THÊM MỘT NHÀ THẦN HỌC BỊ ĐIỀU TRA VÌ TUYÊN NGÔN “CHÚA GIÊSU KITÔ”
Đó là Cha Phêrô Phan, Đại học GeorgeTown ở Washington. Trước đó, ba tu sĩ Dòng Tên nỗi tiếng đã bị điều tra là Dupuis,Haight và Sobrino. Tất cả đều bị coi là bất đồng với tín lý theo đó Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc thế gian duy nhât.
Sandro Magister (17.09.2007)
Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã công bố được ba ngày cá câu trả lời về hai câu hỏi của HĐGM Hoa Kỳ liên quan đến việc buộc phải cho cac bệnh nhân trong “tình trạng thực vật” ăn và uống. Các câu hỏi xuất phát từ cuộc tranh luận nảy sinh xung quanh vị việc người phụ nữ Mỹ Terry Schiavo, qua đời năm 2005 sau khi đã bị căt thức ăn và nước uống có chủ tâm.
Nhưng đó không phải là điểm gây tranh cãi duy nhất về mặt tín lý hoặc luân lý ngày nay trở thành tâm chấn tại Hoa Kỳ. Ngày 12.09,John L. Allen, chuyên gia Vatican của tờ “National Catholic Register” (Người Tường trình Công Giáo Quốc Gia), đã đưa tin một nhà thần học Hoa Kỳ hàng đầu bị điều tra vì một trong các cuốn sách ông viết. Nhà thần học ấy là Phêrô Phan và cuốn sách, xuất bản tại Mỹ năm 2004, mang tựa đề “Giữ Đạo một cách liên tôn . Các viễn cảnh Châu Á về Đối Thoại Liên Tôn”. Như tựa sách cho thấy, vấn đề được tranh luận liên quan đến “tính duy nhất và tính phổ quat cứ độ của Chúa Giêsu và của Hội Thánh”, nghĩa là học thuyết Kitô-học được tái khẳng định năm 2000 bởi tuyên ngôn “Chúa Giêsu”.
Cha Phan là nhà thần học có tiếng thứ tư bị điều tra tiếp theo sau việc phát hành tuyên ngôn “Chúa Giêsu”. Trước Cha và cũng với những lý do tượng tự, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã phát ra những khai báo đối với ba nhà thần học Dòng Tên là Jacques Dupuis năm 2001 ;Roger Haight năm 2004 và Jon Sobrino năm 2006.
Là người gốc Việt-Nam, thân phụ Cha Phan đã di cư sang Mỹ năm 1975. Cha là linh mục thuộc giáo phận Dallas, Texas. Cha học thần học và triết học tại Giáo học học viện Salêdiêng ở Roma và tại Đại học Luân Đôn. Cha đã dạy tại Đại học Dallas,sau đó tại Đại học Công giáo Châu Mỹ ở Washington. Ngày nay, vẫn ở Washington, Cha là giáo sư Đại học Georgetown, giữ ghế ở Khoa Tư Duy Xã Hội Công Giáo. Ngoài ra Cha còn dạy tại Viện Mục Vụ Đông Á ở Manilla,Phi Luật Tân. Cha là người ngoại quốc đầu tiên được bầu làm chủ tịch Hội Thần Học Công Giáo Châu Mỹ.
