02/12/2010 -

Suy tư, nghiên cứu

2674

 





Abraham

Là tổ phụ dân được tuyển chọn, Abraham chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Ơn gọi của ông không chỉ bao gồm thời kỳ đầu kế hoạch của Thiên Chúa, mà còn xác lập những định hướng nền tảng.


I. Ơn gọi của Abraham


Thay vì viết một biên niên sử đơn giản, dựa vào cuộc đời của Abraham, Sách Sáng Thế trình bày một câu chuyện tôn giáo mà người ta thấy có những dấu hiệu của ba dòng chảy truyền thống: truyền thống Giavê nhấn mạnh đến sự chúc phúc và lời hứa thánh thiêng, truyền thống Elohim thì dựa vào đức tin của cha ông trước mọi thử thách, truyền thống tư tế dựa trên giao ước và phép cắt bì. Như vậy rõ ràng, khuôn mặt Abraham xuất hiện như khuôn mặt một người mà Thiên Chúa đã lôi kéo về phía ngài, sau đó chịu thử thách để rồi trở thành cha của một dân tộc đông đúc không thể tin được.


1. Abraham được Chúa chọn


Cuộc đời của Abraham hoàn toàn mở ra dưới dấu chỉ của sáng kiến tự do của Thiên Chúa. Thiên Chúa tác động trước tiên; Ngài chọn Abraham trong dòng dõi Sem, người ‘sinh ra từ’ Ur (St 11,10-31) và dẫn đưa ông bằng những con đường đến vùng đất không hề biết (Dt 11,8). Đây là sáng kiến của tình yêu: từ khởi đầu, Thiên Chúa biểu lộ với Abraham một tình thân quảng đại. Những lời hứa của Ngài vẽ nên một tương lai sáng ngời. Thành ngữ này thường lập đi lặp lại không ngừng: “Ta sẽ ban cho”; Thiên Chúa ban cho Abraham một vùng đất (St 12, 7; 13, 15; 15, 18; 17,8); ngài sẽ ban phúc cho ông, sẽ đem lại phồn thịnh cho ông (12,2; 16,10;22,17). Thực ra, những việc xảy ra có vẻ trái ngược với những viễn cảnh này: Abraham là người du mục, Sara không còn ở độ tuổi sinh con. Tính nhưng không của những lời hứa thánh chỉ làm nổi bật điều này hơn: tương lai của Abraham phụ thuộc hoàn toàn vào quyền năng và lòng nhân từ của Thiên Chúa. Do vậy Abraham quy tụ nơi ông dân Chúa, dân được tuyển chọn mà không đòi hỏi công trạng gì. Tất cả những gì ông được yêu cầu, đó là một đức tin triệt để và can đảm, một sự đón nhận không lưỡng lự kế hoạch của Thiên Chúa.


2. Abraham bị thử thách


Đức tin này phải được thanh tẩy và tăng sức mạnh bằng thử thách. Thiên Chúa thử thách Abraham khi yêu cầu ông dâng Issac làm hiến tế, để dựa vào đó mà lời hứa đích thực được thiết lập (St 22,18). Abraham “không từ chối đứa con trai duy nhất của ông” (22,12.16).


Người ta biết rằng các lễ hiến tế con trẻ đã được cử hành trong những tín ngưỡng của người Canan; nhưng chính Thiên Chúa đã gìn giữ Isaac, đồng thời tư Ngài lo liệu cho “chiên làm lễ tế” (22,8.13). Cũng do đó mà tận đáy lòng Abraham “sự sợ hãi Thiên Chúa” đã được biểu lộ (22,12). Mặt khác, qua dịp như thế, Thiên Chúa đã mặc khải rằng kế hoạch của Ngài không được sắp đặt cho sự chết mà cho sự sống. “Ngài chẳng vui gì việc mất các sinh mạng” (Kn 1, 13; cf Đnl 12, 31; Gr 7,31). Sự chết một ngày đó sẽ bị đánh bại; “Sự hiến tế Isaac” có vẻ như một việc xảy ra mang tính tiên tri (Dt 11,19; 2, 14-17; cf Rm 8,32).


3. Abraham, người cha được chúc phúc


Sự vâng phục của Abraham đưa đến việc xác tín vào lời hứa (St 22,16) mà ông thấy bắt đầu trở thành hiện thực: “Thiên Chúa đã chúc phúc hết tất cả cho Abraham” (St 24,1). “Không ai vinh quang bằng ông” (Hc, 44, 19). Vấn đề không phài là hạnh phúc cá nhân: ơn gọi của Abraham là trở thành người cha. Vinh quang ấy nằm ở dòng dõi của ông. Theo truyền thống tư tế, việc thay đổi tên họ (Abram trở thành Abraham) đã xác nhận theo hướng này, vì tên mới được dịch là “cha của muôn dân” (St 17,5). Số mệnh của Abraham phải có những kết quả to lớn. Đã thế, Thiên Chúa không giấu ông điều Ngài sẽ làm, vị tổ phụ đã lãnh trách nhiệm xin can thiệp giúp những thành phố bị kết án (18,16-33); tình phụ tử của ông vẫn còn lan tỏa ảnh hưởng; ánh sáng tỏa ra khắp nơi: “vì dòng dõi ngươi mà tất cả các dân tộc sẽ được chúc phúc” (22,18). Khi suy nghĩ về lời phán truyền này, truyền thống Do Thái đã hiểu được một ý nghĩa sâu sắc nơi ông: “Thiên Chúa đã thề hứa với ông là sẽ chúc phúc cho các dân tộc nhờ dòng dõi ông” (Hc 44,21; cf St 22,18).


Như vậy, nếu số phận của nhân loại tội lỗi được bắt đầu nơi Adam thì số phận của nhân loại cứu độ được thực hiện nơi Abraham.


II. Hâu duệ của Abraham


1. Sự trung thành của Thiên Chúa


Nhờ Abraham, các lời hứa cũng được thực hiện nơi dòng dõi ông (St 13,15; 17,7). Thiên Chúa lập lại các lời hứa ấy với Isaac và Jacob (26,3; 28,13) và họ sẽ truyền lại chúng như một gia tài (28,4; 48,15;50,24). Khi con cháu Abraham bị áp bức ở Ai Cập, Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van, vì Ngài “nhớ lại giao ước của Ngài với Abraham, Isaac và Jacob” (Xh 2,23; cf Đnl 1,8). “Khi nhớ lại lời thiêng Ngài hứa với Abraham, tôi tớ Ngài, Ngài đã đưa Dân Ngài đi trong tiếng hò reo” (Tv 105,42). Sau đó, Ngài an ủi Dân Ngài và gọi họ là “dòng dõi Abraham, bạn của Ta” (Is 41,8).


Trong thời gian khốn cùng, khi sự tồn vong của Israel bị đe dọa, các tiên tri đã tìm lại được niềm tin nhờ nhớ lại ơn gọi của Abraham: “Hãy nhìn tảng đá mà các người đã tạc nên, nhìn đường hầm mà các người đi ra. Hãy ngước nhìn Abraham, tổ phụ các người…” (Is 51,18; cf Is 29,22; Nkm 9,7). Và để xin ơn Chúa, lời cầu nguyện hay nhất là tự nài xin từ Abraham: “Xin Ngài nhớ đến Abraham…” (Xh 32,13; Đnl 9,27; 1V 18,36) “ban ơn Ngài cho Abraham” (Mk 7,20).


