25/03/2016 -

Hội họa - Nhiếp ảnh

2053

Tranh acrylic của anh Cristobal Torres Iglesias, O.P. (Tu viện và Tập viện thánh Alberto Cả, Irving, Texas)

Chú thích hình theo tác giả: Bắt đầu từ Đức Giêsu đi ngược chiều kim đồng hồ.

- Đức Giêsu: Tôi cho rằng cần thiết phải vẽ Đức Giêsu ra dáng một người Do-thái sống vào thế kỷ I. Người mặc một áo choàng tallit, là thứ áo đàn ông Do-thái giáo chính truyền ngày nay vẫn mặc để cầu nguyện trong các dịp đặc biệt.

- Cô Maria Mađalêna: Cô được coi là Tông đồng của các Tông đồ, các Giáo hội Đông phương đã tặng danh hiệu này cho cô, vì cô là người đầu tiên loan báo tin mừng Phục sinh cho các môn đệ, do vậy, cô được coi là nhà giảng thuyết Tin Mừng đầu tiên. Trong bức tranh này, các anh em Đa Minh hiện diện bên cạnh cô, điều ấy, một cách nào đó muốn diễn tả sự tích cực, tính sứ vụ trong hành động rao giảng này.

- Bartolome de las Casas: Những chước tác và sự dấn thân bảo vệ những người Mỹ Châu bản địa của ngài đã góp phần đưa tới những cải cách về mặt luật pháp thời Tây Ban Nha quân chủ. Những lời giảng, chước tác và những dấn thân của ngài đã trở thành đề tài cho một cuộc tranh luận ở khía cạnh luân lý, thần học và pháp lý khá căng thẳng, kéo dài nhiều thế kỷ, giữa các anh em Đa Minh ở Salamanca, và khi đã chín muồi, đã góp phần đưa tới một luật gọi là luật quốc tế hiện đại.

- Luis de Cancer: Nhiệt tình và sự tận tuỵ dấn thân loan báo Tin Mừng một cách ôn hoà, tôn trọng cách nền văn hoá và ngôn ngữ của các dân tộc bản địa của ngài, đã đưa đến việc ngài và các đồng bạn của ngài phải chịu tuẫn giáo tại Tampa Bay, Florida vào năm 1549. Ngài cùng với các đồng bạn là những chứng nhân tử đạo đầu tiên tại Bắc Mỹ.

- Louis Bertrand: Giống như cha las Casas và cha Cancer, ngài rời bỏ Tây Ban Nha để dành phần lớn đời mình truyền giáo cho Châu Mỹ, ngài cũng là bổn mạng của các cha giáo tập, do ngài đã từng đảm đương sứ vụ này trong nhiều năm.

- Martin de Porres: Tu huynh Martin de Porres sinh tại Lima, Pêru, là con của một nữ nô lệ và một quý ngài quý tộc Tây Ban Nha. Nổi danh vì những săn sóc quả cảm mà ngài dành cho các người nghèo, người đau ốm và người bị gạt ra bên lề xã hội, thánh Martin được sùng mộ, kính yêu ngay khi còn sinh thời như là một người hay chữa lành người ta.

- Catarina Siena: Một vị thánh thần bí, một cố vấn thẳng thắn cho các vị giáo hoàng, và là Tiến sỹ Hội thánh. Ở đây, Catarina đang im lặng lắng nghe xem Thánh Thần muốn ngài làm gì để ghi ra một tờ giấy trắng.

- Fra Angelico: Danh hoạ vùng Florence, Gioan Fiesole, được coi là hoạ sĩ sau cùng của thời Trung cổ, và là hoạ sĩ tiên phong giai đoạn Phục hưng. Bức chân dung Đức Mẹ của Fra Angelico cho thấy cái cách mà người hoạ sĩ này quan niệm, nhìn nhận về chính mình. Giống như Đức Nữ Trinh, tất cả những người giảng thuyết được kêu mời phải cưu mang Ngôi Lời Thiên Chúa.

- Rose de Lima: Một nhà thần bí và một giáo dân, bằng hữu với thánh Martin de Porres. Thánh nữ say đắm chiêm ngưỡng Đức Giêsu và chẳng ngại ngần xem Ngài như vị tân lang của mình.

- Teresa Chicaba: Teresa Juliana de Santo Domingo, một nữ tu Châu Phi thế kỷ XVII gốc nô lệ; ngài đã được Giáo hội tôn phong lên bậc Đáng Kính. Bị bắt cóc từ Châu Phi nơi quê nhà hồi 9 tuổi và bị bán sang Tây Ban Nha làm nô lệ, Teresa cuối cùng được các quý chủ trả tự do, sau đó cô chọn sống đời sống đan tu tại Salamanca. Địa vị thấp kém, lại bị các nữ tu khác đối xử không tốt, cộng với kinh nghiệm sẵn có của cô, một phụ nữ Châu Phi vốn chẳng lạ lẫm gì với tục đa thê, tất cả những điều này đã được thể hiện ra qua những trải nghiệm ghen tương thần bí khiến chị phải đau khổ rất nhiều, những điều này đã được chị kể lại qua những vần thơ. Trong tương quan với Vị Tình Lang Thần Thánh của mình, Teresa rất tỏ ra rất ghen tương, không hề muốn chia sẻ Ngài với bất kỳ chị em nào khác. Chị cả dám bộc lộ sự khó chịu của mình ra qua những vần thơ, và đây là câu thơ mà chị viết ra trên cuộn giấy cho chúng ta thấy, nội dung thế này: “Này Giêsu, tôi phải nói gì đây? Nếu Ngài đi cùng người phụ nữ khác, tôi sẽ phải làm gì chứ?”

- Margaret de Castello: Bị lạm dụng, ruồng rẫy và sau này bị chính cha mẹ quý tộc bỏ rơi vì họ xấu hổ về những khiếm khuyết thể lý của ngài, Margaret gia nhập huynh đoàn Đa Minh, được dân Castello, Ý quốc ái mộ do ngài có một tinh thần quả cảm, vui tươi, do tấm lòng bác ái và trí thông minh khôn sáng của ngài.

- Lorenzo Ruiz: Một người chồng, người cha và là một giáo dân Đa Minh. Sinh ra tại Philippin, có mẹ là người bản địa Phillipin và cha là người Hoa, Ruiz thông thạo nhiều ngôn ngữ và đã trợ giúp rất nhiều cho các linh mục, tu sĩ qua công việc dịch thuật. Khi anh bị buộc tội oan sai là đã phạm một trọng tội, các anh em Đa Minh tin rằng anh vô tội, nên đã tìm cách đưa anh trốn khỏi Phillipin trong vai một nhà truyền giáo. Đáng lẽ anh sẽ được đưa đến Trung Hoa, nhưng lại bị đưa lộn tới Nhật Bản, và trong một đợt bách hại Kitô hữu gắt gao tại đây, Ruiz bị bắt và bị tra tấn nhục hình dã man trong vòng một năm, cuối cùng ngài đã chết trong tay những kẻ tra tấn mình. Người ta kể lại rằng, ngài đã nói với những người tra tấn ngài rằng: “Nếu có một ngàn mạng sống, tôi sẽ trao tặng cho Đức Kitô hết thảy”. Trong bức hoạ này, chúng ta thấy, khi chịu cực hình đau đớn Ruiz sốt sắng lần hạt, để xin ơn vững mạnh để chịu đựng.

- Catarina de Alexandria: Catarina cho thấy tầm quan trọng của việc học hỏi qua chiêm niệm đối với việc giảng thuyết cũng như với đời sống của chúng ta. Chị bỏ qua một bên cuộn giấy có ghi một câu trong sách Huấn Ca bằng tiếng Hy Lạp, mà chị đang tìm hiểu, câu Kinh thánh này khẳng định, Đức Khôn Ngoan đã sẵn có, trước khi vũ trụ được tạo thành. Chị bỏ cuộn giấy sang một bên và chăm chú chiêm ngắm Đức Khôn Ngoan Đã Hạ Phàm. Các nhân vật cùng bên với chị Catarina được vẽ, được mô tả đủ kiểu nhằm mô các chiều kích khác nhau của đời sống cầu nguyện hay học hành.

Click để coi ảnh gốc!

(Chuyển dịch: Truyền thông Đa Minh)
http://dominicanartsandartists.com/featured-art/
114.864864865135.135135135250