuân theo những nguyên tắc của không gian nhất định và thời gian có thực. Nghệ thuật này cũng tìm cách gợi lên sự cảm động “thật khách quan”. Do đó, nghệ thuật phối cảnh, sự uyển chuyển mềm mại, khung nền và việc tạo ảo giác nơi thị giác trở thành những phương tiện của người nghệ sỹ. Từ đó ông gợi lên những cảm xúc rung động, đánh động hệ thống thần kinh của chúng ta để “nâng tâm hồn lên”.


Phản ứng của các nghệ thuật gia trước thể loại tranh ảnh tôn giáo gây xuc động của chủ thuyết tự nhiên theo lối “chụp ảnh” – vốn hình thành từ thời phục hưng tại phương Tây – đã xó hơi hướng “thần học hơn”. Nghệ thuật này có nét đặc biệt vì rất phù hợp với tình trạng khủng hoảng của con người Tây phương, với bế tăc phát sinh do con người không còn được nhìn nhận thực sự nữa. Nền hội họa Tây phương hiện đại đạt đến những đỉnh cao của sự sáng tạo vì diễn tả rõ ràng được việc tìm kiếm vô vọng những dạng thức vượt qua “thực thể”, đồng thời cũng diễn tả được cuộc nổi loạn chống lại các ngẫu tượng vốn không chấp nhân tạo nên những “hình thể” phù du nhưng lại chính là bản chất thực sự của chúng. Sau cùng, họ đàng phải “biến tướng” các hình thể cho thành trừu tượng, và cố để diễn đạt thế giới thật khởi thủy với sắc màu nguyên thủy và với kinh nghiệm về hình dạng.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


4.Nghệ thuật Icon diễn tả con người “thực”


 



Làm thế nào sử dụng những chất liệu tự nhiên để diễn tả “cái lý” của một thực thể, để thành một lối sống động vượt quá thời gian, tính hư hoại và cái chết của thực thể đó? Làm thế nào dung thiết kế và màu sắc để mô tả thực chất (hypostasis) của người và vật vốn là những thự thể không “thực” (nature). Nghệ thuật Icon phái Byzantine không phải là một sáng tạo từ chỗ không có gì (ẽ nihilo). Đó chính là nghệ thuật Rôma hình thành vào thế kỷ thứ nhất, có gốc gác thực từ Hy lạp. Nghệ thuật đó đã trình bày biến cố cứu độ, một mạc khải “hôm qua, hôm nay và mãi mãi”. Theo nghệ thuật Hy lạp cổ, con người hoặc một vật có thể được “trừu tượng hóa”, giảm bớt những yếu tố cụ thể để trực tiếp đi đến “cái lý” cảu chúng, nguyên lý nội tại hay bản chất của sự vật. Các nghệ sĩ Hy lạp không nhằm trình bày một sản phẩm giả tạo, nhưng phải là một sản phẩm đầy năng động và cá biệt, theo cái nhìn “đầy ý thức” của họ (conscious vision). Như thế, một tác phẩm nghệ thuật, một bức tượng chính là thước đo ái đẹp tự nhiên nguyên mẫu, và không ngược lại. Chúng đem lại niềm vui và cách nhìn đúng về thế giới chung quanh. Đó là nhìn để khám phá “cái lý” cảu đối tượng và mối tương quan giữa đối tượng – xét phương diện thể lý với thực tại “có lý” đó, thhực tại đó – theo quan điểm người Hy lạp – còn thực hơn là ấn tượng chúng tạo thành. Nghệ thuật chính là cách nhìn giải thích về thế giới.



