Đó là một câu hỏi tuyệt vời. Tôi hy vọng là bạn thực sự muốn biết, bởi vì chúng ta được hứa rằng: “Hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7,8).
Người ta gặp được Thiên Chúa, “nhận biết” được Thiên Chúa, không phải chỉ bởi tri thức hay việc nghiên cứu của trí tuệ, nhưng bởi cảm nghiệm riêng tư, bởi sự quen thuộc, bởi tình bằng hữu – đây là giá trị, mục đích và cứu cánh của cuộc đời chúng ta, là niềm hoan lạc tối hậu của chúng ta. Niềm hoan lạc ấy đã bắt đầu ở đời này và được nên trọn vẹn ở đời sau. “Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17,3). Đó là định nghĩa hay nhất về “sự sống đời đời”. Sự sống đời đời không chỉ là một sự sống nào đó vượt trội hơn sự sống đời này hay là sự kéo dài của thời gian đến vô tận. Sự sống đời đời chính là được nên thân mật với Thiên Chúa, là “hiểu biết” chỉ đến từ tình yêu.
Làm thế nào để chúng ta gặp được Thiên Chúa? Thưa, nhờ Đức Giêsu. “Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu” (1Tm 2,5). Chúng ta nhận biết được Thiên Chúa là nhờ sự “hạ mình” của Người, chứ không phải nhờ sự “vươn lên” của nhân loại. “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Để gặp gỡ Thiên Chúa, hãy gặp gỡ Đức Giêsu. Người nói: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9).
Đổi lại, chúng ta gặp được Đức Kitô qua các Kitô hữu, qua Nhiệm Thể của Đức Kitô, tức là Hội thánh, “đoàn dân của Thiên Chúa”. Trong thực tế, Chúa Cha trước nhất; Đức Kitô, Chúa Con, phát xuất từ Chúa Cha từ ngàn đời; và tiếp đó, Hội thánh của Đức Kitô xuất hiện vào một thời điểm cụ thể trong thời gian, khoảng 2000 năm trước. Tuy thế, chúng ta lại cảm nghiệm Chúa Cha, Chúa Con và Hội thánh theo một thứ tự ngược lại: chúng ta học biết về Đức Kitô qua Hội thánh, qua các Kitô hữu; và rồi học biết Chúa Cha qua Đức Kitô.
Thứ tự trong thực tế : Thiên Chúa (Chúa Cha) => Đức Kitô (Chúa Con) => Kitô hữu (Giáo hội)
Thứ tự trong cảm nghiệm : Kitô hữu => Đức Kitô =>Thiên Chúa
Các Kitô hữu giống như những cửa sổ giúp chúng ta gặp gỡ được Đức Kitô, và Đức Kitô cũng giống như cửa sổ qua đó chúng ta gặp gỡ được Thiên Chúa. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn: cánh cửa của Đức Kitô thì hoàn toàn sáng rõ, trong khi cánh cửa của các Kitô hữu thì luôn luôn bụi bặm, chỉ một chút ánh sáng mới lọt được vào.
Có ba cách để làm sạch cánh cửa của chúng ta, ba cách để ánh sáng của Đức Kitô có thể lọt nhiều hơn vào cuộc đời chúng ta, ba cách để gặp gỡ Thiên Chúa cách thân tình hơn, đó là:
Yêu mến Người, bởi vì, bạn chỉ thực sự nhận biết ai đó khi bạn yêu mến họ. Và Thiên Chúa là một Ngôi Vị, không phải một sự vật.
Cầu nguyện. Hãy kêu xin Người! Hãy cầu nguyện rằng, “Lạy Chúa, xin cho con được nhận biết Chúa nhiều hơn”. Và Người sẽ ban cho bạn điều đó.
? Tôi đang gặp vài khó khăn với một người theo thuyết bảo thủ. Xin vui lòng cho biết những đoạn văn trong Thánh Kinh nói về việc Chúa Giêsu thiết lập bảy bí tích?
Nhiều người Công giáo (và nhiều Kitô hữu khác) có liên hệ với những người