21/02/2012 -

Suy tư, nghiên cứu

1037

 


 


TÂM TÌNH SỐNG MÙA CHAY


 


Hằng năm khi đến mùa trai tịnh


Vẳng tiếng ăn năm thấm lệ nhòa


Ta hãy rửa hồn cho thanh khiết


Để mừng long trọng lễ vượt qua[1]


Lại một lần nữa, mùa Chay đã trở về với Giáo hội, với mỗi người chúng ta. Sống mùa Chay thánh, Giáo hội mời gọi ta sám hối thanh luyện và đi vào hành trình “chiến đấu thiêng liêng”[2], để chúng ta cảm nghiệm sâu hơn tình Chúa yêu ta. Đây là thời gian thuận tiện, là thời điểm đặc biệt Thiên Chúa dang rộng đôi tay chờ đón ta trở về với Người trong mùa hồng ân này.


Là người Kitô hữu, là những đoàn viên Huynh đoàn Đa Minh, chắc hẳn, ai cũng quá biết việc quan trọng và cần thiết nhất phải có đối với người Kitô hữu là sám hối, trở về với Thiên Chúa. Mang thân phận con người yếu đuối, không ai có thể tránh khỏi sự sa nga và lỗi phạm. Vấn đề ở chỗ là chúng ta có biết chân nhận và có biết can đảm đứng lên sau những lần sa ngã hay không, đó mới là điều đáng lưu tâm.


Tất cả chúng ta đều là tội nhân


“Nếu chúng ta nói là chúng ta không có ti, chúng ta t la di mình, và s tht không trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội li, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính s tha ti cho chúng ta, và s thanh ty chúng ta sch mi điều bt chính”.[3]


Đó là lời khẳng định của thánh Gioan Tông đồ. Điều đó cho ta thấy, con người, ai cũng có tội, ai cũng mắc phải sai lầm, yếu đuối. “Nhân vô thp toàn”, đã là con người thì không ai có thể toàn vẹn. Trước mặt Thiên Chúa, mọi người đều là tội nhân, như lời Thánh vịnh đã nói: “Người người đã lìa xa chính lộ, ch biết theo nhau làm chuyn suy đồi, chng có mt ai làm điều thin, du mt người cũng không.”[4] Chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định điều đó khi Người nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.”[5]


Là tội nhân, chúng ta phải thành tâm trở về với Chúa, cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa và ơn cứu độ của Người. Đặt mình trước Chúa, con người không những nhận ra tội lỗi của mình, mà còn cảm nhận được tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa để quay về và dấn bước theo Người.


Sám hối, điều cốt lõi của sứ điệp Tin Mừng


Vì tội lỗi, con người đã phá vỡ mối tương quan thân tình giữa mình với Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa là Đấng yêu thương, Người không bỏ mặc con người trong tình trạng tội lỗi. “Con Người đến để cứu chữa những gì đã hư mất.”[6] Tuy nhiên, để được cứu độ, tiên vàn con người phải có lòng sám hối, trở về với Chúa, như thánh Augustinô đã từng nói: Chúa dựng nên con không cần hỏi ý kiến, nhưng để cứu con, Chúa cần đến sự cộng tác của con.


Trước viễn cảnh tội lỗi ngập tràn, như các ngôn sứ thuở xưa, Đức Giêsu luôn mời gọi dân chúng sám hối và trở về với Thiên Chúa để được Người yêu thương tha thứ. Sám hối là nội dung chủ yếu trong sứ điệp của Đức Giêsu. Lời đầu tiên của Người khi bắt đầu sứ vụ công khai là lời mời gọi sám hối: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng"[7]. Người đến là để khơi dậy lòng sám hối của con người; là để hòa giải tội nhân với Thiên Chúa. Cái chết của Người trên thập giá không phải là cái chết của nhà cách mạng hay chính trị gia, mà thiết yếu là để đền tội cho con người.


Sám hối không chỉ là ý thức về tội lỗi của mình, mà còn phải quyết tâm trở về với Chúa bằng một tình yêu mến thiết tha. Có lẽ chẳng mấy ai ý thức được cách sâu sắc về hành động phản bội của mình như Giuđa, nhưng ý thức ấy chưa hẳn là sám hối. Tâm tình sám hối của tội nhân chỉ xuất phát từ ý thức về con người yếu đuối, bất toàn và lội lỗi của mình, thành tâm trở về với Chúa, thay đổi cuộc sống, hoán cải nội tâm để được Chúa xót thương, tha thứ tội lỗi mình đã vướng phải. Có như thế, ta mới cảm nhận được tình yêu và lòng thương xót của Chúa.


