17/11/2009 -

Suy tư, nghiên cứu

417

 


BÍ  TÍCH HOÀ GIẢI


ĐƯỢC GIẢI PHÓNG ĐỂ PHỤC VỤ  THIÊN CHÚA


John Roos




“Bởi vì chính cho Ta mà con cái Israel làm nô lệ; đó là các nô lệ của Ta, mà Ta đã đem ra khỏi đất nước Ai Cập. Ta là Đấng Vĩnh Cửu, Thiên Chúa của các nguơi” (Lv 25,55)


-----------------------------------------------


penance3Con cái Israel đã trải qua những tháng năm dài kiếp nô lệ ở  Ai Cập. Họ đã kêu lên Chúa và Người đã giải phóng họ nhờ bàn tay của Môsê. Tuy vậy, trong khi dẫn dắt họ tới tự do, Chúa nhắc cho họ rằng họ sẽ luôn được gọi để phục vụ. Đó là một nguyên lý mà Kinh Thánh liên tục dạy chúng ta. Đó là một con đường mà nhiều người từ chối đi theo, nhưng con đường nầy dẫn tới nguồn phúc lành dồi dào của Chúa.


Con người tự nhiên của chúng ta có thể bác bỏ  ý tưởng phục vụ tha nhân. Chúng ta có thể có ước ao chỉ làm theo những gì chúng ta muốn và với chúng ta dường như đó là một cuộc đời lý tưởng, nhưng Thiên Chúa biết rằng  chúng ta đã được dựng nên để phục vụ. Người cũng biết rằng chính khi phục vụ mà chúng ta trở nên tự do hơn, triển nở hơn và chúng taq nếm trải được niềm vui.


Khi chúng ta phục vụ Thiên Chúa, chúng ta cũng phải nhớ lại rằng chúng ta đang phục vụ người khác.


Hãy nhớ  rằng trong đêm mà Người bị phản bội, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ (Ga 13). Người đã yêu cầu chúng ta theo gương Người và đến lượt chúng ta phục vụ người khác. Người cũng đã dạy chúng ta rằng “người lớn nhất trong các con là người phục vụ các con” (Mt 23,11).


Ngày nay, hãy bảo đảm rằng các bạn đã đặt cuộc  đời vào Chúa. Hãy cố gắng phục vụ Người với thời giờ, tài năng và các nguồn lực của các bạn. Người đã chuẩn bị các bạn và đã thanh luyện các bạn, để các bạn có thể hoàn thành các dự định của Người. Thế gian có thể cho là điên rồ khi phục vụ Chúa, nhưng chớ bao giờ quên Người là Thiên Chúa toàn năng, là Đấng Tạo Hoá và là Cha trên trời của các bạn.


Đang khi các bạn vâng lời và phục vụ Người, Người sẽ đem đến cho các bạn hoan hỉ và vui mừng. Các bạn sẽ chiếm một vị trí ở đó các bạn sẽ được nếm trải nhiều phúc lành hơn và đón nhận một phần sự khôn ngoan của Người lớn lao hơn. Hãy nhớ rằng phục vụ là con đường dẫn tới vinh quang.


 


VÂNG LỜI HAY NỆ LUẬT


Jean Regard


Đã có khi nào bạn bị cho là kẻ nệ luật, khi cho rằng mình vâng theo một điều răn của Thiên Chúa chưa?


Từ ngữ  “nệ luật” không có trong từ điển Petit Larousse. Phải tìm ở trong một cuốn từ vựng đầy đủ hơn để có được định nghĩa của từ nầy:



  • “lo lắng tôn trọng nghĩa đen của luật và những hình thức mà luật quy định”

  • (thường là có nghĩa xấu) Thái độ của kẻ tôn trọng một cách nghiêm nhặt khắt khe nghĩa đen của luật.


Từ ngữ nầy không tím thấy trong Kinh Thánh, nhưng người ta tìm thấy trong Kinh Thánh nhiều chỉ dẫn về vâng lời


VÂNG LỜI CHI TIẾT NHỎ  KHÔNG BỊ LÊN ÁN:


“Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi ,là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời; Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời”(Mt 5,19)




cau_nguyen1VÂNG LỜI MỘT PHẦN KHÔNG ĐỦ


“Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Biệt phái giả hình! Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau hùng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều nầy vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ” (Mt 23,23)




VÂNG LỜI LUẬT  ÔNG MÔSÊ KHÔNG CÒN CHO CÁC KITÔ  HỮU


Về vấn đề cắt bì, ”vì vậy, phần tôi, tôi xét là không được gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại trở lại với Thiên Chúa, nhưng chỉ viết thư bảo họ kiêng những thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng, tránh gian dâm, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết và kiêng ăn tiết” (Cv 15,19 – 20)


Tuy nhiên,luật lệ  luôn hữu ích cho chúng ta: “vì được viết trong luật Môsê : “Đừng bị mõm con bò đang đạp lúa. Chẳng lẽ Thiên Chúa lại bận tâm đến con bì sao? Hay chính vì chúng ta mà người phán như vậy? (I Cor 9,9 -10). Thánh Phaolô dùng hướng dẫn nầy của luật để biện minh sự giúp đỡ tài chính cho các tôi tớ Chúa.