Trước cuốn “Giữ Đạo Một Cách Liên Tôn” hiện đang bị buộc tội, Cha Phan đã viết hai cuốn sách khác về tương quan giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác :” Kitô-giáo với bộ mặt Á Châu” (Christianity with a Asian face) và “Trong những ngôn ngữ riêng của chúng ta” (In Our Own Tongues) . Nhưng các tác phẩm của Cha bao quát nhiều lãnh vực khác, từ thần học chính thống (Tầm nhìn mô tả bằng tranh tượng của Paul Evdokimov)[ Vision iconographical], (Văn Hóa và Cánh Chung) [Culture ad Eschatology], cho đến các Thánh Phụ (Ân Sủng và Thân Phận Con Người) [Grace and Human Condition] ; (Tư Duy Xã Hội) [Social Thought], về Cánh Chung (Vĩnh cửu trong Thời Gian : Một nghiên cứ về Cánh Chung của Rahner)[ Eternity in Time : a study of Rahner’s Eschatology] ; ( Sự Chết và Sự Sống Vĩnh Cửu) [ Death and Eternal Life] về truyền-giáo-học ( Truyền Giáo và Dạy Giáo Lý : Đắc Lộ và Hội Nhập Văn Hoá ở Việt-Nam của thế kỷ 17) (Mission and Catechesis : Alexandre de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam]. Cha biên tập các bộ sưu tập sách thần học cho các nhà xuất bản Orbis Book và Paulist Press. Sách Cha đượ dịch ra tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý,tiếng Đức,tiếng Ba Lan, tiêng Hoa, tiếng Nhật và tiếng Việt.
Tháng 7.2005, qua trung gian Đức Cha Charles Grahmann, khi ấy là giám mục giáo phận Dallas, Cha Phan nhận được một bức thư của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Thư có con dấu của Đức Cha Angelo, nhân vật thứ hai của Thánh Bộ, còn được Đức hồng y Joseph Ratzinger làm chủ tịch ba tháng trước đó. Bức thư chứa đựng 19 nhận xét, được tập hợp trong sáu chương, cũng là số chương của cuốn sách Cha viết Những điểm gây tranh tụng liê quan trên hết đến tín lý,theo đó Chúa Kitô là Đấng Cưú Độ duy nhất của mọi người, sự cần thiết của Hội Thánh để có được ơn cứu rỗi và giá trị cứu rỗi của các tôn giáo ngoài Kitô-giáo.
Theo Thánh Bộ, sách của Cha Phan “công khai bất đồng với hầu hết các lời giáo huấn của tuyên ngôn Chúa Giêsu”. Thánh Bộ yêu cầu Cha Phan viết một bài để đính chính các luận đề của Cha và đừng tái bản cuố sách đó. Vị tu sĩ Dòng Tên trả lời bằng một bức thư vào tháng tư năm 2006. Trong thư Cha đưa ra những phản đối chống lại thủ tục pháp lý được áp dụng và đề nghị bù đắp tiền bạc để in lời đính chính được yêu cầu.
Sau đó Cha Phan không nhận được thư nào nữa từ Vatican.Nhưng trong thời gian ấy, Cha lại bị đưa ra xét xử và lần nầy do các giám mục Hoa Kỳ.
Tháng Năm 2007, chủ tịch Uỷ Ban, Đức Cha William Lori,giám mục Bridgeport, thông báo với Cha Phan là sách của Cha thành đối tượng xem xét – theo yêu cầu của Toà Thánh – và trao cho Cha ba trang những điều bị phản đối và yêu cầu Cha trả lời.
Hai vị Hồng Y theo trào lưu Ratzinger làm thành phần ủy ban tín lý, với tư cách là các tư vấn :Francis George, tổng giám mục Chicago và Avery Dulles, nhà thần học và tu sĩ Dòng Tên.
Ngày 12.09,Soeur Mary Ann Walsh,phát ngôn nhân HĐGM Hoa Kỳ xác định : ”Cuộc đối thọi đang tiếp diễn” giữa các giám mục và Cha Phan. Uỷ ban đã yêu cầu Cha Phan trả lời những điều bị phản đối trước ngày 1.09, ngày mà sau đó uỷ ban sẽ công bố một thông tư “để phòng ngừa cac tín hữu về các mối nguy trong cuốn sách”. Nhưng Cha Phan đã trả lời là Cha không tài nào trả lời trước thời hạn nầy.
TẠI SAO CHA PHAN BỊ ĐIỀU TRA
John L Allen Jr
Weekly Column
Đã hơn một thập niên, Vị Giáo phẩm bấy giờ còn là Hồng y Joseph Ratzinger, đã trình bày với một sự rõ ràng sáng sủa tựa pha-lê những gì Ngài nhìn thấy như là sự đe doạ tín lý lớn nhất thời đại: một sự hợp dòng của những cái mà Ngài mô tả như là “ thuyết tương đối phi tôn giá và thực hành của Châu Âu và Châu Mỹ” với “thần học tiêu cực của Châu Á”, tạo ra một sự đột biến sâu xa trong cốt lõi các giáo huán Kitô-giáo – với Chúa Kitô chỉ còn được xem đơn thuần là một nhà hiền triết tinh thần khác so sanh được với Đức Phật hoặc Mahomed, và Kitô-giáo là một con đường tôn giáo [Đạo] có giá trị như nhiều tôn giáo khác.
Kể từ tiếng kêu báo động nầy, được phát biểu trong bài diễn văn năm 1996 ở Guadalajra, câu hỏi về cách giải thích thần học nào Đạo Công giáo nên đề ra cho các tín ngưỡng ngoài Kitô-giáo, được đem một cách dứt khoát vào mục tiêu của Vatican.. Qua thập niên vừa rồi, một loạt cây bút và nhà thần học nghiên cứu đề tài nầy dưới nhiều cách thế khác nhau đều thấy họ đối diện với một cuộc điều tra của Vatican – kể cả Tissa Balasuriya, Anthony de Mello (sau khi đã qua đời), Jacques Dupuis,Roger Kaight và Jon Sobrino.
Với bất cứ ai biết câu chuyện nầy, tin tức tuần nầy rằng cả Vatican lẫn các giám mục Hoa Kỳ đang điều tra một cuốn sách do Cha Phan, một cây bú hàng đầu về thần học các tôn giáo, do vậy [ tin nầy] đến một cách dữ dội và ngạc nhiên.
Sinh ở Việt-Nam, Cha Phan sinh sống ở Hoa Kỳ từ năm 1975 khi gia đình di tản đến Texas. Là một giáo sư ở Đại HọcGeorgetown và nguyên chủ tịch Hội Thần Học Công giao Châu Mỹ, Cha Phan cũng có những liên hệ gần gũi với Liên HĐGM Châu Á và đã biện luận một cách mạnh mẽ bênh vực vai trò tích cực cho các tôn giáo ngoài Kitô-giáo trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Ai cũng có thể nói rằng Cha là hiện thân một cách chính xác cho sự giao nhau giữa Đông và Tây mà Đức giáo hoàng tương lai Biển-Đức XVI nhắc đến.
Số lưu cho trường hợp của Cha Phan tại Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin là 537/2004 – 21114. chỉ ra rằng cuộc điều tra khởi đầu năm 2004, khi Đức hồng y ratzinger còn là Tổng Trưởng của Thánh Bộ. Đó cũng là năm mà nhà xuất bản Orbis Books phát hành cuốn “Sống Đạo Một Cách Liên Tôn”, đối tượng của hai cuộc điều tra.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng những cuộc điều tra nầy là những công trình đang tiế triển và trường hợp nầy có thể còn có một số vòng vo thay đổi. Đáng nhắc lại rằng với Dupuis,một tu sĩ Dòng Tên người Bỉ đã làm việc ở Ấn Độ 36 năm, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin trên thực tế đã rút ra ba điểm tách rời nhau trong cuố sách viết năm 1997 của Cha Hướng tới một nền Thần Học Đa Nguyên Tôn giáo(Towards a Theology of Religiuoua Pluralism). Mỗi phiên bản trở nên hoà nhã hơn trong giọng điệu và thận trọng hơn trong thực thể. Cuối cùng, văn kiện sau hết của Vatican không buộc tội Dupuis về sai lạc giáo lý nữa, những chỗ chỉ mơ hồ tiềm năng, mà nhiều người đánh giá như là một cú đánh sợt qua. )như một nhà thần học người Ý đã nói trong thời ấy,”Ngay cả cuốn danh bạ điện thoại cũng ẩn chứa những chỗ mù mờ tối nghĩa, nếu bạn đọc nó theo con đường đúng”).
Có thể lúc nầy trường hợp Cha Phan đã đi đến kết luận và một sự làm dịu đi. Quả thật, tóm tắt những nhận xét dài bốn trang từ Uỷ ban Tín Lý HĐGM Hoa Kỳ mà Cha Phan nhận trong tháng 5.2005 dướng như hoà nhã hơn so với phê bình dài bảy trang gửi tháng 7.2005 do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Vatican.
Ngoài ra cũg nên nhấn mạnh rằng những gì bị xem xét lại là một cuố sách của Ch Phan,chứ không phải thân thế của Ngài với tư cách một nhà thần học Công giáo hoặc toàn bộ công trình của Cha. Dù điểm nầy có khả năng không nhận được sự chú ý như nó đang được, trong những năm vừa qua,nhưng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã phân biệt rõ ràng giữa việc điều tra các tác phẩm thần học và việc điều tra các nhà thần học. Trong khi có thể đưa ra những điểm lưu ý về các tác phẩm, thì chung chung Thánh Bộ kiềm chế áp đặt những lệnh cấm có ản hưởng sâu lớn về việc giảng dạy,phát ngôn và in ấn có thể ngụ ý một bản cáo trạng đối với một cá nhân. Roma và cac giám mục Hoa Kỳ cũng không có ý định vượt xaa hơn thôg lệ ấy trong trường hợp nầy.
Như vậy, vụ điều tra Cha Phan sẽ được chăm chú theo dõi với say mê thích thú trong giới thần học – một phần vì tầm quan trọng của các vấn đề mà nó khơi dậy,một phần vì sự nỗi tiếng của cá nhân Cha Phan. Dù ai đó kết luậ thế nào chăng nữa, sẽ khó mà tìm được một khuôn mặt hoà nhã hơn trong bầu trời thần học Công giao. Cha Phan cũng đã cẩn thận tránh khuây động nước với việc từ chối giải thích công khai về các cuộc điều tra đang được tiến hành. Cha từ chối trả lời các câu hỏi của [tờ báo] NCR.
NCR đã có được những bản sao của phần nhiều thư tín trao đổi giữa Vatican,các giám mục Hoa Kỳ và Cha Phan hơn ba năm qua. Trao đổi thư tín bắt đầu từ ngày 20.07.2005, bức thư từ Tổng giám mục Angelo Amato, nhân vật số 2 của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, gửi Đức Cha Charles Grahmann giáo phận Dallas, thông báo cho Đức Cha rằng Thánh Bộ đã tìm thấy “những chỗ mập mờ tối nghĩa và những vấn đề tín lý” trong cuốn Giữ Đạo theo cách liên tôn. Cha Phan, một tu sĩ Dòng Salêdiêng, nay là một linh mục của giáo phận Dallas; Đức Cha Grahmann nay đã nghỉ hưu và thay thế là Đức Cha Kevin Farrell.
Đức tổng giám mục Amto cũng là một tu sĩ Dòng Salêdiêng và có tin đồn là đã phê phán quyết định rời bỏ Dòng của Cha Phan, yêu cầu Đức Cha Grahmann đòi Cha Phan phải viết một bài sửa lại “những điểm có vấn đề” và yêu cầu Cha Phan chỉ thị cho [nhà xuất bản] Orbis đừng tái bản sách của Cha nữa. Kèm theo là một tập hợp các điều lưu ý dài bảy trang về cuố sách, được viết bằng tiếng Anh. Những nhận xét gồm 19 điểm, được gom lại dười sáu (6) đề mục đại cương sau đây:
(1).Về giá trị cứu chuộc của cac tôn giáo ngoài Kitô-giáo
(2).Về tính duy nhất và tính phổ quát của Chúa Giêsu Kitô
(3).Về mối liên hệ giữa Chúa Giêsu, Ngôi Lời và Chúa Thánh Linh.