Là đoàn viên Huynh đoàn, là con cái cha thánh Đa Minh, những người được yêu nhiều hơn, chúng ta cần phải đáp lại tình yêu Chúa nhiều hơn bằng tâm tình sám hối. Đừng ảo tưởng rằng, chúng ta đã sống trong hội đoàn là chúng ta an tâm rồi. Lời Chúa đang cảnh tỉnh mỗi chúng ta, nếu ông bà anh chị em Đa Minh mà không sám hối các ngươi cũng sẽ chết”.[8] Đây là cơ hội, là thời điểm hồng phúc, chúng ta cùng nhau tận dụng mùa thánh ân này bằng những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày của mình.


Tha thứ để được thứ tha


Chính vì nhận thức được rằng, tất cả chúng ta đều là tội nhân, trong chu kì phụng vụ, Giáo hội đã dành trọn bốn mươi ngày gọi là Mùa Chay để mời gọi con cái mình trở về với Chúa và tha nhân trong tinh thần chay tịnh. Nói đến Chay tịnh thì có lẽ ai cũng đã quá rõ đó là: ăn chay hãm mình, hi sinh đền tội, ăn năn sám hối, làm việc lành phúc đức, bác ái…


Người ta nói rằng: “Con đường dài nhất thế giới là con đường đi từ lí thuyết đến thực hành”. Chúa Giêsu đã đi trọn con đường dài nhất thế giới ấy. Người không chỉ là vị Thầy dạy tuyệt vời về sự tha thứ, mà chính Người đã thực hành triệt để những lời dạy đó. Người đã tha thứ cho những kẻ bắt bớ, nhục mạ, đánh đập và giết chết Người. Theo dấu chân Người, bao vị Thánh đã thực thi lời dạy về sự tha thứ của Chúa. Chẳng hạn như Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội, trong khi người ta ném đá giết mình, Thánh nhân đã cầu nguyện xin Chúa tha cho những kẻ làm hại mình.[9] Trong kinh hòa bình của thánh Phanxicô Assisi cũng có câu: “Chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.”


Tha thứ, nói dễ nhưng thực hành thì không dễ chút nào, thế nên cần phải có một tấm lòng bao dung rộng lượng của Chúa mới có thể làm được điều đó. Chẳng thế mà vị Tông đồ trưởng hôm đó đã đến hỏi Thầy mình rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”[10] Nghĩa là tha thứ mãi mãi, tha thứ không giới hạn. Nhưng muốn được tha thứ, điều kiện cần thiết nhất phải có là lòng sám hối ăn năn.


Tạm kết


Trong cuộc sống, con người mắc nợ Thiên Chúa và mắc nợ nhau không chỉ bằng vật chất, mà còn cả tinh thần và tình nghĩa với nhau. Tha hay không tha là sự lựa chọn của mỗi người chúng ta. Lời thầy chí thánh vẫn luôn nhắc nhở: “Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”[11]


Còn với những người được lãnh nhận “hồng ân” tha thứ thì sao? Có phải vì thế mà cứ nại vào lòng bao dung tha thứ của Chúa và anh em, để rồi mải mê và chai lì trong lỗi phạm?


Đó là điều mà tôi, bạn và mọi người chúng ta cần suy nghĩ và nhìn lại trong cơ hội thuận tiện của Mùa Chay thánh này. Nguyện xin Chúa là Đấng giàu lòng thương xót thứ tha cho chúng ta, cho chúng ta biết mở rộng cõi lòng đón nhận tình thương xót của Chúa và anh em. Để rồi từ đó chúng ta cũng biết “đối xử với anh em như thế”.


Pet Võ Tá Đương, OP.


(CSTMHDDGDĐM tháng 03.2012)


 






[1] Thánh thi Kinh Chiều Mùa Chay.




[2] Xc. Lời nguyện nhập lễ, Lễ Tro.




[3] 1 Ga 1, 8-9.




[4] Tv 53, 4.




[5] Ga 8,7.




[6] Mt 18, 11.




[7] Mc 1, 15.




[8] Xc.Lc 13, 5.




[9] Xc Cv 7, 59-60.




[10] Mt 18,21-22.




[11] Mt 18,35.



114.864864865135.135135135250