Điểm qua những số báo trước, chúng ta đã nói đến việc nhận ra khả năng sáng tạo mà Chúa Cha ban tặng, sự cộng tác mà chúng ta được mời gọi vào công cuộc cứu rỗi của Chúa Con, những hồng ân to lớn đó vẫn chưa dừng lại, chúng ta còn được mời gọi lãnh nhận Quà Tặng mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta: Thần Khí sự thật. Sự hiện diện của Thiên Chúa Ngôi Ba không tạo ra một cuộc biến động to lớn bên ngoài, nhưng lại tạo ra những thay đổi bên trong tâm hồn người tín hữu thật kỳ diệu. Chắc chắn Quà Tặng mà Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta là món quà vô giá và vững bền. Nhưng nhiều khi chúng ta lại quên mất món quà ấy trong cuộc sống thường ngày. Ngài vẫn hiện diện và ở với chúng ta mãi mãi, qua những hoạt động thường ngày trong đời sống mà chúng ta không hề hay biết.
Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi người Ki-tô hữu không những qua các bí tích, qua bảy ơn thánh sủng mà Ngài còn hoạt động trong các sinh hoạt thường ngày của họ nữa. Cuộc sống hàng ngày của mỗi người Ki-tô hữu tuy có những khác biệt về hoàn cảnh sống, lúc vui lúc buồn, lúc thành công lúc thất bại… nhưng chung qui đời sống của họ là kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi bằng lời cầu nguyện và bằng chính cuộc sống chứng tá của mình.
Chúng ta nhận thấy rằng Chúa Thánh Thần hiện diện trong các sinh hoạt hàng ngày của chúng ta nhiều hơn chúng ta nghĩ. Nhiều người trong chúng ta quan niệm sự hiện diện của Thiên Chúa chỉ ở trong một số sinh hoạt có tính cách thiêng liêng như đọc kinh, dâng lễ, tĩnh tâm, cầu nguyện... . Ðể có được cảm nghiệm sâu xa hơn về sự hiện diện của Thánh Thần Thiên Chúa trong đời sống, thiết tưởng chúng ta nên duyệt qua lịch trình của các hoạt động hàng ngày xem những sinh hoạt nào được thực hiện bởi lòng ước muốn yêu mến phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, những hoạt động nào không được thực hiện theo lòng ước muốn đó. Thường chúng ta có thói quen xét lương tâm xem mình có làm điều gì sai lỗi, nhưng ở đây chúng ta nhấn mạnh đến việc kiểm điểm sự ý thức của lòng mình trong các sinh hoạt hàng ngày.
Khi ôn duyệt chương trình sinh hoạt hàng ngày để nhận ra sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, chúng ta cần để ý đặc biệt đến những người chúng ta giao tiếp. Chúng ta để ý như thế là nhằm để nhận ra sự liên hệ của chúng ta với những người chúng ta thường phục vụ và những người chúng ta không cảm thấy có sự thúc dẩy nào. Danh sách những người có liên hệ đặc biệt trong đời sống chúng ta thường bao gồm : những người thân yêu trong gia đình, họ hàng bà con, những người bạn thân, những người đồng nghiệp, những người trong cộng đoàn, những người trong khu xóm... Chúng ta cần ôn duyệt thường xuyên những tình liên hệ này để nhận ra sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong đó và cũng tự hỏi mình tại sao những người khác hoặc những sinh hoạt khác lại không có cảm nghiệm sự thúc đẩy này? Thêm vào đó, chúng ta cần tế nhị và bén nhạy với những địa điểm trong cuộc sống mà những nơi đó thường thay đổi cảm nghĩ của chúng ta khiến chúng ta xa rời khỏi lòng ước muốn yêu mến phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Mỗi người chúng ta đều có kinh nghiệm rằng mỗi sáng khi thức dậy chúng ta có ý muốn tốt, dâng ngày tử tế để bắt đầu một ngày mới yêu thương, nhưng rồi có những trường hợp đã xảy ra khiến nó đổi hướng đi của cõi lòng mà không được tiên đoán trước. Do đó sẽ hữu ích cho chúng ta nếu chúng ta nhận diện những trường hợp và hoàn cảnh nào thường xảy ra như thế, hầu giúp chúng ta đề phòng không để nó ảnh hưởng làm thay đổi ý hướng của chúng ta.
Chúa Thánh Thần vẫn dẫn dắt chúng ta đi trên những nẻo đường mà chúng ta chưa hề nghĩ tới, nhưng ngay cả khi ý hướng của chúng ta đi trệch đường thì Ngài vẫn âm thầm nhắc nhở chúng ta trở về lại với ý hướng phục vụ Thiên Chúa và tha nhân ban đầu.
Qua những gì đã được trình bày trên đây, ta có thể nhận thấy vai trò Chúa Thánh Thần trong đời sống người Ki-tô hữu như thế nào. Ngài thực sự là tâm điểm, là hơi thở của chính chúng ta. Do đó chúng ta không những phải "sùng kính" Chúa Thánh Thần, mà còn phải sống bằng Thần Khí và hít thở trong Ngài. Chúng ta cần phải tìm gặp lại một số giá trị của đời sống người Ki-tô hữu, là được sống và rao giảng Tin Mừng dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần.
Như thế, chúng ta sẽ không bao giờ nhấn mạnh đủ về sự kiện ơn thánh hóa. Ơn này không là một cái gì đó trừu tượng, mà là chính sự sống của Thiên Chúa kết nối người Ki-tô hữu nhờ ơn huệ Thánh Thần.
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô