Đối với những ai đã dâng mình cho Chúa, nhất là trong đời sống tu trì, “khó nghèo” là hai chữ rất quen thuộc. Đã đi tu là phải sống tinh thần khó nghèo, điều này đâu có lạ. Tuy vậy, xã hội ngày càng phát triển và chủ nghĩa thế tục ít nhiều len lỏi vào các cộng đoàn tu trì, thiết nghĩ các lời khuyên Tin Mừng vẫn là những đề tài mang tính thời sự, và phải luôn được đặt ra nhằm giúp người tu sĩ tìm lại căn tính đích thực của đời tu là theo Chúa Kitô trong việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm.
Tông hiến Đời sống Thánh Hiến Vita Consecrata của Đức Gioan Phaolô II ban hành ngày 25 tháng 03 năm 1996 có đoạn: “Đời sống thánh hiến, bén rễ sâu trong gương sống và giáo huấn của Chúa Kitô, là một ân huệ Thiên Chúa Cha ban cho Giáo Hội của Người qua trung gian của Thánh Thần. Nhờ việc tuyên giữ các lời khuyên Tin mừng, các nét đặc trưng của Đức Giêsu -khiết tịnh, nghèo khó và vâng phụ - trở thành hữu hình giữa lòng thế giới như một gương mẫu thường hằng, và các tín hữu được mời gọi hướng nhìn về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã tác động trong lịch sử, nhưng còn đang chờ đạt tới viên mãn ở trên trời”[1].
Trong năm Đời Sống Thánh Hiến này, chúng ta cùng nhìn lại một khía cạnh của đời sống tu trì đó là: sự khó nghèo.
Khó nghèo – Một thách đố của đời tu
Thông thường người ta dễ nói về cái nghèo, nhưng để cảm nghiệm được cái nghèo thực sự như thế nào thì không dễ. Hơn nữa, ý nghĩa của sự khó nghèo cũng thay đổi tùy môi trường văn hóa, dân tộc, và điều kiện xã hội. Như những lời khấn khác, lời khấn khó nghèo là phương tiện cung cấp cho ta sự tự do để làm việc tông đồ. Nó phải hướng tới Chân Lý, tức Tình Yêu.
Xã hội phát triển kéo theo nền kinh tế cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống của mọi người vì thế cũng được nâng lên. Đời sống tu trì ngày nay, trong đà phát triển của xã hội, cũng được cải thiện. Các tu sĩ được Nhà Dòng và các Bề trên cung cấp đầy đủ những phương tiện phục vụ cho các nhu cầu cá nhân, từ việc ăn uống cho đến các sinh hoạt của đời tu.
Tuy vậy, với đà phát triển của xã hội, chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa vật chất, sự thèm khát chiếm hữu đã và đang tìm cách len lỏi vào đời sống tu sĩ. Nếu không cẩn thận, các tu sĩ sẽ quên mất lời khấn khó nghèo và dễ cổ xúy cho sự giàu có với khẩu hiệu “phương tiện phục vụ cho sứ vụ”, và vì thế, họ phải mua sắm các thiết bị hiện đại và giá trị vượt mức cần thiết; hay“ăn uống không đủ chất thì không có sức khỏe học hành”, thế nên, ngoài các bữa ăn của Nhà Dòng thì căn phòng riêng trở thành những “siêu thị di động” với đủ loại thực phẩm và đồ ăn khác.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu tâm linh của người dân cũng tăng lên, hệ quả là các tu sĩ sẽ có nhiều việc phải làm: nào là đồng hành, nào là tư vấn, nào là gặp gỡ… Những lần gặp mặt như thế làm nảy sinh nhu cầu như phải ăn mặc thế nào để “y phục xứng kỳ đức”, và theo đó, quần áo ngày càng phải tươm tất, phải hợp thời, phải model, phải mới, phải… Đó là chưa kể đến vô vàn những cám dỗ về đức khó nghèo tự nguyện khác.
Cám dỗ của việc sở hữu nhiều, giàu có nhiều luôn rình rập người tu sĩ. Vì thế, họ phải cố gắng giảm bớt những chi tiêu không cần thiết, biết sống thanh đạm và tự đặt cho mình bổn phận kìm hãm những ước muốn hưởng thụ, lúc đó người tu sĩ mới sống được những giá trị đích thực của đời tu.