(4).Về tính duy nhât và tính phổ quát cứu rỗi của Hội Thánh
(5).Về mối liên hệ giữa Kitô-giáo và Do Thái giáo
(6). Những tuyên bố sai lầm và không rõ ràng
Nói chung,những nhận xét nầy khẳng định rằng sách của Cha Phan “công khai tương phản với hầu hết những giáo huấn của tuyên ngôn Dominus Jesus”, một văn kiện năm 2000 của Vatican tuyên bố rằng những người ngoài Kitô-giáo ở “trong một tình trạng thiếu hụt trầm trọng so với những người mà, ở trong Hội Thánh, có được đầy đủ mọi phương tiện để được cứu rỗi”. Trong những điều kết án nghiêm khắc trong các những nhận xét của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, có nhận xét rằng sách của Cha Phan có thể đọc để gợi ý rằng: những tôn giáo ngoài Kitô-giao có một vai trò tích cực trong lịch sử cứu độ theo cách riêng của chúng và không phải chỉ là một sự chuẩn bị cho Phúc Âm Kitô-giáo.
Điều nầy khiến cho việc cố gắng làm cho người ngoài Kitô-giáo trở lại Kitô-giáo chẳng còn mấy ý nghĩa
Tốt nhât nên tranh các từ “duy nhất”, “tuyệt đối” và “hoàn vũ” đối với vai trò cứu rỗi của Chúa Kitô;
Đức Chúa Thánh Thầ hoạt động trong một phương thế cưu rỗi trong các tôn giáo ngoài Kitô-giáo không lệ thuộc vào Ngôi Lời (có ý nói Chúa Kitô với tư cách là Lời Thiên Chúa).
Hội Thánh Công giáo không thể đồng hóa với Hội Thánh Chúa Kitô;
Giao ước của Thiên Chúa với dân tộc Do Thái không tìm thấy sự thành toàn trong Chúa Giêsu Kitô.
Những nhận xét cũng khẳng định rằng cuốn sách của Cha Phan “trình bày một quan niệm sai lạc về bản chất và thẩm quyền của Huấn quyền Hội Thánh và thực tế không cho Huấn quyền tầm quan trọng riêng của nó”.
Cuối cùng,những nhận xét nầy nói rằng có một “tinh thần ngộ thuyết xuyên suốt cuốn sách”.
Ngày 04.04,Cha Phan đã trả lời cho Đức hồng y William Levada, Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Cha không đi sâu vào các sự kiện của những nhận xét, mặc dù Cha nói nhiều nhận xét “hết sức vô lý”. Thay vào đó, Cha Phan nêu ra ba điểm theo thủ tục. Thứ nhất, Cha phản đối đòi buộc sách của Cha không được tai bản ngay cả trước khi các câu Cha trả lời được xem xét đánh giá; kế đến, Cha yêu cầu làm sáng tỏ về phạm vi của bài viết mà Cha được đề nghị viết; và sau cùng, Cha yêu cầu bù đắp tài chính cho thời gian Cha mất để soạn thảo thư trả lời thoả đáng.
* * *
Ngày 15.05.2007, Đức Cha William Lori giáo phận Bridgeport,Connecticut, viết cho Cha Phan với tư cach chủ tịch Ủy Ban Tín Lý HĐGM Hoa Kỳ. Đức Cha Lori viết rằng vì những yêu cầu của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã “chứng minh là không thể chấp nhận đối với Cha”, cho nên uỷ ban của Ngài đã được Thanh Bộ Tín Lý Đức Tin yêu cầu xem xét cuốn sách. Đức Cha Lori đề nghị Cha Phan trả lời một tập hợp dài bốn trang những nhận xét kèm theo thư của Ngài. Trái với những nhận xét của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, những nhận xét từ Uỷ Ban Tín Lý được phát biểu chỉ trong ba điểm:
(1).Tính duy nhất của Chúa Giêsu Kitô và tính phổ quát sứ mệnh cứu rỗi của Người.
(2).Ý nghĩa cứu rỗi của các tôn giáo ngoài Kitô-giáo
(3).Tính duy nhất của Hội Thánh như là công cụ phổ quát của ơn cứu rỗi
Về điểm thứ nhất, các nhận xét của HĐGM Hoa Kỳ khẳng định rằng tuyên bố trong sách của Cha Phan “khiến dương như là mạc khải và ơn cứu độ mà Thiên Chúa hoàn tất nơi Chúa Giêsu Kitô cũng tương tự như loại mà Người đã hoàn thành qua những ‘khuôn mặt cứu rỗi’khác”. Thay vào đó, các nhận xét nhấn mạnh rằng Chúa Kitô “không đơn thuần là một trong nhiều nhà sáng lập tôn giáo”.
Những lời bình phẩm cũng tuyên bố rằng giáo huân Công giáo nhìn thấy các tôn giáo ngoài Kitô-giáo như là những tôn giáo có được “những yếu tố chân lý chắc chắn”,nhưng những yếu tố nầy là “một sự chuẩn bị ch Phúc Âm,không phải một mạc khải siêu nhiên được Thiên Chúa tỏ lộ một cách rõ ràng”. Sách của Cha Phan, theo như các lời nhận xét, loại bỏ quan điểm nầy như là “một sự thừa nhận không đủ đối với ý nghĩa cứu độ của các tôn giáo ngoài Kitô-giáo trong chính chúng”. Xa hơn nữa, các nhận xét khẳng định, sách của Cha Phan đi đến kết luận rằng “việc rao giảng Phúc Âm cho những người ngoài Kitô-giáo không còn thích hợp nữa”, một lập trường “hoàn toàn trái ngược với nhiệm vụ của Hội Thánh do chính Chúa Giêsu ủy thác để rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc”.
Cuối cùng,những nhận xét tuyên bố rằng Hội Thánh Công giáo “là một tổ chức linh thánh, bí tích phổ quát không thể thiếu được của ơn cứu độ, do chính Chúa Kitô định như thế” đến độ bất kỳ ơn sủng nào mà những người ngoài Kitô-giáo đạt được cuối cùng “cũng phải được nhìn thấy có liên hệ với Hội Thánh”.
Ngày 23.05.2007,Cha Phan trả lời cùng Đức Cha Lori, chỉ ra rằng trước đó Cha đã có những cuộc trao đổi qua điện thoại với Cha Dòng Thomas Weinandy, người cầm đầu nhân sự uỷ ban của Đức Cha Lori. Cha Phan viết rằng Cha sẵn sàng đề cập các nhận xét và nói rằng việc rút từ 19 nhận xét do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin xuống còn ba do ủy ban trình bày , qun tâm tới đề nghị của Cha xin làm sáng tỏ phạm vi của câu trả lời của Cha. Tuy nhiên,Cha Phan lập lại đề nghị của Cha xin hoãn lại việc cấm tái bản cuốn sách của Cha và xin chi trả cho thời giờ và công sức của Cha. Cha Phan cũng viện dẫn nhiều cam kết không thực tế có thể làm cho Cha khó lòng trả lời mau lẹ được.
Ngày 20.06.2007, Đức Cha Lori viết lại cho Cha Phan để nói với Cha rằng đa số cac đề nghị của Cha nằm “ngoài thẩm quyền đồng ý cho phép của ủy ban về Tí Lý”. Ngoài ra, Đức Cha Lori viết rằng “việc uỷ ban nầy xem xét nội dung cuốn sách khác biệt với những tranh luận của Cha với Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin”. Đức Cha Lori ra hạn chót vào ngày 01.09.2007 để Cha trả lời những nhận xét phê bình ấy. Đức Cha Lori viết: ”Nếu uỷ ban không nhận được câu trả lời, ủy ban sẽ công bố một văn kiện để làm cho các tín hữu hiểu rõ các vấn đề mà ủy ban phê phán cuốn sách ấy”.
Cha Phan viết cho Đức Cha Lori ngày 16.08 rằng điều đó “xét theo tự nhiên là bất khả” để trả lời trước ngày 01.09. Ở giai đoạn nầy, chưa biết sự thể sẽ ra sao.
Ghi chú:
bài viết nầy được đăng ngày 17.09, khi vụ việc chưa “ngã ngũ”.
còn một đoạn về những gì tác giả bài viết nầy nhận định, qua một số gặp gỡ,trao đổi của ông nhằm bảo vệ lập trường bênh vực Cha Phan. xin không trích dịch vì không cần thiết.