2. Quan hệ máu mủ


Tuy nhiên, có mặt xấu của việc tự nài xin tổ phụ. Thực tế, có mối quan hệ huyết thống với tổ phục vẫn chưa đủ để trở thành những người thừa kế thực sự của ông, mà còn phải gắn kết với ông về mặt tâm linh nữa. Niềm tin xấu, tức nó không tự đi đôi với sự dễ dãi quá sức của Thiên Chúa. Tiên tri Ezechiel đã nói điều này với những người đương thời với ông (Ed 33,24-29). Khi rao giảng sự phán xét của Thiên Chúa, Gioan Tiền hô đã chỉ trích kịch liệt lối nghĩ ảo tưởng như thế: “Các người đừng tự nghĩ rằng: chúng tôi có tổ phụ Abraham. Vì tôi nói cho các người biết, Thiên Chúa có thể biến những hòn đá này thành con cháu Abraham” (Mt 3,9). Người phú hộ ích kỉ trong dụ ngôn mặc dù kêu lên “lạy Tổ phụ Abraham”, nhưng ông chẳng nhận được gì hết từ tổ phụ của ông: bởi lỗi của ông, một lỗi gây hố sâu chia rẽ giữa ông và tổ phụ (Lc 16,24). Sách tin mừng thứ tư đưa ra cái nhìn tương tự: khi vặt trần những dự định xấu xa của người Do Thái, Đức Giêsu đã lột bỏ khuôn mặt thật của họ rằng tư cách làm con cháu Abraham đã không ngăn cản họ thực sự trở thành con cái ma quỷ (Ga 8,37-44). Quan hệ ruột thịt sẽ chẳng là gì cả nếu không có sự trung thành.


3. Đức tin và hành động


Để lòng trung thành này xác thực hơn, một sai lầm khác cần phải tránh. Theo dòng thời gian, truyền thống đã ca tụng những đức tính quý giá của Abraham, sự vâng phục (Nkm 9,8; Hc 44,20), tính anh hùng (1Mcb 2,52; Kn 10, 5-6); tiếp tục theo hướng này, một vài trào lưu Do thái giáo cuối cùng đã phải đề cao khía cạnh này: họ đặt tất cả sự tin tưởng của họ vào các hoạt động của con người, sự tuân thủ hoàn toàn vào Lề Luật, và điều này dẫn đến việc quên rằng điều thiết yếu là phải dựa vào Thiên Chúa.


Thói kiêu căng tự phụ này vốn đã bị công kích trong dụ ngôn người Pharisiêu và người thu thuế (Lc 18,9-14), được Paul phá bỏ hoàn toàn. Ông đã dựa vào sách Sáng Thế (15,6): “Abraham đã tin vào Chúa và Ngài đã xem ông như người công chính”, để chứng minh rằng chính đức tin chứ không phải hoạt động mới đặt nền tảng cứu độ (Ga 3,6; Rm 4,3)


4. Dòng dõi duy nhất


Vậy, cuối cùng, dòng dõi thật sự của Abraham là gì? Đó là Đức Giêsu, con cháu của Abraham (Mt 1,1). Trong số con cháu tổ phụ, chỉ duy Ngài trở về trọn vẹn với di sản lời hứa: Ngài là hậu duệ tiêu biểu nhất (Ga 3,16). Khi hướng về sự vinh quang của Đức Giêsu, thật đúng là bởi ơn gọi của mình, Abraham đã được tuyển chọn, và ông đã vui mừng được thấy ngày này qua những phúc lành của đời ông (Ga 8,56; cf Lc 1,54.73)


Đi xa hơn giới hạn, sự tập trung lời hứa này vào một hậu duệ duy nhất là điều kiện cho sự cứu độ thế giới. Tất cả những ai tin vào Đức Kitô, đã chịu cắt bị hay chưa chịu cắt bì, người Do Thái hay người ngoại đạo, đều có thể dự phần phúc dành cho Abraham (Ga 3,14). Đức tin của họ làm cho họ trở thành hậu duệ thiêng liêng của người đã tin và trở thành “cha của những kẻ tin” (Rm 4,11). “Tất cả anh em chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô. Nhưng nếu anh em thuộc về Đức Kitô, anh em cũng là con cháu Abraham, tức những người thừa tự theo giao ước.


Đó là sự hoàn thành mặc khải thánh kinh, được Chúa Thánh Thần dẫn dắt đến thời kỳ sau hết. Đây cũng là lời cuối cùng về “phần thưởng to lớn” (St 15,1), được loan báo cho Tổ phụ: địa vị tổ phụ của ông mở rộng đến tất cả dân tộc được tuyển chọn từ trời. Quê hương cuối cùng của những kẻ tin là “trong lòng Abraham” (Lc 16, 22), nơi mà nghi lễ an táng thường cầu xin cho các linh hồn sớm được yên nghỉ.




114.864864865135.135135135250