PHẦN THỨ NHẤT
LỊCH SỬ CÁC HÌNH THỨC TU TRÌ
***
I. THỜI GIÁO PHỤ
***
LỊCH SỬ CÁC HÌNH THỨC TU TRÌ
***
I. THỜI GIÁO PHỤ
***
Chương Một
NHỮNG HÌNH THỨC SƠ KHỞI
***
***
MỤC 3
CÁC NHÀ KHỔ HẠNH (HAY KHỔ TU)
CÁC NHÀ KHỔ HẠNH (HAY KHỔ TU)
Trong hàng ngũ các môn đệ của Chúa Giêsu, có những người đi theo Chúa, chia sẻ cuộc sống bấp bênh nay đây mai đó, nhưng đa số vẫn tiếp tục cuộc sống thường nhật tại gia đình. Điều này cũng diễn ra trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo. Lý tưởng cao nhất để biểu lộ lòng gắn bó với Chúa Kitô là chết cho Thầy mình, nói cách khác đó là sự tử đạo, như ta đọc thấy nơi các thư của thánh Inhaxiô giám mục Antiôkia[1]. Bên cạnh đó, có những người theo gương của các thánh tông đồ dấn thân rao giảng Tin mừng, như sách Tông đồ công vụ còn để lại vài tên tuổi như là: Apollô, Aquila và Priscilla (Cv 18,2-3;18-26); Sosaprô, Aristarcô và Seconđô, Gaiô, Timôthê, Tikikô, Trophinô (xc Cv 20,4-5).
Trong các văn phẩm thời các tông phụ, chúng ta thấy nói đến những nhà khổ hạnh (tiết độ: continentes), hoặc sống tại gia đình hay di động để thực hành những công tác bác ái và truyền giáo (xc. Didache, ch.12-13; Clementê, ep. ad Corinthios, 38,2). Bước sang thế kỷ II thì văn chương về sự khổ chế tăng gia, nhắm hướng dẫn các tín hữu trong bước đường khổ hạnh.
Trên thực tế, các giáo phụ không chỉ phải đương đầu với những trào lưu trụy lạc của thời đại, nhưng còn phải lo chống lại những quan điểm sai lầm của vài lạc giáo, điển hình nơi nhóm "tiết dục" (encratismus, gốc bởi từ hy-lạp egkrateia: điều độ, tiết chế), chủ trương rằng ơn cứu rỗi chỉ được dành cho những kẻ kiêng thịt, kiêng rượu và không kết hôn. Người ta gán cho ông Tatianus (k.172) là thủ lãnh của phong trào này. Không rõ sự bài trừ hôn nhân là một lạc thuyết phát sinh từ Kitô giáo, hay là chịu ảnh hưởng của các phong trào ngoại đạo đã bị thánh Phaolô vạch mặt từ lâu (xc. 1Cr 7,28; 1Tm 4,3): theo họ, hôn nhân là điều tội lỗi. Nhóm Montanô cũng bài trừ hôn nhân, lấy cớ là chuẩn bị cho cuộc Quang lâm gần kề[2]. Một nguy cơ nữa của những nhà khổ hạnh là rơi vào tội kiêu ngạo, nghĩ rằng mình hoàn thiện hơn người khác, và thậm chí tự mãn đến độ không dựa vào sự trợ lực của ân sủng.
Tuy phải đề phòng về các nguy cơ vừa kể, nhưng không thể nào phủ nhận sự cần thiết của công tác khổ chế trong tiến trình của đời sống tâm linh. Điều này được xác nhận nơi các bậc thầy của các tôn giáo lớn trên thế giới, như chúng tôi đã có dịp trình bày trong tập IV, khi nói đến kỷ luật của Yoga (trang 57tt; 283tt). Người Kitô hữu còn thêm một động lực mới, đó là hoạ theo mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Đức Kitô[3]. Những điều này có giá trị cho tất cả mọi tín hữu, và tất nhiên cho các tu sĩ. Như chúng ta đã thấy trong tập V, truyền thống tâm linh của các đan tu Đông phương không những đã thiết định những hình thức khổ chế (kiêng cữ, chay tịnh, canh thức, cầu nguyện, thống hối), nhưng còn đề ra cả một lý thuyết biện minh: những công tác đó nằm trong kế hoạch praxis nhằm thanh luyện con tim và chuẩn bị cho theoria, chiêm ngưỡng nhan Chúa[4]. Truyền thống này được thành hình từ các sư phụ trên sa mạc, được đưa vào các bộ luật của cộng đoàn đan tu, và được thích nghi khi cho các dòng hoạt động tông đồ. Như sẽ trình bày trong những chương sắp tới, các đan sĩ đầu tiên rời bỏ thành thị và tìm nơi cô tịch thanh vắng để gặp gỡ Chúa; sang thời Trung cổ, các tu sĩ sẽ tìm về thành thị để rao giảng Tin mừng và phục vụ người nghèo. Tuy dù khung cảnh sống trái ngược, nhưng tinh thần khổ chế vẫn đồng nhất, đó là theo gương Đức Kitô, từ bỏ ý muốn riêng tư và phục vụ ý định cứu độ của Thiên Chúa.
Chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề ý nghĩa khổ chế đối với đời tu ở chương 14.
Trong các văn phẩm thời các tông phụ, chúng ta thấy nói đến những nhà khổ hạnh (tiết độ: continentes), hoặc sống tại gia đình hay di động để thực hành những công tác bác ái và truyền giáo (xc. Didache, ch.12-13; Clementê, ep. ad Corinthios, 38,2). Bước sang thế kỷ II thì văn chương về sự khổ chế tăng gia, nhắm hướng dẫn các tín hữu trong bước đường khổ hạnh.
Trên thực tế, các giáo phụ không chỉ phải đương đầu với những trào lưu trụy lạc của thời đại, nhưng còn phải lo chống lại những quan điểm sai lầm của vài lạc giáo, điển hình nơi nhóm "tiết dục" (encratismus, gốc bởi từ hy-lạp egkrateia: điều độ, tiết chế), chủ trương rằng ơn cứu rỗi chỉ được dành cho những kẻ kiêng thịt, kiêng rượu và không kết hôn. Người ta gán cho ông Tatianus (k.172) là thủ lãnh của phong trào này. Không rõ sự bài trừ hôn nhân là một lạc thuyết phát sinh từ Kitô giáo, hay là chịu ảnh hưởng của các phong trào ngoại đạo đã bị thánh Phaolô vạch mặt từ lâu (xc. 1Cr 7,28; 1Tm 4,3): theo họ, hôn nhân là điều tội lỗi. Nhóm Montanô cũng bài trừ hôn nhân, lấy cớ là chuẩn bị cho cuộc Quang lâm gần kề[2]. Một nguy cơ nữa của những nhà khổ hạnh là rơi vào tội kiêu ngạo, nghĩ rằng mình hoàn thiện hơn người khác, và thậm chí tự mãn đến độ không dựa vào sự trợ lực của ân sủng.
Tuy phải đề phòng về các nguy cơ vừa kể, nhưng không thể nào phủ nhận sự cần thiết của công tác khổ chế trong tiến trình của đời sống tâm linh. Điều này được xác nhận nơi các bậc thầy của các tôn giáo lớn trên thế giới, như chúng tôi đã có dịp trình bày trong tập IV, khi nói đến kỷ luật của Yoga (trang 57tt; 283tt). Người Kitô hữu còn thêm một động lực mới, đó là hoạ theo mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Đức Kitô[3]. Những điều này có giá trị cho tất cả mọi tín hữu, và tất nhiên cho các tu sĩ. Như chúng ta đã thấy trong tập V, truyền thống tâm linh của các đan tu Đông phương không những đã thiết định những hình thức khổ chế (kiêng cữ, chay tịnh, canh thức, cầu nguyện, thống hối), nhưng còn đề ra cả một lý thuyết biện minh: những công tác đó nằm trong kế hoạch praxis nhằm thanh luyện con tim và chuẩn bị cho theoria, chiêm ngưỡng nhan Chúa[4]. Truyền thống này được thành hình từ các sư phụ trên sa mạc, được đưa vào các bộ luật của cộng đoàn đan tu, và được thích nghi khi cho các dòng hoạt động tông đồ. Như sẽ trình bày trong những chương sắp tới, các đan sĩ đầu tiên rời bỏ thành thị và tìm nơi cô tịch thanh vắng để gặp gỡ Chúa; sang thời Trung cổ, các tu sĩ sẽ tìm về thành thị để rao giảng Tin mừng và phục vụ người nghèo. Tuy dù khung cảnh sống trái ngược, nhưng tinh thần khổ chế vẫn đồng nhất, đó là theo gương Đức Kitô, từ bỏ ý muốn riêng tư và phục vụ ý định cứu độ của Thiên Chúa.
Chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề ý nghĩa khổ chế đối với đời tu ở chương 14.