Kỳ 2: Một số vấn đề cơ bản của nhân quyền: Những nổ lực của Liên Hiệp Quốc và quốc tế
Kể từ năm 1948, sau Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights - UDHR), Liên Hiệp Quốc cùng các quốc gia, tổ chức tiến bộ ngày càng có những hành động thúc đẩy nhân quyền tại các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (Universal Declaration of Human Rights - UDHR) là một nỗ lực mang tính quốc tế, có thể xem như thể hiện ý chí chung của nhân loại.
Ảnh: Nguồn Internet
Để UDHR mang giá trị pháp lý
Tuy nhiên UDHR vẫn không mang tính cách ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia trên thế giới, cho dù có thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) chăng nữa. Mỗi quốc gia có quyền ký nhận hay không ký nhận bản tuyên ngôn này và áp dụng vào pháp chế của đất nước mình. Nhằm bổ túc khuyết điểm đó, LHQ đã cố gắng để bản tuyên ngôn nhân quyền mang giá trị pháp lý bằng việc thảo ra những thoả ước có giá trị như luật quốc tế.
Với mục tiêu đó, LHQ đã thiết lập các cơ chế để thực thi UDHR. Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc (Human Rights Committee) đã tiến hành soạn thảo hai Công ước: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Convenant on Economic, Social and Cultural Rights ICESCR). Cùng với UDHR, chúng cũng thường được coi như là Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế.
ICCPR tập trung vào các vấn đề như quyền sống, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền bỏ phiếu. ICESCR tập trung vào các vấn đề như thực phẩm, giáo dục, y tế và nơi cư trú. Cả hai công ước đều nhấn mạnh việc mở rộng quyền cho tất cả mọi người và cấm phân biệt đối xử. Ngoài ra, một Nghị định thư tùy chọn đi kèm với ICCPR cũng được LHQ thông qua (1966) nhằm quy định các thủ tục giải quyết các khiếu nại của các cá nhân về việc vi phạm các quyền dân sự, chính trị của các quốc gia. ICCPR có hiệu lực từ ngày 23-3-1976. Tầm quan trọng và ý nghĩa của ICCPR được thể hiện ở chỗ có 168 nước đã phê chuẩn Công ước này (tính đến tháng 7-2015).
Năm 1998, Tuyên ngôn về những người bảo vệ nhân quyền đã được LHQ thông qua [1]. Năm 2000, Ủy ban Nhân quyền thiết lập vị trí Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền. Bản Tuyên ngôn về những người bảo vệ Quyền con người tuyên bố rằng mỗi người đều có trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người. Có lẽ đây là khía cạnh quan trọng nhất của tài liệu này khi khuyến khích nhiều người tham gia bảo vệ quyền con người, trở thành những người bảo vệ quyền con người.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được thành lập 2006 để thay thế Ủy ban Liên hợp quốc về Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights). Hội đồng gồm có 47 thành viên đại diện các quốc gia với nhiệm vụ tăng cường thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu bằng cách giải quyết các tình huống vi phạm nhân quyền, đưa ra khuyến nghị, bao gồm cả việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về nhân quyền. Hội đồng Nhân quyền là một tổ chức trực thuộc Đại hội đồng LHQ và báo cáo trực tiếp với tổ chức này.
Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án Tội phạm Quốc tế (International Criminal Court - ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC.
Bộ máy nhân quyền LHQ gồm nhiều cơ quan có những chức năng, nhiệm vụ và vai trò khác nhau trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Ngoài ra, bộ máy này còn có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc như: Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Quỹ phát triển phụ nữ Liên hiệp quốc (UNIFEM), Tổ chức y tế thế giới (WHO)... và hệ thống ủy ban công ước được thành lập để giám sát việc thực hiện một số điều ước quốc tế quan trọng về nhân quyền [2].
Tuy nhiên UDHR vẫn không mang tính cách ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia trên thế giới, cho dù có thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) chăng nữa. Mỗi quốc gia có quyền ký nhận hay không ký nhận bản tuyên ngôn này và áp dụng vào pháp chế của đất nước mình. Nhằm bổ túc khuyết điểm đó, LHQ đã cố gắng để bản tuyên ngôn nhân quyền mang giá trị pháp lý bằng việc thảo ra những thoả ước có giá trị như luật quốc tế.