Nghệ thuật Hy lạp cổ chuẩn bị cho nghệ thuật Icon Byzantin. Nhưng, xét về phương diện lịch sử, ngành hội họa Rôma lại là người tiên phong cảu nghệ thuật Icon Byzantin, vì nó gạch nối liên tục của lối diễn tả nghệ thuật Hy lạp với nghệ thuật Icon Byzantin, đặc biệt trong lối họa trên tường nhiều kỹ sảo tiến bộ. Tuy nghệ thuật Icon kế thừa quan điểm Hy lạp để giải thích thế giới, nhưng nó còn biểu lộ được tính siêu việt triệt để và mang những đặc tính căn bản khác với nghệ thuật Hy lạp. Đó là lý do tại sao nghệ thuật Icon Byzantin miêu tả vũ trụ và hữu thể hoàn toàn khác biệt với quan điểm của người Hy lạp cổ.
Như thế, qua truyền thống và kỹ thuật Hy lạp, nghệ thuật Icon Byzantin làm cho những tính chất cá thể, riêng biệt của một người hay một vật được “siêu việt hóa”, tức là mang tính phổ quát, tuy vẫn không mất nét đặc thù của chúng. Theo đó, một thực thể “hiện sinh” không bị thối nát, bị hủy diệt chính là một ngôi vị, vượt lên hiện hữu cá biệt. Đó cũng chẳng phải là giản lược cái “cụ thể” vào cái phổ quát “trừu tượng” vốn mang tính “siêu hình” và chỉ có lý trí mới thấu hiểu được. Đó là một thực tại cụ thể đầy tiềm năng, được bộc lộ nơi tính độc đáo cá nhân thoát khỏi nhưng ước lệ vốn đã có từ trước. Trong ảnh Icon, một cá nhân chỉ có một cách hiện hữu thực sự là trong tình yêu, sự hiệp thông và tương giao – một cuộc sống độc đáo, và tự do. Như thế, chất liệu được dùng để diễn tả một cách thể hiện hữu riêng, tùy theo tài năng của nhà nghệ thuật hội họa.



Hơn nữa, nghệ thuật Icon không chỉ là “thẩm mỹ” cá nhân, nhưng nó diễn tả thái độ chung về cuộc sống, về hoạt động sống mà nhà nghệ sĩ cố gắng tối đa để “trừu xuất” khỏi những yếu tố cá nhân ông. Họ ý thức chính là Giáo hội đang vẽ “qua bàn tay” của nhà nghệ sĩ, và kinh nghiệm cá nhân nhà họa sĩ phải hòa điệu với kinh nghiệm phổ quát của toàn Giáo hội. Điều này cũng áp dụng cho người thưởng lãm tranh nghệ thuật Icon. Người thưởng lãm thưởng thức tính “hợp lý” và hoàn chinhe của một thực thể, nhưng là thông hiệp và thông giao trực tiếp với chính thự thể được mô tả đó. Như thế, ảnh thánh Icon không chỉ dùng để trang trí nhà thờ, nhưng còn có chức năng phụng vụ, nâng tâm hồn tín hữu lên.



Tuy nhiên, về phương diện “khơi gợi” cái đẹp, cũng cần nói đến những quy luật khách quan chi phối kỹ thuật Icon: phông nền, tương phản giũa độ đậm nhạt cảu màu sắc, cái nhìn, miệng nhân vật chính… Những quy luật “bất thành văn” này chỉ đựoc truyền lại từ kinh nghiệm của thầy cho học trò, một kinh nghiệm sống cùng với khổ chế trong Giáo hội. Icon chính là công trình của Giáo hội. Nhà nghệ sĩ tạo hình Icon phải hòa hợp quan điểm cá nhân với Giáo hội. Ông không diễn tả một thực thể với “mắt trần” của ông, nhưng với cảm thức chung cùng với Giáo hội. Thực hiện ảnh Icon không phải là sáng kiến của nhà nghệ sĩ nhưng là của truyền thống Giáo hội phổ quát. Do đó, nó diễn tả quan điểm của truyền thống Giáo hội, chỉ có nghệ thuật là thuộc về nhà nghệ sĩ. Điều này đòi nhà nghệ sĩ phải có kiến thức đầy đủ và chi tiết về nghệ thuật “hội họa đời”, về vẽ phong cảnh, về vẽ chân dung…, cộng với khả năng riêng và sự miệt mài nghiên cứu của ông. Họ phải nắm vững các bí quyết của hội họa trước khi áp dụng vào nghệ thuật Icon.



Hạnh Thông
(Theo Christos Yannaras trong “The Ethos of Liturgical Art. St. Vladimir’s Seminary Press, Crestwood, NY: 1984)

114.864864865135.135135135250