VÂNG LỜI LUẬT LỆ  “CHẾ TẠO RA’ HOÀN TOÀN BỊ  LÊN ÁN


“Anh em đã chết cùng Chúa Kitô và được giải thoát khỏi các yếu tố  của vũ trụ, tại sao lại rập theo những quy luật, như thể anh em còn sống lệ thuộc vào thế gian? Chẳng hạn :”Đừng ăn cái nầy; đừng nếm cái kia; đừng đụng vào cái nọ”, toàn những cấm đoán về những cái dùng đến là hư. Đó chỉ là những giới luật và giáo huấn của người phàm. Những điều ấy có vẻ khôn ngoan : nào là ‘sùng đạo tự ý”, nào là ‘khiêm nhường”, nào là ‘khổ hạnh”, nhưng không có giá trị gì đối với tính xác thịt lăng loàn’ (Cl 2,20 – 23)




VÂNG LỜI LUẬT LỆ KHÔNG LÀM CHO NÊN CÔNG CHÍNH


“Tuy nhiên, vì biết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Chúa Giêsu Kitô, nên chúng ta cũng tin vào Chúa Giêsu Kitô, để được nên công chính, nhờ tin vào Chúa Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy. Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì luật dạy’. (Gl 2,16). “Vả lại, không ai được nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ Lề Luật. Đó là điều hiển nhiên, vì người công chính nhờ đức tin sẽ được sống. Thế mà lề luật không lệ thuộc đức tin, nhưng ai thực hành điều lề luật dạy, thì nhờ đó sẽ được sống” (Gl 3, 11 – 12)




“QUÁ’ VÂNG PHỤC


Hẳn là  không rối, nhưng người ta có thể mất thăng bằng. Chẳng hạn, tôi tham gia tất cả mọi sinh hoạt của giáo hôi để vâng lời Chúa và trong thời gian đó tôi xao lãng con cái hoặc cha mẹ tôi. Đó là điều Chúa Giêsu quở trách những người Biệt phái : các ngươi loại bỏ các giới răn Thiên Chúa để giữ tập tục của mình. Vì Ông Môsê nói :”Hãy thảo kinh cha mẹ ngươi”; và “ kẻ nào nguyển rủa cha mẹ sẽ bị xử tử”. Còn các ngươi lại nói :”nếu một người nói với cha hay mẹ mình : những gì lẽ ra tôi giúp cha/mẹ thì đã đóng thuế rồi”, nghĩa là một lễ vật đã dâng cho Chúa rồi. và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa. Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà hủy bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều tương tự” (Mc 7,9 – 13)




“KÉM VÂNG PHỤC”



  • Tôi vâng lời vì sợ bị phạt; đây không phải là một động cơ cao qúy; nhưng là một động cơ nhằm ích lợi (Rm 13)

  • Tôi vâng lời để được một phần thưởng; để được Chúa chúc phúc. Đúng vậy, Thiên Chúa chúc phúc cho chúng ta khi chúng ta vâng lời :”Hãy thảo kính cha mẹ” (đó là điều răn đầu có lời hứa, để ngươi được hạnh phúc và trường thọ tên trái đất” (Ep 6, 2 – 3). Nhưng Thiên Chúa chẳng nợ nần gì ta khi chúng ta vâng lời. Theo luật chung, phúc lành của Thiên Chúa phát xuất từ ân huệ của Người, chứ không phải từ cách hành xử của chúng ta.

  • Tôi vâng lời để được người khác nhìn thấy và ca ngợi. Trong trường hợp nầy, tôi đã được phần thưởng trên trái đất rồi.


KẾT LUẬN


Đừng bao giờ xét đoán những động cơ thúc đầy người anh em tôi vâng lời, và với những gì liên quan đến chúng ta, đừng xem xét nội tâm, mà hãy nuôi dưỡng ước ao muốn làm đẹp lòng Chúa bằng cuộc đời chúng ta.


Và nếu người ta coi tôi là người nệ luật? Hãy xét một cách chân thành trước mặt Chúa tính chất đúng luật của lời phê bình nầy. Nếu nó vô căn cứ, hãy nói như Thánh Phaolô : “Với tôi, dú có bị anh em hay toà đời xét xử, tôi cũng chẳng coi là gì….Đấng xét xử tôi, chính là Chúa” (I Cor 4, 3 – 4)





Nguồn: Promesses, số 169, tháng 7 – 8 – 9


BTGH chuyển ngữ


114.864864865135.135135135250