07/03/2015 -

Đời Sống Thánh Hiến

5054
BÀI 7
ĐỨC KHIẾT TỊNH THÁNH HIẾN TRONG MỐI HIỆP NHẤT PHU THÊ GIỮA ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
(16-11-1994)

1. Theo Công Đồng Vaticanô II, trong các lời khuyên Phúc âm, hồng ân quý giá “sự tiết độ hoàn hảo vì Nước Trời” trổi vượt hơn hết: hồng ân của Thiên Chúa “được Cha ban cho một số người (x. Mt 19,11; 1Cr 7,7), để họ dễ dàng hiến mình cho Thiên Chúa với con tim không chia sẻ (x. 1Cr 7,32-34) trong bậc đồng trinh và độc thân ( dấu chỉ và động lực của đức ái, và như nguồn mạch đặc biệt sinh nhiều ơn ích thiêng liêng trong thế giới”.

Truyền thống thường nói đến “ba lời khấn” - khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục -, và bắt đầu trình bày từ đức khó nghèo như là dứt bỏ những thiện hảo bên ngoài, được xếp xếp vào một bậc thang thấp hơn so với những thiện hảo của thân xác và của linh hồn. Trái lại, Công Đồng đặt lời khấn “khiết tịnh thánh hiến” trước hai lời khấn kia, bởi vì coi đó như là sự cam kết tất yếu cho hàng ngũ đời thánh hiến. Cũng chính lời khuyên Phúc Âm này chứng tỏ cách hiển nhiên hơn, quyền năng của ân sủng nâng cao tình yêu lên trên những xu hướng tự nhiên của con người.

2. Nét cao cả thiêng liêng của đức khiết tịnh được nêu bật trong Tin Mừng, bởi vì chính Chúa Giêsu đã cho thấy giá trị của con đường độc thân. Theo thánh Mátthêu, Chúa Giêsu đã khen ngợi sự độc thân tự nguyện sau khi khẳng định sự bất khả phân ly của hôn nhân. Bởi vì Đức Giêsu đã ngăn cấm người chồng ruồng rẫy vợ mình, các môn đệ đã phản ứng lại: “Nếu chồng phải xử sự như thế đối với vợ thì thà đừng lấy vợ còn hơn”. Chúa Giêsu đã gán cho câu nói “thà đừng lấy vợ” một ý nghĩa cao siêu hơn khi trả lời rằng: “Không phải ai cũng hiểu được điều ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người là hoạn nhân vì từ lòng mẹ đã sinh ra như thế; có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn; và có những người là hoạn nhân do họ tự ý sống như thế vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19,10-12).

3. Khi khẳng định rằng có thể hiểu được con đường mới mẻ mà Đức Giêsu và các môn đệ đã thực hành, và có lẽ con đường này gây cho nhiều người xung quanh ngạc nhiên hoặc thậm chí chỉ trích nữa, Người sử dụng một hình ảnh từ một sự kiện đã được biết đến, đó là điều kiện của những “hoạn nhân”. Có thể những người này phải chịu như thế do khiếm khuyết bẩm sinh, hoặc vì bị phẫu thuật; nhưng ngay lập tức Ngườøi thêm rằng còn có một hạng người mới nữa - do Người đặt ra ! - đó là “hoạn nhân vì Nước Trời”. Đó là một sự quy chiếu minh bạch về sự lựa chọn mà Ngườøi đã làm và đã gợi ý cho những người môn đệ thân tín. Theo luật Môsê, những hoạn nhân bị khai trừ ra khỏi việc phụng tự (Đnl 23,2) và hàng tư tế (Lv 21,20). Một sấm ngôn trong sách ngôn sứ Isaia đã loan báo sự chấm dứt việc khai trừ ấy (Is 56,3-5). Chúa Giêsu mở ra một viễn tượng còn mới mẻ hơn nữa: sự tự ý chọn lựa “vì Nước Trời” của một tình trạng bị coi coi như bất xứng với con người. Dĩ nhiên Chúa Giêsu không có ý nói đến sự yêâm hoạn về thể lý, điều mà Giáo Hội chẳng bao giờ cho phép, nhưng Người muốn nói đến sự tự ý từ bỏ những quan hệ tình dục. Như tôi đã viết trong Tông huấn Redemptionis donum đây là một “từ bỏø, phản ánh mầu nhiệm Núi Sọ, để tìm gặp lại mình cách trọn vẹn hơn trong Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh; từ bỏ để nhận ra nơi Người mầu nhiệm sâu thẳm của con người, và xác nhận điều ấy qua đường lối của tiến trình lạ lùng mà ( thánh Tông Đồ viết: 'dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong chúng tôi ngày càng đổi mới' (2Cr 4,16)” (số 10).

4. Đức Giêsu biết rõ những giá trị mà những người sống độc thân suốt đời phải từ bỏ: trước đó không lâu, Người đã khẳng định các giá trị ấy khi nói về hôn nhân như là một sự kết hợp, mà Thiên Chúa là chủ chốt, và vì vậy sự kết hợp này không thể bị phá vỡ. Sự độc thân có nghĩa là khước từ những điều thiện hảo gắn liền với đời sống hôn nhân và gia đình, nhưng vẫn quý trọng những giá trị chân chính của nó. Sự khước từ nhằm đạt đến sự thiện hảo lớn hơn, những giá trị cao hơn, được tóm lại trong một thuật ngữ rất đẹp của Tin Mừng là “Nước Trời”. Việc trao hiến toàn thân cho Nước Trời biện minh và thánh hoá sự độc thân.

5. Đức Giêsu lưu ý rằng cần phải có ánh sáng thần linh thì mới có thể “hiểu” được con đường độc thân tự nguyện. “Không phải tất cả mọi người đều hiểu”, câu nói này có nghĩa là không phải tất cả đều “có khả năng” tiếp thu ý nghĩa của nó, chấp nhận nó và đem ra thực hành. Ơn hiểu biết và quyết định chỉ được ban cho một số người mà thôi. Đây là một đặc ân được ban cho họ vì một tình yêu lớn lao hơn. Vì thế đừng ngạc nhiên nếu nhiều người không hiểu được giá trị của độc thân thánh hiến, không được lôi cuốn, và cũng thường khi không biết trân quý nó. Điều này có nghĩa là có những khác biệt về đường đi, đặc sủng, chức năng, như thánh Phaolô đã nhìn nhận và ao ước cho hết mọi người được chia sẻ lý tưởng sống trinh khiết. Thật vậy, Ngườøi viết: “Tôi ước muốn mọi người đều như tôi; - và Ngườøi nói thêm - nhưng mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác” (1 Cr 7,7). Vả lại, như thánh Tôma nhận định “từ tính da dạng của các hàng ngũ mà Giáo Hội nên xinh đẹp”.

6. Về phía con người, cần có một hành vi ý chí đắn đo cân nhắc, ý thức về sự ràng buộc và về đặc ân của độc thân thánh hiến. Đây không chỉ là kiêng cữ đơn giản cuộc sống hôn nhân, cũng không phải là sự tuân thủ máy móc và hầu như thụ động những luật lệ do đức khiết tịnh đặt ra. Việc khước từ mang một khía cạnh tích cực ở chỗ dấân thân hoàn toàn cho Nước Trời, bao hàm một sự gắn bó tuyệt đối với Thiên Chúa “Đấng được yêu mến trên hết mọi sự” và với việc phụng sự vương triều của Ngài. Vì thế việc lựa chọn phải được suy xét thật kỹ lưỡng, xuất phát từ một quyết định chắc chắn, có ý thức và trưởng thành trong thâm tâm con người.

Thánh Phaolô nói lên những đòi hỏi và những thuận lợi của sự dâng hiến cho Nước Trời: “Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng” (1Cr 7,32-34). Thánh Tông đồ không có ý kết án bậc sống hôn nhân (x. 2Tm 4,1-3), cũng không “đưa ra một sợi dây ràng buộc” ai, như người đã nói (1Cr 7,35); nhưng do kinh nghiệm thực tế được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần, người nói và khuyên nhủ “để mong tìm lợi ích cho anh chị em ( chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co” (ibid.). Đó cũng là mục đích của các “lời khuyên Phúc Âm”. Trung thành với truyền thống của các lời khuyên Phúc Âm, Công Đồng Vaticanô II cũng khẳng định rằng sự khiết tịnh là “một phương tiện hữu hiệu nhất được ban tặng cho các tu sĩ để có thể cống hiến cách quảng đại cho việc phụng sự Chúa và hoạt động tông đồ” (DT 12).

7. Những chỉ trích về “độc thân thánh hiến” luôn luôn được lặp đi lặp lại trong lịch sử, và Giáo hội đã nhiều lần nhắc nhở phải chú ý về sự trổi vượt của bậc sống tu trì dưới khía cạnh này: chỉ cần nhắc lại ở đây tuyên ngôn của Công Đồng Trentôđược Đức Giáo Hoàng Piô XII trích dẫn trong thông điệp Sacra virginitas vì giá trị mang tính cách huấn quyền của nó. Điều ấy không có nghĩa là trùm một bóng tối lên trên bậc sống hôn nhân. Ngược lại, cần phải đặt trước mắt những điều khẳng định trong sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo: “Cả hai, Bí Tích Hôn Phối và đời sống Khiết tịnh vì Nước Trời, đều phát xuất từ Đức Kitô. Người mang lại ý nghĩa cho cả hai lối sống này và ban ân sủng cần thiết để có thể sống đúng theo thánh ý Người. Việc quý trọng sự Khiết Tịnh vì Nước Trời và ý nghĩa Kitô giáo của Hôn Nhân là hai điều không thể tách rời nhau được, và chúng hỗ trợ lẫn cho nhau”.

Công Đồng Vaticanô II căn dặn rằng để chấp nhận và tuân giữ lời khuyên Phúc Âm khiết tịnh và độc thân thánh hiến, đòi hỏi “một sự trưởng thành cần thiết về tâm lý và tình cảm” (DT 12). Sự trưởng thành này là cần thiết. Vì thế để trung thành bước theo Đức Kitô, cần có những điều kiện như sau: tín thác vào tình yêu của Chúa và kêu cầu tình thương của Ngài do ý thức về sự yếu đuối của con người; thái độ khôn ngoan và khiêm tốn; và nhất là một cuộc sống kết hợp chặt chẽ với Đức Kitô.

 
Nữ tu Maria Đinh Thị Sáng, Hội Dòng nữ Đa Minh Tam Hiệp, chuyển ngữ từ bản tiếng Ý.
Điểm cuối cùng, chìa khoá của tất cả đời sống thánh hiến, là bí quyết trung thành với Đức Kitô như lang quân duy nhất của linh hồn và lẽ sống duy nhất của chúng ta.
 
114.864864865135.135135135250