Có bảy phẩm chất đặc biệt tạo nên một người tốt. Chúng được gọi là “các nhân đức”, hay những năng lực giúp thi hành các bổn phận luân lý. Chúng đã được truyền dạy từ ngàn năm về trước, thế nên rất có thể, bạn đã nghe về các nhân đức này.
Trước hết, có bốn nhân đức “Trụ” (cardinal). (Cardinal có nguồn gốc từ chữ cardo trong tiếng Latin, nó có nghĩa là “bản lề”: bốn nhân đức này là bản lề để tất cả các nhân đức khác dựa vào, hay phụ thuộc). Đó là (1) Công Bình, hay Công Bằng; (2) Khôn Ngoan, hay Thông Hiểu; (3) Can Đảm, hay Dũng Cảm; (4) Tiết Độ, hay Chừng Mực (Kn 8,7). Công Bình có nghĩa cơ bản là “Nguyên Tắc Vàng” này: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12). Khôn Ngoan mang nghĩa chính yếu là hiểu về con người và hoàn cảnh, hiểu những gì cần hiểu (Hs 14,9). Can Đảm nghĩa là quyết lòng đứng lên bảo vệ những gì là đúng và chống lại sai trái, kể cả khi điều này rất khó thực hiện (Ep 6,10-20). Và Tiết Độ nghĩa là kiểm soát những ham muốn của bạn cũng như bản năng ăn uống ở mức vừa phải để vượt qua được tính tham lam và ích kỷ (Gl 5, 19-25).
Cũng có ba nhân đức “Đối Thần”, hay Hướng Chúa là: Tin, Cậy, và Mến – còn gọi là Yêu (1Cr 13,13). Đây là các nhân đức theo chiều dọc; còn bốn nhân đức Trụ là các nhân đức theo chiều ngang. Các nhân đức Hướng Thần là những điều cần phải có của chúng ta trong tương quan với Thiên Chúa; còn các nhân đức Trụ là những gì chúng ta cần phải có trong tương quan với chính mình và với tha nhân.
Đức Tin là tin vào những gì Thiên Chúa đã mạc khải, bởi vì chúng ta tín thác vào Thiên Chúa. Đức Cậy nghĩa là tin vào lời hứa của Thiên Chúa; đó là niềm tin được đặt vào tương lai. Và Đức Mến là một tình yêu trao ban chính mình, một tình yêu quên đi chính mình.
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô