Nhập đề
Trong tự sắc Porta fidei, mở Năm Đức tin, đức thánh cha Bênêđictô XVI đã đề ra nhiều mục tiêu, trong đó có việc “suy tư về đức tin” để ý thức hơn lòng gắn bó với Đức Kitô, rồi từ đó dẫn đến việc tuyên xưng, cử hành, làm chứng đức tin (x. số 8). Tập sách “Thần học về đức tin” được biên soạn để đáp lại lời mời ấy.
Đề tài này sẽ được khai triển theo thứ tự của tiến trình nghiên cứu thần học, gồm ba chặng chính:
1. Trước tiên, chúng ta phân tích những đoạn văn Kinh thánh Cựu ước và Tân ước nói về đức tin. Chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu những ý nghĩa và chiều kích khác nhau của đức tin: tin như là tin tưởng, phó thác; tin như là chấp nhận mạc khải; nhất là chúng ta sẽ có dịp nghiền ngẫm những mẫu gương sống đức tin, từ ông Abraham trong Cựu ước đến Đức Maria trong Tân ước, xuyên qua nhiều chứng nhân khác (tựa như Môsê, các ngôn sứ, các tông đồ). Bên cạnh đó là những trường hợp của những người “cứng lòng tin”, “kém tin”.
2. Tiếp đến, chúng ta sẽ theo dõi việc đào sâu những khía cạnh của đức tin trong lịch sử Hội thánh, từ thời các giáo phụ, trải qua kinh viện thời Trung cổ, rồi những cuộc tranh luận vào thời cận đại đưa đến những tuyên ngôn của công đồng Trentô, Vaticanô I và Vaticanô II, được tiếp nhận vào sách Giáo lý Hội thánh Công giáo. Đức thánh cha muốn chúng ta trong năm nay hãy học hỏi sách Giáo lý Hội thánh Công giáo để đào sâu nội dung đức tin Kitô giáo. Thiết tưởng chúng ta nên chú trọng đến những đoạn trình bày bản chất và những đặc tính của đức tin ở trong phần nhập đề.
3. Chặng thứ ba. Những đoạn văn của sách Giáo lý Hội thánh Công giáo bàn về bản chất và các đặc tính của đức tin (số 142-175) sẽ hướng dẫn chúng ta trong phần suy tư thần học: tìm hiểu bản chất của đức tin, vừa là ân ban của Thiên Chúa vừa là hành vi của con người; đồng thời cũng tìm hiểu sự tăng trưởng đức tin với những bước thăng trầm của nó.
---------------------------
MỤC LỤC
Phần thứ nhất
KINH THÁNH VÀ VẤN ĐỀ TIN
Chương Một. CỰU ƯỚC.. 17
Mục I. TỪ NGỮ VÀ Ý NIỆM... 17
I. Từ ngữ. 17
II. Ý niệm.. 19
Mục II. CUỘC SỐNG ĐỨC TIN CỦA DÂN CHÚA.. 22
I. Abraham.. 29
II. Thời Xuất hành. 34
III. Đức tin của các ngôn sứ. 46
IV. Niềm tin hướng đến tương lai 56
Chương Hai. TÂN ƯỚC.. 65
Mục I. TỪ NGỮ VÀ Ý NIỆM... 66
I. Từ ngữ. 66
II. Khái niệm.. 67
Mục II. NHỮNG BẢN VĂN VỀ ĐỨC TIN TRONG TÂN ƯỚC 72
I. Tin mừng nhất lãm.. 73
II. Công vụ Tông đồ. 98
III. Các thư thánh Phaolô. 102
IV. Tin mừng Gioan. 130
Kết luận Phần Thứ Nhất. 149
I. Tin và không tin. 150
II. Đức tin của Đức Giêsu. 153
III. Đức tin của Mẹ Maria. 155
Phần Thứ Hai
THẦN HỌC VỀ ĐỨC TIN TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI
Chương Ba. SỰ TIẾN TRIỂN ĐẠO LÝ ĐỨC TIN.. 165
Mục I. HỘI THÁNH NGUYÊN THỦY.. 166
I. Những hoàn cảnh. 166
II. Những mẫu thức đức tin. 170
Mục II. THỜI CÁC GIÁO PHỤ: CÁC TÍN BIỂU.. 172
I. Khái niệm.. 172
II. Phân loại 173
III. Các tín biểu đạo lý. 178
Mục III. TIN VÀ TÍN ĐIỀU.. 181
I. Khái niệm.. 181
II. Sự tiến triển đạo lý. 184
Chương Bốn. NHỮNG SUY TƯ VỀ BẢN TÍNH ĐỨC TIN.. 189
Mục I. THỜI GIÁO PHỤ.. 190
I. Đức tin và văn hóa. 191
II. Thánh Augustinô. 191
Mục II. THỜI TRUNG CỔ.. 195
I. Lý trí hỗ trợ cho đức tin: thánh Anselmô. 195
II. Ân sủng không phá hủy tự nhiên: thánh Tôma Aquinô. 196
III. Lý trí tách rời khỏi đức tin: thuyết duy danh. 199
Mục. III THỜI CẬN ĐẠI. 201
Mục IV. CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II. 206
I. Công đồng Vaticanô II. 208
II. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo. 210
Mục V. NHỮNG QUAN ĐIỂM THẦN HỌC VỀ ĐỨC TIN TỪ SAU CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II 216
1/ Chấp nhận những công thức đạo lý. 217
2/ Ánh sáng siêu việt 218
3/ Tín thác cậy trông. 218
4/ Cảm nghiệm tâm linh. 219
5/ Vâng phục. 219
6/ Hành động. 220
7/ Tương quan liên bản vị 220
Phần Thứ Ba
SUY TƯ THẦN HỌC VỀ ĐỨC TIN
Chương Năm. BẢN CHẤT ĐỨC TIN.. 225
Mục I. TRONG THÁNH LINH.. 226
A. Hồng ân đức tin. 227
B. Tác động của Thánh Linh. 229
C. Ân sủng và tự do. 231
D. Đức tin và tín ngưỡng. 233
Mục II. VỚI ĐỨC KITÔ.. 234
I. Christus solus. 235
A. Đức tin và lý trí 237
B. Đức tin và ý chí 242
II. Christus caput Ecclesiae. 246
A. Hội thánh thông truyền đức tin. 247
B. Hội thánh tuyên xưng đức tin. 251
Mục III. ĐẾN CHÚA CHA.. 255
I. Tin như “hành vi” và như “nhân đức”. 256
II. Tin là một nhân đức hướng về Chúa. 257
III. Đức tin và ơn cứu rỗi 260
Chương Sáu. NHỮNG THĂNG TRẦM CỦA ĐỨC TIN.. 263
Mục I. ĐỨC TIN TRƯỞNG THÀNH.. 264
I. Sự tăng trưởng đức tin dựa theo thần học cổ điển. 265
II. Những chặng tiến triển đức tin dựa theo tâm lý học. 268
III. Thanh luyện đức tin qua đêm tối 273
Mục II. THỰC HÀNH ĐỨC TIN.. 282
I. Những nghĩa vụ kèm theo việc thực hành đức tin. 282
II. Những tội trái nghịch đức tin. 286
III. Não trạng văn hóa thời đại 291
Kết luận. 299
Thư tịch. 305
1. Từ điển. 305
2. Sách. 306
-----------------------------
Sách được phát hành tại các nhà sách Công Giáo