26/11/2009 -

Giáo hội Hoàn Cầu

185

 


Các Giám Mục Có Quyền Kỷ Luật Chính Trị Gia ?


 


Washington DC, (CNA). - Một chuyên gia chính trị không Công Giáo nói rằng lời yêu cầu của Đức Giám mục Thomas Tobin với dân biểu Hoa Kỳ Patrick Kennedy nên kiềm chế không nhận Mình Thánh Chuá là “rõ ràng hợp lý" ("eminently reasonable“) và là một khuyến khích "phù hợp" (“appropriate” ) để vị dân biểu kiểm tra lại các cam kết đức tin của mình.


Dân biểu Kennedy, một Đảng viên Dân chủ Rhode Island và là con trai của cố Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Edward Kennedy, đã bị Giám mục Tobin Providence chỉ trích vì cuộc tấn công chống lại các giám mục Công giáo trên vấn đề tài trợ phá thai trong dự luật chăm sóc sức khỏe. Gần đây, Kennedy tiết lộ rằng Đức cha Tobin đã yêu cầu ông phải kiềm chế không Hiệp Lễ vì mâu thuẫn công khai của ông với giáo huấn Công Giáo.


Peter Roff, Khoa trưởng tại Viện Institute for Liberty và là một niên trưởng Biên Tập Viên cho United Press International, đã viết tại FoxNews.com rằng người Mỹ tìm đến "những cơ sở đức tin" để xác định các vấn đề đạo đức như phá thai. Mặc dù không phải là Công Giáo, ông nói ông hiểu được bản chất phẩm trật của Giáo Hội và vai trò cuả giáo lý.


Với "sự tôn trọng lớn nhất," ông nói rằng giáo hội Công giáo không phải là một nơi khuyến khích "tự do tư duy" trên vấn đề tín lý.


"Có những điều được coi là chân lý tuyệt đối và rất ít điều cho phép tín đồ suy xét theo ý riêng," Roff tiếp tục. Nếu Dân biểu Kennedy muốn coi mình là Công giáo, ông "phải tỏ ra tôn trọng một cách thích hợp với giáo huấn cuả giáo hội" là cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai và phá thai là một tội.


"Bằng cách yêu cầu Kennedy tự nguyện xem xét hành động của chính mình, chứ không đe dọa cấm ông lãnh nhận các phép bí tích hoặc ra lệnh cho các thừa tác viên từ chối cho rước lễ, GM Tobin đã khuyến khích vị dân biểu xem xét những cam kết đức tin của mình – là một điều mà ta có thể kết luận là thích hợp cho vai trò cuả một giáo sĩ, "Roff nhận xét.


Ông nói rằng vấn đề này đang được "tách ra" như là một trường hợp của một giáo hội đang cố gắng áp đặt ý muốn của mình lên các chính trị gia là những người đại diện cho "nhiều thành viên của nhiều tôn giáo trên thế giới."


Trong những phê bình Đức Cha Tobin một số người đã dùng cụm từ của Thomas Jefferson về bức tường "chia ly giữa Giáo Hội và Nhà nước," Roff nói dòng chữ này không có trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Jefferson đang ở nước ngoài khi Hiến pháp được viết và cụm từ này là ý kiến riêng của ông trong một bức thư gởi cho những tín đồ Danbury Baptist ở Connecticut khi ông làm tổng thống năm 1802.


Không khi nào Jefferson đề nghị các giáo hội nên "bị cấm thi hành kỷ luật riêng của mình trong các bức tường riêng của mình giữa các thành viên của riêng mình, ngay cả khi có liên quan đến những vấn đề liên hệ đến chính sách công."


Mục đích của Tu chính án thứ nhất là để "bảo vệ những tín đồ không bị nhà nước cưỡng bức, chứ không phải để bảo vệ nhà nước khỏi bị "can thiệp bởi giáo hội."


Tuy nhiên, ông cho biết, rất khó lượng định được rằng lời yêu cầu cuả Giám mục Tobin là một sự can thiệp vào chính trị.


"Nếu Dân biểu Kennedy mong muốn giáo hội của mình coi ông ta một tín đồ tốt, thì ông tốt nhất phải quan tâm đến mối quan tâm của giáo hội cuả mình và hành động phù hợp," Roff kết luận.


 


Trần Mạnh Trác


 


Nguồn : VietcatholicNews

114.864864865135.135135135250