Thế giới hiện đại mang dáng dấp của một thứ gọi là “văn hóa loại trừ”. Lý do là vì cấu trúc của xã hội hiện đại càng ngày càng trở nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt và thế giới ấy không có chỗ cho những người yếu kém, những người kém may mắn…
Thế giới hiện đại có vẻ như thoát ra khỏi tình trạng “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”, thế giới ấy tạo điều kiện cho “mọi người” có thể vượt qua hoàn cảnh của mình, nếu như người ta có đủ năng lực, có đủ tài để đi vào cuộc cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu trước đây, lý do làm nên sự bất công chính là do gốc gác, gia tộc, thì ngày nay lý do để phân cấp xã hội được cho là do năng lực của mỗi người. Phải chăng đó là lẽ công bằng thường tình? Người ta có tài thì được quyền phát triển và được quyền thụ hưởng hơn người khác?
Thật ra, ai cũng thấy rõ là thế giới hiện đại cũng tràn ngập bất công. Bất công đã ăn quá sâu vào lịch sử nhân loại, bất công đã chồng chất từ lục địa này đến lục địa khác, từ nước này đến nước khác… và bất công thấm đẫm từ thế hệ này sang thế hệ khác… Do đó, nói cho công bằng, thì thật sự chẳng có ai hoàn toàn thoát khỏi những ảnh hưởng của bất công - chịu bất công hay được bất công - trên bản thân mình…. Và như thế không một ai có quyền vỗ ngực để cho rằng mình không đứng trên địa tầng của bất công…
Trước đây, người ta tưởng bất công xã hội là do thể chế chính trị, điều đó không sai, nhưng không phải chỉ có thế. Nếu trước đây là một sự bất công của giai cấp này với giai cấp kia, thì ngày nay lại là một sự bất công tràn lan của từng người này với người nọ. Luôn có một sự bất bình đẳng đeo đẳng, bám riết vào thân phận con người: bất bình đẳng do phái tính, bất bình đẳng do chủng tộc, bất bình đẳng do tài năng, bất bình đẳng do tính tình...và bất bình đẳng do đạo đức… Khi người ta loại bỏ được sự bất bình đẳng này, thì ngay lập tức con người lại rơi vào một sự bất bình đẳng khác… Chính trong hoàn cảnh của thế giới hiện đại mà con người phải hiểu ra rằng bất công nằm trong bản chất tội lỗi của phận người. Do đó, thế giới con người không bao giờ có thể lý giải được bất công bằng một thứ học thuyết, ít nhiều, mang tính cách ưu tuyển nào đó.
Nếu trước đây người ta tìm ra được lý do xã hội hoặc chính trị để đấu tranh chống bất công, thì ngày nay người ta lại như vô tình hợp pháp hóa một tình trạng bất công dựa trên tài năng riêng của mỗi người; và do đó, người ta cũng hợp lý hóa một thứ văn hóa loại trừ. Người nghèo, người kém may mắn, trước đây còn được cảm thông thì ngày nay lại trở nên kẻ đáng phải chịu hoàn cảnh của mình...
Thảm thương cho nhân loại vẫn cứ loay hoay lý giải một cách vô vọng những bất công xã hội và chưa bao giờ có thể thoát khỏi được cái bóng của một nền văn hóa loại trừ. Một nhân loại đấu tranh cho công bằng như thế vẫn cứ mãi là một cuộc đấu đá và loại trừ. Hơn lúc nào hết, thế giới hiện đại, với tất cả sự tiến bộ, văn minh tốt bực, vẫn tỏ ra bất lực trước bao nhiêu bất công chương tai gai mắt; và điều đó phải là một dấu chỉ thời đại để người Kitô hữu tìm lại ý nghĩa của sứ mạng Kitô giáo đối với thế giới.
Mọi nỗ lực của con người cũng không bao giờ có thể hóa giải được bất công, nếu con người không tìm thấy được bóng dáng Nước Thiên Chúa. Đức Tin Kitô giáo cho chúng ta một xác tín: con người được Thiên Chúa sáng tạo từ hư vô, tất cả mọi sự đều là hồng ân của Chúa, và tất cả ân huệ mà mỗi người nhận được không bao giờ là “để xài riêng”, nhưng luôn là những ân huệ để phục vụ chung cho mọi người. Chỉ trong niềm xác tín ấy, xác tín về một thế giới ngập tràn ân phúc, và ân phúc thì kéo theo trách nhiệm... thì nhân loại mới có thể lý giải được bất công; và chỉ khi ấy, con người mới dần dần xóa bỏ được một thứ văn hóa loại trừ...
Văn hóa loại trừ chẳng qua chính là “hoa trái” của một nhân loại không có một nền móng là phẩm giá vô cùng cao quí của mỗi con người: “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.” (Mt 18, 10)
Văn hóa loại trừ là do nhân loại không tìm được một “mái nhà chung”, sống trong tình yêu thương của Cha trên trời: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.” (Mt 5, 43-45) Văn hóa loại trừ là do nhân loại không còn biết đến khả năng tha thứ và tình yêu hy sinh như đức Giêsu Kitô: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15, 12-13)
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô