Tác giả một bài báo mới đây nói rằng hầu hết các học giả Tân Ước đều không tin Đức Giêsu sống lại từ cõi chết. Theo ông ta, một giáo sư chủng viện Công giáo nói ông không thấy một học giả Thánh Kinh đáng tin nào chủ trương Đức Giêsu sống lại.
Việc Đức Giêsu sống lại từ cõi chết là trọng tâm đức tin của chúng ta. Như thánh Phaolô nói, nếu Đức Giêsu không sống lại, Kitô hữu chúng ta là những người đáng thương. Mặt khác, những độc giả chín chắn đều biết đến những rắc rối quan trọng trong những tường thuật khác nhau của Tin Mừng về sự sống lại và những sự kiện tiếp theo.
Sự sống lại của Chúa Kitô không đơn thuần là “trở về cõi sống” như khi Người còn sinh thời. Những người bạn thân thiết nhất của Người đã thấy Người nhưng không nhận ra Người, rồi sau lại nhận ra Người (Ga 20:14). Người xuất hiện rồi biến mất ngay lập tức (chẳng hạn Lc 24). Các câu chuyện trong Tin Mừng khác nhau môt cách đáng kể trong nhiều chi tiết về những biến cố trong ngày Phục sinh đầu tiên và những ngày tiếp theo.
Chính thánh Phaolô, người nói với chúng ta là đã xem thấy Chúa sống lại, khi so sánh sự sống lại của chúng ta với sự sống lại của Đức Kitô, nói rằng cái chết đi là thân thể vật chất, nhưng cái sống lại là thân thể thần thiêng, không thể hư hoại, vinh hiển và không phải chết (1 Cr 15).
Một trong những công việc của nền học thuật Thánh Kinh là đối chiếu và phân tích tất cả những thông tin và thần học trong Tân Ước, rồi khai triển những giải thích khả dĩ trong bối cảnh đức tin Kitô truyền thống.
Một trong nhiều chứng minh mà chúng tôi xin đan cử là cuốn New Jerome Biblical Commentary, một cuốn giải thích Thánh Kinh bằng Anh ngữ, do một số học giả Thánh Kinh Công giáo nổi tiếng soạn thảo. Trong phần nói về sự sống lại của Đức Giêsu, bốn trong số các nhà thần học này, mà tên tuổi của họ khá quen thuộc với các sinh viên học Thánh Kinh, rõ rệt bênh vực sự sống lại của thân thể Đức Giêsu. Họ mạnh mẽ bác bỏ phê phán của phái duy lý và phái tự do thế kỷ 19, cách này hoặc cách khác, cố gắng phủ nhận sự sống lại.
Lập trường của họ hoàn toàn hiển nhiên, có lẽ là rõ ràng nhất trong bối cảnh những “tính chất” khác biệt của việc Chúa sống lại. Họ viết, “Nếu Tân Ước nhấn mạnh rằng, cái người ta xem thấy là một Đức Giêsu đã được biến đổi triệt để, thì đó chính là Đức Giêsu mà người ta đã thấy,” Đức Giêsu mà các môn đệ đã cùng đi, cùng trò chuyện, cùng ăn uống và cùng sống trong lúc sinh thời. Phái duy lý này ngày nay được coi là khôn khéo trong việc phủ nhận mọi thứ học thuật chân chính, kể cả những nghiên cứu Thánh Kinh. Rất tiếc là trong tiến trình tìm hiểu, đôi khi họ lại chôn vùi sự chân thành và sự thật.
Nếu bạn thấy có những phát biểu thái quá loại này, bạn đừng hoảng hốt. Hãy gạt bỏ chúng đi. Thiết tưởng câu nói “Đừng tin tất cả những gì bạn đọc” vẫn là một lời khuyên tốt.
? Tôi đang gặp vài khó khăn với một người theo thuyết bảo thủ. Xin vui lòng cho biết những đoạn văn trong Thánh Kinh nói về việc Chúa Giêsu thiết lập bảy bí tích?
Nhiều người Công giáo (và nhiều Kitô hữu khác) có liên hệ với những người