Thực tế cho thấy, so với các loại sách vở qua mọi thời đại trên thế giới, Kinh Thánh là sách khá quen thuộc và phổ biến, nhất là đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo. Thực ra, Kinh Thánh là sách ghi lại lịch sử tình thương của Thiên Chúa đối với loài người ; Kinh Thánh chính là Lời của Thiên Chúa nói với con người. Tuy nhiên, sách ấy chứa đựng lời của Người đã nói lên từ mấy chục thế kỷ này ; lời ấy đã quá xa vời ; làm sao con người ngày nay có thể lĩnh hội và áp dụng trong cuộc sống hôm nay, với ngôn ngữ, chủng tộc, địa vị và tầm hiểu biết đã thay đổi theo thời gian? Thuở xưa, lời Chúa phán dạy loài người qua dân tộc Do Thái, và từ dân tộc ấy truyền đi khắp mọi nơi, mọi thời và mọi dân tộc; và trong những ngày sau hết này, Người phán dạy loài người qua Chúa Kitô và Giáo hội của Người (Hr 1,1-2). Thật vậy, con người có thể hiểu được thánh ý Thiên Chúa, nhờ Chúa Kitô – Ngôi Lời nhập thể, trong Chúa Thánh Thần và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (Ep 2,18 ; 2Pr 1,4). Thiên Chúa vô hình ngỏ lời với con người như với bạn hữu ; Người đối thoại với họ như bằng hữu (Br 3,38 ; Ga 1,14) ; khi đọc Kinh Thánh ai cũng muốn tìm hiểu câu chuyện hay câu nói đó có ý nghĩa gì và có thể áp dụng thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Là con cái của Cha thánh Đa Minh, và để Lời của Chúa có thể thấm nhuần trong tâm hồn và có thể áp dụng trong đời sống, trang Học tập tháng này xin giới thiệu đến với bạn đọc một trong những phương pháp tìm hiểu Kinh Thánh khá phổ biến và được xem là dễ áp dụng để các bạn có thể thực hành.
Bước 1 :Đọc hoặc nghe nhiều lần
Dành một khoảng thời gian để đọc (cá nhân) hoặc nghe (tập thể) ; việc đó cần được thực hiện nhiều lần trên một câu hay một đoạn. Khi lập lại nhiều lần và chú tâm như thế, hoặc nghe giải thích tường tận, chúng ta có thể nhận ra được các điểm chính yếu (chủ từ, động từ, tính từ…) của các nhân vật, trạng thái, tình huống, tập tục, tâm lý nhân vật trong chuyện. Chúng ta cũng có thể khám phá ra những điều mới mẻ sau mỗi lần đọc hay nghe lại những đoạn văn ấy. Việc chăm chú đọc hay nghe đi nghe lại một câu hay một đoạn sách thánh sẽ giúp ta liên tưởng đến những câu, đoạn sách khác trong Kinh Thánh, để tìm ra những cảnh vực rộng lớn hơn, vì Kinh Thánh là cuốn sách nói về lịch sử cứu độ yêu thương của Thiên Chúa dành cho con người ; vì thế, tất cả tình tiết trong toàn bộ sách thánh đều được quy về một mục đích duy nhất ấy. Việc đọc và nghe nhiều lần chính là cách thức khảo sát bản văn Kinh Thánh.
Bước 2 :Suy gẫm
Sau khi đọc hoặc nghe bản văn hay giải thích Kinh Thánh như thế, chúng ta mới chỉ hiểu được ý nghĩa của các hạn từ trong đó. Việc kế tiếp chúng ta cần thực hiện là suy gẫm những tình cảm, phản ứng tâm lý, thái độ, hành động của các nhân vật trong chuyện ; thái độ của Thiên Chúa đối với con người : công minh, chính trực, lòng đại lượng, thứ tha, quan phòng, ban ơn… ; hoặc thái độ của con người đối với Thiên Chúa và đối với nhau: ca tụng, tạ ơn, sám hối, cải thiện, thông cảm, tha thứ, yêu thương, giúp đỡ… Việc suy gẫm Lời Chúa như thế sẽ giúp cho người đọc nhận ra những giá trị chân lý hàm chứa trong câu chuyện Kinh Thánh ; sau đó, chúng ta sẽ mang đối chiếu thái độ của các nhân vật trong chuyện với tình trạng hiện tại của chúng ta ; lúc đó, chúng ta sẽ cảm thấy Lời Chúa trong Kinh Thánh có sức an ủi hoặc cảm hóa con người của chúng ta và chúng ta có thể ca tụng, tạ ơn, thống hối và xin ơn trợ lực… Khi ấy Lời Chúa giúp chúng ta đối thoại chân tình với Đấng vô hình trong cõi thẳm sâu, như một hình thức cầu nguyện hoặc sống đời nội tâm. “Cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc hoặc nghe Kinh Thánh thường xuyên, để con người có thể đối thoại với Thiên Chúa ; khi đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, con người ngỏ lời với Thiên Chúa và nghe Người phán dạy chúng ta.” (Hiến chế Mặc khải, số 25)
Bước 3 : Chiêm niệm
Việc suy gẫm Lời Chúa dẫn đến việc thấy Chúa hiển hiện trong sâu thẳm tâm hồn. Dầu nhận biết hay không, đó chính là tác động của Chúa Thánh Thần trợ giúp con người vượt qua sự hiểu biết câu chữ hoặc đoạn văn Kinh Thánh để tiến tới việc cảm nghiệm và sống liên kết với Thiên Chúa, Đấng đang hoạt động trong các biến cố của Kinh Thánh.
Bước 4 : Áp dụng
Việc suy gẫm và chiêm niệm ấy phải được đúc kết thành bài học gì đó và phải mang áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ từ câu chuyện dụ ngôn Người Cha nhân hậu (Lc 5, 11-32), chúng ta có thể rút ra bài học về lòng kiên nhẫn và nhân từ của Thiên Chúa, và tội lụy của con người nơi hình ảnh ngỗ nghịch của người con thứ ; và bài học chúng ta cần áp dụng trong cuộc sống là phải chỗi dậy, quay trở về hay sám hối và cải thiện đời sống ; nếu không thực hiện ngay được, chúng ta phải làm từ từ mỗi ngày một ít cho tới khi đạt kết quả.
? Tôi đang gặp vài khó khăn với một người theo thuyết bảo thủ. Xin vui lòng cho biết những đoạn văn trong Thánh Kinh nói về việc Chúa Giêsu thiết lập bảy bí tích?
Nhiều người Công giáo (và nhiều Kitô hữu khác) có liên hệ với những người