15/01/2012 -

Tủ Sách Đa Minh

2226
 

Thời sự Thần học số 55:

 

"Fides quaerens dialogum"

 

 

TSTHThời sự thần học lần này được phát hành nhân dịp mừng lễ thánh Tôma Aquinô, bổn mạng của Trung Tâm Học vấn. Chúng tôi muốn lợi dụng cơ hội để trình bày tư tưởng của ngài, đặc biệt trong lãnh vực đối thoại.

 

 

I. Thánh Tôma Aquinô

 

1. Mở đầu là ba bài giáo huấn của đức thánh cha Bênêđictô XVI giới thiệu thánh Tôma trong loạt những bài huấn dụ ngày thứ tư hằng tuần dành cho các nhà thần học thời Trung cổ. Bài thứ nhất (ngày 2/6/2010) lượt qua tiểu sử của vị Tiến sĩ thiên thần. Bài thứ hai (ngày 16/6) đi sâu vào một điểm nổi bật trong tư tưởng của ngài, đó là quan điểm về tương quan giữa đức tin và lý trí. Vấn đề này được phân tích không những trong bối cảnh của thế kỷ XIII nhưng còn trong bối cảnh của thời đại hôm nay, cách riêng là trong lãnh vực luân lý. Bài thứ ba (ngày 23/6) rảo qua nội dung tác phẩm quan trọng của ngài, đó là bộ “Tổng luận thần học”.

 

2. Trực giác căn bản trong học thuyết thánh Tôma, theo linh mục Nguyễn Trọng Viễn, là tìm cách “hoà hợp” giữa những thực tại xem ra đối chọi. Linh mục Nguyễn Hữu Nghị trình bày một khía cạnh cụ thể, đó là “Tương quan giữa tự nhiên (nature) và ân sủng (grâce)”. “Luật tự nhiên (loi naturelle) và đối thoại văn hoá” là đề tài nghiên cứu linh mục Phan Tấn Thành dựa theo một văn kiện của Uỷ Ban Thần học Quốc tế năm 2008.  Hướng đi “đối thoại” được tiếp tục đào sâu trong loạt bài kế tiếp, áp dụng vào tư tưởng Đông phương.

 

 

II. Đối thoại

 

Chủ đề “đối thoại” đã được chọn làm “chiến lược” của Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Á châu (FABC): đối thoại với  các nền văn hóa, đối thoại với các tôn giáo, đối thoại với những người nghèo. Vào ngày 19-23/11/2012, Đại Hội lần thứ X của Liên hiệp sẽ được tổ chức tại Việt Nam, trùng vào kỷ niệm 40 năm Đức Phaolô VI phê chuẩn Quy chế của Liên hiệp (16/11/1972).  Phương pháp thần học của FABC được phân tích trong bài nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hải.

 

Những bài kế tiếp tìm hiểu vài nỗ lực đối thoại giữa Kitô giáo với tư tưởng Đông phương: “Thánh” - “Đạo” - “Lời” là những từ ngữ khá quen thuộc đối với chúng ta; tuy nhiên trong tư tưởng Á Đông,  ba từ này không những ám chỉ các hiện tượng tôn giáo, nhưng còn bao hàm  Thực Tại tuyệt đối và có thể áp dụng cho chính Đức Kitô và hơn thế nữa cho Thiên Chúa Ba ngôi.

 

- Jonathan Fan Yun Ka đề nghị trình bày Đức Giêsu như “vị Thánh chịu đóng đinh và phục sinh”.

 

- Trần ngọc Thiện cho thấy rằng từ Đạo trong Nho học mang ít nhất là ba nghĩa: a)  quy tắc luân lý; b) lời giảng dạy chân lý; c) nguyên lý phát sinh muôn loài. Khuôn khổ bài viết không cho phép đi sâu hơn vào việc đã đối chiếu với Logos, chẳng hạn như Christ the Eternal Tao (của Hieromonk Damascene, Valaam Books, 1999).

 

- Từ cái nhìn của Thiền, Shigeto Oshida phân tích những khía cạnh của Lời: Lời ý tưởng (Word-Idea), Lời biến cố (Word-Event), Lời gặp gỡ và Lời Thiên Chúa (Word-Encounter, Word God). Những ý nghĩa này có liên quan không nhỏ khi bàn đến việc Loan báo Tin mừng và Hội nhập văn hóa.

 

Sau cùng, cũng nằm trong chiều hướng đối thoại và trao đổi giữa các Học viện và Chủng viện, mục “Giới thiệu sách” lần này được dành cho các giáo trình Triết học và Thần học đang được sử dụng tại Trung Tâm Học vấn.

 

 

Mục lục

 

 

Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, Thnh Tơma Aquinơ

 

Nguyễn Trọng Viễn O.P., Thử tìm trực gic căn bản trong cuộc đời và học thuyết

 

của Thnh Thomas

 

Nguyễn Hữu Nghị O.P., Tương quan giữa Tự  nhiên và Ân sủng trong tư tưởng Tôn sư Tô-ma

 

Phan Tấn Thnh O.P., Luật tự nhiên và đối thoại văn hóa

 

Nguyễn Văn Hải, Fides Quaerens Dialogum: Cc phương php thần học  của Liên Hiệp các Hội đồng Giám mục Á châu
Jonathan Tan Yun-Ka, Đức Giêsu, Vị thánh chịu đóng đinh và phục sinh. Xây dựng một

 

nền Kitô học Nho giáo đương đại

 

Vincent Shigeto Oshida O.P., Từ Thiền đến Lời Chúa

 

Cc sch gio trình tại Trung tm Học vấn Đa Minh

 

114.864864865135.135135135250