14/08/2024 -

Giáo lý cho người trẻ

1008

Có một người tên Gióp cũng đã từng đặt ra câu hỏi này, khi phải trải qua những tai họa đau đớn nhất – mất con cái, tài sản, mắc những căn bệnh quái ác. Ba trong số những người bạn thân đã đưa ra lời giải đáp, thế nhưng vẫn còn quá đơn giản với ông. Bạn có thể đọc đoạn đối thoại nổi tiếng của họ từ chương 3 đến 37 trong sách Gióp. Hãy đọc phần trả lời có tính cách đảo ngược mọi sự của Thiên Chúa cho một trong những câu hỏi gay go nhất của cuộc đời (G 38,1 - 42,6).

Tuy nhiên, Kinh Thánh thậm chí còn nói nhiều hơn về tội lỗi và sự dữ. Thực sự có điều đó. Có lẽ đây là một phần giáo huấn không phổ biến mấy của Kitô giáo, thế nhưng nó cũng là một trong những điều thực tế nhất. Hãy đọc những gì Kinh Thánh nói về thực tại sự dữ và sức tác động của nó trong thế giới này: Tv 51,1-17 ; 1Cr 15,21-22 ; Gl 5,19-26.

Chúng ta phải gặp những điều tồi tệ không phải vì Thiên Chúa không yêu thương nhưng vì tất cả những sự dữ tồn tại trong thế giới, vốn xuất phát từ tội lỗi của con người chứ không phải từ Thiên Chúa (St 3). Hãy suy xét về những điểm sau đây:

Để giải quyết vấn đề sự dữ, Thiên Chúa đã sai Đức Giêsu, Con Một của Người, đi vào giữa thứ sự dữ khủng khiếp nhất trên trần gian, đó là khổ hình thập giá. Đau khổ luôn đi kèm với việc trở thành Kitô hữu, và đó cũng là điều bình thường với họ (Hr 11,32-12,11; 1Pr 4,12-16). Tựa như bài tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, đau khổ giúp cho đức tin và nhân cách mỗi người được nên vững vàng.

Đau khổ chỉ là tạm thời, dù có kéo dài suốt cả đời người ở trần gian. Đôi lúc chúng ta nhìn thấy một tia sáng ở phía cuối đường hầm chỉ để khám phá được rằng, khoảng thời gian đau khổ ấy rốt cuộc cũng chỉ là một phần của chuyến tàu nhanh. Đừng lo lắng. Rồi cuối cùng bạn cũng sẽ đến được đoạn cuối của đường hầm (x. Rm 8,18-23, 35-39; 1Pr 5,8-11).

Thiên Chúa có thể làm phát sinh những điều tốt đẹp từ những hoàn cảnh tồi tệ (Rm 5,3-5, Gc 1,2-4). Người có một biệt tài đáng kinh ngạc trong việc biến đổi những hậu quả đến từ một hoàn cảnh xấu, bởi vì, dẫu Thiên Chúa cho phép sự dữ tồn tại, thế nhưng Người cũng điều khiển và chế ngự nó.

Thánh Philíp Nêri nói rằng, “Thập giá là món quà Thiên Chúa dành tặng cho bạn hữu của Người”. Khi gặp phải đau khổ là lúc chúng ta đang giúp vác đỡ thập giá cho Đức Kitô. Chúng ta cùng chung chia sứ mạng của Người. Thánh Phaolô đã nói trong thư gửi giáo đoàn Côlôsê 1,24: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội thánh”. Đây là một mầu nhiệm vĩ đại, một mầu nhiệm tuyệt vời. Mầu nhiệm ấy thậm chí làm cho đau khổ trở nên ý nghĩa và tràn đầy niềm hy vọng.
114.864864865135.135135135250