Khó nghèo – Giá trị của đời sống tu trì
Như đã nói ở trên, căn tính của đời tu là sống trọn vẹn và triệt để Tin Mừng hay nói cách khác là theo sát Đức Kitô để: “bằng cách tự nguyện sống khó nghèo, chúng ta san sẻ sự khó nghèo của Đức Kitô, Đấng tuy giàu có nhưng đã trở nên nghèo khó vì chúng ta” (x. 2 Cr 8,9).
Theo sát Đức Kitô qua sự khó nghèo, người tu sĩ được tự do, không lệ thuộc vào của cải vật chất để luôn trong tư thế sẵn sàng cho không những gì được lãnh nhận nhưng không. Bởi vì, kho tàng của chúng ta là sự công chính của nước Thiên Chúa với niềm tín thác sống động vào Ngài. Đó là sự giải thoát khỏi tình trạng nô lệ, và hơn nữa khỏi tình trạng lo lắng về của cải trần thế, để phục vụ Thiên Chúa cách mau mắn hơn, nói về Chúa cách quả cảm hơn. (x. SHC 31, 2).
Đang khi Giáo hội lên tiếng về thái độ ngày càng dửng dưng với người nghèo của con người thời đại ngày nay, thì tinh thần nghèo khó của người tu sĩ dễ dàng đến gần với những anh chị em kém may mắn này. Sống nghèo khó giúp mỗi người chúng ta dám đến gần, chia sẻ, giúp đỡ và cảm thông với họ.
Sau cùng, khi sống tinh thần nghèo khó, chúng ta chắc chắn nhận được phần thưởng vĩnh cửu, vì Chúa đã nói: “phúc thay ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).
Tóm lại, ngày nay có nhiều người thắc mắc tự hỏi: đời tận hiến có ý nghĩa gì? Tại sao lại chọn đời sống đó? Tại sao phải làm những chuyện ngược lại với xu hướng thời đại khi phải tuân giữ lời khuyên Tin Mừng? Những câu hỏi đó ngày càng được đặt ra cách thường xuyên và hơn bao giờ hết trong xã hội chúng ta, một xã hội bị ảnh hưởng của nền văn hoá thực dụng, chỉ muốn đánh giá tầm quan trọng của sự vật và cả con người trong mức độ tức thời.
Xã hội thực dụng là thế; còn các tu sĩ một khi nhất quyết bước theo Chúa sẽ phải phấn đấu không ngừng, chết đi mỗi ngày cho “cái tôi” của mình và làm chứng cho thế giới về một Đức Kitô khó nghèo. Cầu chúc mỗi anh em khi sống lời khấn khó nghèo luôn tìm được niềm vui, sự tự do và bình an trong Chúa và thánh Đaminh.
Tông hiến Đời sống Thánh Hiến Vita Consecrata của Đức Gioan Phaolô II ban hành ngày 25 tháng 03 năm 1996 có đoạn: “Đời sống thánh hiến, bén rễ sâu trong gương sống và giáo huấn của Chúa Kitô, là một ân huệ Thiên Chúa Cha ban cho Giáo Hội của Người qua trung gian của Thánh Thần. Nhờ việc tuyên giữ các lời khuyên Tin mừng, các nét đặc trưng của Đức Giêsu -khiết tịnh, nghèo khó và vâng phụ - trở thành hữu hình giữa lòng thế giới như một gương mẫu thường hằng, và các tín hữu được mời gọi hướng nhìn về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã tác động trong lịch sử, nhưng còn đang chờ đạt tới viên mãn ở trên trời”[1].
Trong năm Đời Sống Thánh Hiến này, chúng ta cùng nhìn lại một khía cạnh của đời sống tu trì đó là: sự khó nghèo.
Khó nghèo – Một thách đố của đời tu
Thông thường người ta dễ nói về cái nghèo, nhưng để cảm nghiệm được cái nghèo thực sự như thế nào thì không dễ. Hơn nữa, ý nghĩa của sự khó nghèo cũng thay đổi tùy môi trường văn hóa, dân tộc, và điều kiện xã hội. Như những lời khấn khác, lời khấn khó nghèo là phương tiện cung cấp cho ta sự tự do để làm việc tông đồ. Nó phải hướng tới Chân Lý, tức Tình Yêu.
Xã hội phát triển kéo theo nền kinh tế cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống của mọi người vì thế cũng được nâng lên. Đời sống tu trì ngày nay, trong đà phát triển của xã hội, cũng được cải thiện. Các tu sĩ được Nhà Dòng và các Bề trên cung cấp đầy đủ những phương tiện phục vụ cho các nhu cầu cá nhân, từ việc ăn uống cho đến các sinh hoạt của đời tu.
Tuy vậy, với đà phát triển của xã hội, chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa vật chất, sự thèm khát chiếm hữu đã và đang tìm cách len lỏi vào đời sống tu sĩ. Nếu không cẩn thận, các tu sĩ sẽ quên mất lời khấn khó nghèo và dễ cổ xúy cho sự giàu có với khẩu hiệu “phương tiện phục vụ cho sứ vụ”, và vì thế, họ phải mua sắm các thiết bị hiện đại và giá trị vượt mức cần thiết; hay“ăn uống không đủ chất thì không có sức khỏe học hành”, thế nên, ngoài các bữa ăn của Nhà Dòng thì căn phòng riêng trở thành những “siêu thị di động” với đủ loại thực phẩm và đồ ăn khác.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu tâm linh của người dân cũng tăng lên, hệ quả là các tu sĩ sẽ có nhiều việc phải làm: nào là đồng hành, nào là tư vấn, nào là gặp gỡ… Những lần gặp mặt như thế làm nảy sinh nhu cầu như phải ăn mặc thế nào để “y phục xứng kỳ đức”, và theo đó, quần áo ngày càng phải tươm tất, phải hợp thời, phải model, phải mới, phải… Đó là chưa kể đến vô vàn những cám dỗ về đức khó nghèo tự nguyện khác.
Cám dỗ của việc sở hữu nhiều, giàu có nhiều luôn rình rập người tu sĩ. Vì thế, họ phải cố gắng giảm bớt những chi tiêu không cần thiết, biết sống thanh đạm và tự đặt cho mình bổn phận kìm hãm những ước muốn hưởng thụ, lúc đó người tu sĩ mới sống được những giá trị đích thực của đời tu.
Khó nghèo – Giá trị của đời sống tu trì
Như đã nói ở trên, căn tính của đời tu là sống trọn vẹn và triệt để Tin Mừng hay nói cách khác là theo sát Đức Kitô để: “bằng cách tự nguyện sống khó nghèo, chúng ta san sẻ sự khó nghèo của Đức Kitô, Đấng tuy giàu có nhưng đã trở nên nghèo khó vì chúng ta” (x. 2 Cr 8,9).
Theo sát Đức Kitô qua sự khó nghèo, người tu sĩ được tự do, không lệ thuộc vào của cải vật chất để luôn trong tư thế sẵn sàng cho không những gì được lãnh nhận nhưng không. Bởi vì, kho tàng của chúng ta là sự công chính của nước Thiên Chúa với niềm tín thác sống động vào Ngài. Đó là sự giải thoát khỏi tình trạng nô lệ, và hơn nữa khỏi tình trạng lo lắng về của cải trần thế, để phục vụ Thiên Chúa cách mau mắn hơn, nói về Chúa cách quả cảm hơn. (x. SHC 31, 2).
Đang khi Giáo hội lên tiếng về thái độ ngày càng dửng dưng với người nghèo của con người thời đại ngày nay, thì tinh thần nghèo khó của người tu sĩ dễ dàng đến gần với những anh chị em kém may mắn này. Sống nghèo khó giúp mỗi người chúng ta dám đến gần, chia sẻ, giúp đỡ và cảm thông với họ.
Sau cùng, khi sống tinh thần nghèo khó, chúng ta chắc chắn nhận được phần thưởng vĩnh cửu, vì Chúa đã nói: “phúc thay ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).
Tóm lại, ngày nay có nhiều người thắc mắc tự hỏi: đời tận hiến có ý nghĩa gì? Tại sao lại chọn đời sống đó? Tại sao phải làm những chuyện ngược lại với xu hướng thời đại khi phải tuân giữ lời khuyên Tin Mừng? Những câu hỏi đó ngày càng được đặt ra cách thường xuyên và hơn bao giờ hết trong xã hội chúng ta, một xã hội bị ảnh hưởng của nền văn hoá thực dụng, chỉ muốn đánh giá tầm quan trọng của sự vật và cả con người trong mức độ tức thời.
Xã hội thực dụng là thế; còn các tu sĩ một khi nhất quyết bước theo Chúa sẽ phải phấn đấu không ngừng, chết đi mỗi ngày cho “cái tôi” của mình và làm chứng cho thế giới về một Đức Kitô khó nghèo. Cầu chúc mỗi anh em khi sống lời khấn khó nghèo luôn tìm được niềm vui, sự tự do và bình an trong Chúa và thánh Đaminh.
T.D. - Học Viện Đa Minh
[1] x. Vita Consecrata, số 1.