Với mục tiêu đó, LHQ đã thiết lập các cơ chế để thực thi UDHR. Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc (Human Rights Committee) đã tiến hành soạn thảo hai Công ước: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Convenant on Economic, Social and Cultural Rights ICESCR). Cùng với UDHR, chúng cũng thường được coi như là Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế.
ICCPR tập trung vào các vấn đề như quyền sống, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền bỏ phiếu. ICESCR tập trung vào các vấn đề như thực phẩm, giáo dục, y tế và nơi cư trú. Cả hai công ước đều nhấn mạnh việc mở rộng quyền cho tất cả mọi người và cấm phân biệt đối xử. Ngoài ra, một Nghị định thư tùy chọn đi kèm với ICCPR cũng được LHQ thông qua (1966) nhằm quy định các thủ tục giải quyết các khiếu nại của các cá nhân về việc vi phạm các quyền dân sự, chính trị của các quốc gia. ICCPR có hiệu lực từ ngày 23-3-1976. Tầm quan trọng và ý nghĩa của ICCPR được thể hiện ở chỗ có 168 nước đã phê chuẩn Công ước này (tính đến tháng 7-2015).
Năm 1998, Tuyên ngôn về những người bảo vệ nhân quyền đã được LHQ thông qua [1]. Năm 2000, Ủy ban Nhân quyền thiết lập vị trí Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền. Bản Tuyên ngôn về những người bảo vệ Quyền con người tuyên bố rằng mỗi người đều có trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người. Có lẽ đây là khía cạnh quan trọng nhất của tài liệu này khi khuyến khích nhiều người tham gia bảo vệ quyền con người, trở thành những người bảo vệ quyền con người.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được thành lập 2006 để thay thế Ủy ban Liên hợp quốc về Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights). Hội đồng gồm có 47 thành viên đại diện các quốc gia với nhiệm vụ tăng cường thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu bằng cách giải quyết các tình huống vi phạm nhân quyền, đưa ra khuyến nghị, bao gồm cả việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về nhân quyền. Hội đồng Nhân quyền là một tổ chức trực thuộc Đại hội đồng LHQ và báo cáo trực tiếp với tổ chức này.
Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án Tội phạm Quốc tế (International Criminal Court - ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC.
Bộ máy nhân quyền LHQ gồm nhiều cơ quan có những chức năng, nhiệm vụ và vai trò khác nhau trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Ngoài ra, bộ máy này còn có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc như: Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Quỹ phát triển phụ nữ Liên hiệp quốc (UNIFEM), Tổ chức y tế thế giới (WHO)... và hệ thống ủy ban công ước được thành lập để giám sát việc thực hiện một số điều ước quốc tế quan trọng về nhân quyền [2].
Ảnh: Nguồn Internet
Châu Âu, nơi khởi đầu bảo vệ quyền con người
Châu Âu là khu vực đi đầu trên thế giới về việc phát triển cơ chế bảo vệ quyền con người. Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người đã hình thành nên cơ sở cho Công ước châu Âu về quyền con người, được thông qua năm 1950. Tên chính thức là Công ước bảo vệ Nhân quyền và các quyền Tự do căn bản (Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms). Công ước này có hiệu lực từ ngày 3-9-1953. Nó bảo vệ quyền con người của người dân ở các quốc gia thuộc Hội đồng Châu Âu.
Bên cạnh việc ghi nhận các quyền và tự do cơ bản, Công ước này còn quy định cơ chế giám sát thực hiện gồm ba cơ quan là: Ủy ban Quyền con người trực thuộc Hội đồng châu Âu (được thành lập năm 1954 nhưng đã kết thúc hoạt động từ năm 1990), Tòa án Quyền con người châu Âu (1959) và Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu (gồm ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia thành viên). Công ước cũng quy định hai loại khiếu nại (applications) về những vi phạm quyền con người có thể được tiếp nhận và xem xét là khiếu nại của các cá nhân và của các quốc gia đối với nhau.
Mọi quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu đều phải tham gia Công ước Quyền con người châu Âu. Đây là một trong những điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng châu Âu.
Công ước được thiết kế để đưa cách tiếp cận các quyền tự do dân sự truyền thống vào nhằm đảm bảo hiệu quả nền dân chủ. Các luật sư người Anh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo Công ước châu Âu về Nhân quyền, đặc biệt là Winston Churchill tham gia rất nhiều. Công ước này lập ra Tòa án Nhân quyền châu Âu. Bất cứ ai cảm thấy nhân quyền của mình bị xâm phạm bởi các nước ký kết Công ước đều có thể đưa vụ việc ra tòa án nói trên. Các nước thành viên đều ghi nhận Công ước là một phần của pháp luật quốc gia. Trên cơ sở đó, việc áp dụng pháp luật quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền con người nói chung hay quyền của người bị buộc tội nói riêng đều trên cơ sở tôn trọng tinh thần của Công ước. Nếu trong trường hợp việc áp dụng pháp luật quốc gia xâm phạm đến quyền lợi của người bị buộc tội thì họ có quyền yêu cầu lên Toà án nhân quyền Châu Âu để được xem xét [3].
Hiểu rõ nhân quyền để không chấp nhận ai ban phát nhân quyền
Đức Hồng Y Walter Kasper nhận định: “Ngày nay, nhân quyền được tuyên dương như một ‘đạo lý mới’ của thế giới”[4]. Điều này cho thấy, nhân quyền được nêu lên như giá trị cốt lõi và trở thành một vấn đề quan trọng trong mọi hoạt động của con người hôm nay. Trong các chương trình nghị sự và văn kiện của các Hội nghị giữa các quốc gia trên thế giới, nhân quyền là một nhân tố không thể thiếu và luôn được đề cập trong các hiệp định song phương hay đa phương. Cũng thế, hoạt động của các tổ chức quốc tế trên thế giới vẫn luôn đặt nhân quyền như là yếu tố được chú ý hàng đầu.
Quả thật, nhân quyền không chỉ liên quan trực tiếp đến những người đang phải đối mặt với sự đàn áp hoặc ngược đãi nào đó mà nó liên quan đến toàn thể nhân loại. Nhân quyền giúp mọi người có tự do để lựa chọn cách thức mà họ sống, nhờ đó họ thể hiện bản thân mình một cách tối ưu. Nhân quyền giúp mỗi người tự do thể hiện sự ủng hộ vào một chính phủ mà họ tin tưởng hoặc không ủng hộ một chính phủ mà họ đã mất lòng tin mà không sợ bị đe dọa đến an nguy bản thân.
Nhân quyền cũng đảm bảo cho mọi người các phương tiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nhà ở, giáo dục, để mọi người có thể tận dụng tối đa mọi cơ hội để mưu cầu hạnh phúc. Nhất là nhân quyền bảo đảm những quyền tự do căn bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng… như là những tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết để mọi người có thể sống đúng với nhân phẩm của mình. Và quan trọng, tất cả những quyền ấy là vốn có nơi con người chứ không phải do một chính thể nào ban phát. Một chính phủ “của dân, do dân và vì dân” thực sự phải là một chính phủ ý thức được trách nhiệm của mình, phải biết lo cho dân, vì dân phục vụ chứ không phải là đứng ở trên dân cai trị và bắt dân phải “hàm ơn” mình.
Châu Âu là khu vực đi đầu trên thế giới về việc phát triển cơ chế bảo vệ quyền con người. Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người đã hình thành nên cơ sở cho Công ước châu Âu về quyền con người, được thông qua năm 1950. Tên chính thức là Công ước bảo vệ Nhân quyền và các quyền Tự do căn bản (Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms). Công ước này có hiệu lực từ ngày 3-9-1953. Nó bảo vệ quyền con người của người dân ở các quốc gia thuộc Hội đồng Châu Âu.
Bên cạnh việc ghi nhận các quyền và tự do cơ bản, Công ước này còn quy định cơ chế giám sát thực hiện gồm ba cơ quan là: Ủy ban Quyền con người trực thuộc Hội đồng châu Âu (được thành lập năm 1954 nhưng đã kết thúc hoạt động từ năm 1990), Tòa án Quyền con người châu Âu (1959) và Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu (gồm ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia thành viên). Công ước cũng quy định hai loại khiếu nại (applications) về những vi phạm quyền con người có thể được tiếp nhận và xem xét là khiếu nại của các cá nhân và của các quốc gia đối với nhau.
Mọi quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu đều phải tham gia Công ước Quyền con người châu Âu. Đây là một trong những điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng châu Âu.
Công ước được thiết kế để đưa cách tiếp cận các quyền tự do dân sự truyền thống vào nhằm đảm bảo hiệu quả nền dân chủ. Các luật sư người Anh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo Công ước châu Âu về Nhân quyền, đặc biệt là Winston Churchill tham gia rất nhiều. Công ước này lập ra Tòa án Nhân quyền châu Âu. Bất cứ ai cảm thấy nhân quyền của mình bị xâm phạm bởi các nước ký kết Công ước đều có thể đưa vụ việc ra tòa án nói trên. Các nước thành viên đều ghi nhận Công ước là một phần của pháp luật quốc gia. Trên cơ sở đó, việc áp dụng pháp luật quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền con người nói chung hay quyền của người bị buộc tội nói riêng đều trên cơ sở tôn trọng tinh thần của Công ước. Nếu trong trường hợp việc áp dụng pháp luật quốc gia xâm phạm đến quyền lợi của người bị buộc tội thì họ có quyền yêu cầu lên Toà án nhân quyền Châu Âu để được xem xét [3].
Hiểu rõ nhân quyền để không chấp nhận ai ban phát nhân quyền
Đức Hồng Y Walter Kasper nhận định: “Ngày nay, nhân quyền được tuyên dương như một ‘đạo lý mới’ của thế giới”[4]. Điều này cho thấy, nhân quyền được nêu lên như giá trị cốt lõi và trở thành một vấn đề quan trọng trong mọi hoạt động của con người hôm nay. Trong các chương trình nghị sự và văn kiện của các Hội nghị giữa các quốc gia trên thế giới, nhân quyền là một nhân tố không thể thiếu và luôn được đề cập trong các hiệp định song phương hay đa phương. Cũng thế, hoạt động của các tổ chức quốc tế trên thế giới vẫn luôn đặt nhân quyền như là yếu tố được chú ý hàng đầu.
Quả thật, nhân quyền không chỉ liên quan trực tiếp đến những người đang phải đối mặt với sự đàn áp hoặc ngược đãi nào đó mà nó liên quan đến toàn thể nhân loại. Nhân quyền giúp mọi người có tự do để lựa chọn cách thức mà họ sống, nhờ đó họ thể hiện bản thân mình một cách tối ưu. Nhân quyền giúp mỗi người tự do thể hiện sự ủng hộ vào một chính phủ mà họ tin tưởng hoặc không ủng hộ một chính phủ mà họ đã mất lòng tin mà không sợ bị đe dọa đến an nguy bản thân.
Nhân quyền cũng đảm bảo cho mọi người các phương tiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nhà ở, giáo dục, để mọi người có thể tận dụng tối đa mọi cơ hội để mưu cầu hạnh phúc. Nhất là nhân quyền bảo đảm những quyền tự do căn bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng… như là những tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết để mọi người có thể sống đúng với nhân phẩm của mình. Và quan trọng, tất cả những quyền ấy là vốn có nơi con người chứ không phải do một chính thể nào ban phát. Một chính phủ “của dân, do dân và vì dân” thực sự phải là một chính phủ ý thức được trách nhiệm của mình, phải biết lo cho dân, vì dân phục vụ chứ không phải là đứng ở trên dân cai trị và bắt dân phải “hàm ơn” mình.
Ảnh: Nguồn Internet
Nhân quyền ảo trong các chính phủ độc tài, toàn trị
Tuyên ngôn Nhân quyền chính là lời kêu gọi tự do và công lý cho mọi người trên toàn thế giới. Ngày nay, ý thức về nhân quyền càng ngày càng gia tăng trong xã hội, nhưng không vì thế mà sự vi phạm nhân quyền không còn, mà thực tế cho thầy sự vi phạm vẫn tái diễn, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày các chính phủ vi phạm quyền của công dân của họ đều bị thách thức bởi dư luận quốc tế. Tuy nhiên, chính mỗi con người trên toàn thế giới phải ý thức được quyền của mình trước tiên.
Sự thông minh nơi con người là do bẩm sinh, nhưng kiến thức con người có được phải do thụ đắc. Điều đó có nghĩa là mỗi người cần phải được giáo dục về nhân quyền và cách thức để thực hiện nhân quyền. Mỗi người cần tích cực học hỏi về các quyền của mình bằng tất cả những phương tiện và điều kiện có thể. Trên thế giới, các khóa học về nhân quyền, dân chủ, pháp luật, truyền thông, chính trị... là điều phổ biến trong xã hội dân chủ. Tuy nhiên, với các chế độ độc tài, với chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị, thì điều đó là không tưởng. Bởi bản chất của các chế độ độc tài là làm mọi cách để duy trì quyền lực, bất chấp lợi ích dân tộc thì họ không đời nào đưa các giá trị tiến bộ như dân chủ, tự do, bình đẳng… tuyên truyền cho người dân. Do đó các chính phủ của các chế độ độc tài không muốn công dân biết về nhân quyền là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên, các chính phủ này vẫn ký nhận bản Tuyên ngôn nhân quyền của LHQ, vẫn tham dự các hội nghị về nhân quyền, thậm chí còn là thành viên của hội đồng nhân quyền nhưng không có nghĩa là nhân quyền sẽ được họ áp dụng đầy đủ trong thực tế tại quốc gia của họ, chúng chỉ như một bức bình phong không hơn không kém.
Do đó, bất cứ ai có đóng góp đáng kể vào việc quảng bá cho nhân quyền bất chấp sự sách nhiễu và khủng bố thật đáng trân trọng và cần sự ủng hộ của tất cả mọi người. Đồng thời, trách nhiệm học hỏi, tìm hiểu và thúc đẩy nhân quyền cũng không phải là trách nhiệm của riêng ai.
Tuyên ngôn Nhân quyền chính là lời kêu gọi tự do và công lý cho mọi người trên toàn thế giới. Ngày nay, ý thức về nhân quyền càng ngày càng gia tăng trong xã hội, nhưng không vì thế mà sự vi phạm nhân quyền không còn, mà thực tế cho thầy sự vi phạm vẫn tái diễn, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày các chính phủ vi phạm quyền của công dân của họ đều bị thách thức bởi dư luận quốc tế. Tuy nhiên, chính mỗi con người trên toàn thế giới phải ý thức được quyền của mình trước tiên.
Sự thông minh nơi con người là do bẩm sinh, nhưng kiến thức con người có được phải do thụ đắc. Điều đó có nghĩa là mỗi người cần phải được giáo dục về nhân quyền và cách thức để thực hiện nhân quyền. Mỗi người cần tích cực học hỏi về các quyền của mình bằng tất cả những phương tiện và điều kiện có thể. Trên thế giới, các khóa học về nhân quyền, dân chủ, pháp luật, truyền thông, chính trị... là điều phổ biến trong xã hội dân chủ. Tuy nhiên, với các chế độ độc tài, với chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị, thì điều đó là không tưởng. Bởi bản chất của các chế độ độc tài là làm mọi cách để duy trì quyền lực, bất chấp lợi ích dân tộc thì họ không đời nào đưa các giá trị tiến bộ như dân chủ, tự do, bình đẳng… tuyên truyền cho người dân. Do đó các chính phủ của các chế độ độc tài không muốn công dân biết về nhân quyền là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên, các chính phủ này vẫn ký nhận bản Tuyên ngôn nhân quyền của LHQ, vẫn tham dự các hội nghị về nhân quyền, thậm chí còn là thành viên của hội đồng nhân quyền nhưng không có nghĩa là nhân quyền sẽ được họ áp dụng đầy đủ trong thực tế tại quốc gia của họ, chúng chỉ như một bức bình phong không hơn không kém.
Do đó, bất cứ ai có đóng góp đáng kể vào việc quảng bá cho nhân quyền bất chấp sự sách nhiễu và khủng bố thật đáng trân trọng và cần sự ủng hộ của tất cả mọi người. Đồng thời, trách nhiệm học hỏi, tìm hiểu và thúc đẩy nhân quyền cũng không phải là trách nhiệm của riêng ai.
MINH ĐỨC
* Mời quý vị đón đọc kỳ cuối: Một số vấn đề cơ bản của nhân quyền: Người Công giáo đối diện với nhân quyền
Chú thích:
[1] Tên đầy đủ của bản tuyên ngôn này là Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, nhóm và tổ chức trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản được công nhận phổ quát (Declaration on the Right and Responsibility of Individuals, Groups and Organs of Society to Promote and Protect Universally Recognized Human Rights and Fundamental Freedoms).
[2] Nhóm tác giả Khoa Luật - ĐHQGHN (biên soạn): Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. ĐHQGHN, 2012, tr. 105 – 106; Giới thiệu luật nhân quyền quốc tế (nhanquyen.vn).
[3] What is the European Convention on Human Rights? (amnesty.org.uk); Giới thiệu luật nhân quyền quốc tế (nhanquyen.vn).
[4] Nguyễn Đăng Trúc: Giáo hội công giáo và Nhân quyền (dinhsong.net).
* Toàn bộ Thư mục tham khảo sẽ liệt kê trong kỳ cuối