Đức Giêsu học vâng phục qua đau khổ”! Không phải Người sinh ra là đã biết vâng phục sao? Khi ma quỷ cám dỗ Người ở hoang địa 40 ngày, không phải là Người bị thử thách để xem có yếu đuối hay không sao? Tôi nghĩ rằng Chúa chết để làm vinh danh Chúa Cha, Đấng là Cha chúng ta. Đức Giêsu không phải học vâng phục, vì Người là Thiên Chúa!
Câu trích dẫn mà bạn nêu ra không phải là của một tác giả hiện đại đâu. Đó là câu trích từ thư gửi tín hữu Do Thái. Thực tế, đó chỉ là một trong nhiều xác quyết của thư này và những chỗ khác trong Thánh Kinh nhấn mạnh một sự thật mà nhiều người Công giáo chúng ta khó tin. Đó là Đức Giêsu là người thật, với tất cả những gì bao gồm trong tâm hồn và thân thể.
Theo kinh nghiệm của tôi, phủ nhận nhân tính của Đức Giêsu có lẽ dễ dàng là một trong những sai lầm trầm trọng nhất của đức tin trong thời đại chúng ta. Đối với những lý do lịch sử, chúng ta đã quá chú ý vào sự kiện Người là Thiên Chúa đến nỗi coi nhẹ sự thật này là “Người giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi” (thư Do Thái).
Ghi nhận của Thánh Kinh về việc Đức Giêsu lớn lên, học hỏi, chịu đau khổ, khóc, chiến đấu với sự yếu đuối và sợ hãi, v.v… là những điều quan trọng đối với các Kitô hữu tiên khởi cũng như đối với chúng ta. Cũng như chúng ta, các Kitô hữu này đã ý thức rằng tin vào nhân tính thực thụ của Đức Giêsu cũng hệ trọng như tin Người là Thiên Chúa. Nếu một trong hai không phải là thật, thì sự sống, sự chết, và sự phục sinh cứu độ của Người chỉ là sự kiện trống rỗng. Chẳng hạn, nếu Đức Giêsu chỉ là Thiên Chúa mà không phải là người, điều đó có thể chứng minh lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không phải là dân được cứu chuộc như chúng ta vẫn tin. Đức Giêsu chỉ có thể hoàn thành công cuộc cuộc cứu chuộc bằng cách là một người trong chúng ta một cách thực sự và đầy đủ.
Do đó, trích dẫn bạn đưa ra chỉ là nhắc lại những gì Thánh Kinh nói về nhân tính của Đức Giêsu, một chân lý chủ yếu nếu chúng ta đánh giá đúng mầu nhiệm nhập thể và vai trò của Người là Đấng cứu thế. Tất cả các đoạn văn về Đức Giêsu nói về tiến trình phát triển và chiến đấu của Đức Giêsu như những người khác (miễn là chúng ta loại bỏ mọi sự yếu đuối hay tội lỗi về phương diện luận lý) đều phản ánh yếu tố thiết yếu này trong đức tin của chúng ta. Chúng ta không chỉ có thể tin, chúng ta phải tin, nếu chúng ta muốn trung thành với truyền thống Kitô giáo.
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô