Danh xưng Yavê ngày nay rất phổ biến. Danh xưng này nghĩa là gì và vì sao được sử dụng nhiều như vậy?
Việc sử dụng từ ngữ Yavê cho thấy nỗ lực của các học giả Thánh Kinh hiện đại nhằm làm tái hiện danh xưng chí thánh của Thiên Chúa nơi người Do Thái. Theo truyền thống Do Thái cổ xưa, thánh danh này chỉ được sử dụng trong những nghi lễ long trọng. Theo truyền thống Thánh Kinh, đây là danh xưng Thiên Chúa đã dùng khi đàm đạo với ông Môsê trong bụi gai bốc cháy (Xh 3).
Tuy nhiên, danh xưng này đã được sử dụng ở một số nơi trong những chương đầu của sách Sáng thế. Dù có nguồn gốc như thế nào, từ ngữ này có lẽ phát xuất từ động từ Hípri “là” và thường được chuyển dịch thành “Đấng hiện hữu” hay “Ta là đấng hiện hữu” (hay “Ta là Đấng ta là”) – diễn tả sự cao cả tuyệt đối của Đấng Thiên Chúa hằng sống trên mọi thụ tạo.
Thay vì dùng danh xưng “cấm kỵ” Yavê, người Do Thái thường dùng danh xưng Adonai (Chúa) trong ngôn ngữ và kinh nguyện hàng ngày. Trong văn viết, khi muốn nói về Thiên Chúa, người ta dùng phụ âm YHWH của từ Yahweh với những nguyên âm AOA của từ Adonai.
Nhưng khi những bản Thánh Kinh tiếng Anh sớm nhất ra đời, các dịch giả dùng việc kết hợp ấy mà tạo ra một từ lai “Jehovah,” thực sự không thấy trong một ngôn ngữ nào cả.
Đối với chúng ta, Yahweh là một từ lạ, mặc dù phụng tự Công giáo có dùng phần đầu của từ này. Từ “Alleluia” nghĩa chữ là “chúc tụng Yahweh” hay “chúc tụng Thiên Chúa”.
Trong khi cách phát âm từ ngữ này một cách chính xác này đã bị thất lạc đâu đó trong lịch sử vì người Do Thái cấm đọc từ này to tiếng, thì từ này vẫn được lưu giữ và có một vị trí đáng kính trọng trong truyền thống như là danh xưng độc nhất để chỉ về Đấng Thiên Chúa hằng sống của Israel và của Kitô hữu.
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô