Thưa không. Trước hết, xa tránh sự dữ chỉ là một phương tiện để đạt được cứu cánh lớn hơn là làm điều thiện và là điều thiện. Dĩ nhiên, chúng ta không thể làm điều thiện hay là điều thiện trừ khi chúng ta tránh xa sự dữ và tuân giữ Các Điều Răn, nhưng chúng ta sẽ suy nghĩ về điều thiện nhiều hơn sự dữ: “Thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4,8).
Tiếp đến, ngay cả sự thiện luân lý, thậm chí việc tuân giữ Mười Điều răn, đều không phải là điều quan trọng nhất ở đây. Thiên Chúa và người thân cận mới là điều quan trọng (Mc 12,28-31). Nhưng một lần nữa, trừ khi chúng ta tuân giữ Mười Điều Răn, chúng ta không thể thật sự kính mến Thiên Chúa và yêu thương đồng loại. Mười Điều răn là những phương tiện, cách thế để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.
Khi Thiên Chúa dẫn dắt dân riêng Người tuyển chọn thoát ách nô lệ Ai Cập (giống như tội lỗi) xuyên qua sa mạc (tương tự cuộc đời này) để đi vào Miền Đất Hứa (tựa như Thiên Đàng), Người dẫn họ qua núi Sinai, nơi họ được nhận Mười Điều răn. Chúng ta không nên dừng lại ở núi Sinai. Đó chỉ là một trạm dừng mà thôi. Mười Điều Răn giúp chúng ta tiến bước trong trật tự. Điểm đến của chúng ta là Yonder.
Suy nghĩ về tội lỗi quá nhiều sẽ sinh ra lo lắng và sợ hãi. Suy nghĩ quá ít về tội lỗi lại sinh ra thờ ơ, lãnh đạm. Tội lỗi cũng giống như bệnh tật. Bạn có thể suy nghĩ quá nhiều hay quá ít về nó. Theo nghĩa đen, nếu như bạn suy nghĩ quá nhiều thì bạn sẽ lo lắng về căn bệnh của chính bạn. Đó là việc làm của những người mắc “chứng ám ảnh về bệnh tật”. Còn nếu bạn suy nghĩ quá ít có thể bạn đang mạo hiểm với chính sức khỏe của mình và bạn sẽ ngã bệnh.
Chúng ta nên thực hiện những cuộc “chất vấn lương tâm” ngắn và đều đặn, có lẽ là mỗi ngày một lần, tuy nhiên đừng chỉ “đóng khung” trong sự phân tích chính mình. Tất cả chúng ta đều muốn biết mình là ai và làm cách nào để có được thành công. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ nhìn vào chính mình và hỏi: “Tôi có khỏe không?”. Hoặc là (1) bạn nghĩ là mình khá tốt và trở thành một người chảnh chọe, tự mãn, giả hình, hoặc là (2) bạn nghĩ là mình khá xấu rồi trở nên cứng đầu, tự ti, con sâu nhỏ lo lắng, hoặc là (3) bạn nghĩ là mình vừa phải, không nóng cũng không lạnh nhưng âm ấm, không đen cũng không trắng nhưng là xám: buồn tẻ và mơ hồ.
Vậy thì đâu là lối thoát? Hãy ngừng suy nghĩ về chính mình và để tâm đến tha nhân cùng với Thiên Chúa của bạn. Đôi mắt được sinh ra để nhìn ra bên ngoài, tư tưởng cũng vậy. Khi đóng khung trong tội lỗi, bạn làm cho nhãn cầu của mình quay ngược vào trong. Bạn cũng đồng thời đóng băng bộ mặt mình với sự khó chịu.
Tất cả các thánh đều có trong mình niềm vui đích thực của người Kitô hữu: các ngài tìm thấy bình an và mãn nguyện nơi những điều mà Thiên Chúa đã dự định cho cuộc đời mình (hãy đọc những gì thánh Phaolô tông đồ viết cho các tín hữu Philípphê 4,11-13). Các ngài đã dốc toàn lực để chiến đấu với tội lỗi. Việc các thánh tin vào tội lỗi là điều hoàn toàn đúng đắn. Thế nhưng niềm tin vào ơn tha thứ và tình yêu vô biên của Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn gấp bội. (Rm 4,22-24).
? Tôi đang gặp vài khó khăn với một người theo thuyết bảo thủ. Xin vui lòng cho biết những đoạn văn trong Thánh Kinh nói về việc Chúa Giêsu thiết lập bảy bí tích?
Nhiều người Công giáo (và nhiều Kitô hữu khác) có liên hệ với những người