19/04/2011 -

Suy tư, nghiên cứu

66

 




CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ




ĐGM, Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP


 


Mục đích của việc đào tạo đời sống tâm linh là giúp người thụ huấn can đảm “bước theo Đức Kitô” và có khả năng “biểu dương Ngài ngày một hoàn hảo hơn cho các tín hữu cũng như cho lương dân : biểu dương Đức Kitô đang cầu nguyện trên núi, hoặc đang loan báo Nước Trời cho dân chúng, hay cứu chữa những người đau yếu tật nguyền, hoặc giúp các tội nhân trở lại đời sống sung mãn, hay đang chúc phúc cho các trẻ em, ban ôn lành cho mọi người, và luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha” [172]... cho đến chết, và “chết trên thập giá để cứu chuộc và thánh hoá nhân loại” [173].


Dĩ nhiên, Kitô giáo không bao giờ đồng hóa với bất cứ thứ “masochisme” nào. Điểm tới của Kitô giáo không phải là thứ 6 Tuần Thánh mà là Chúa nhật Phục sinh, nhưng con đường sống lại vinh quang bó buộc phải đi ngang qua ngày thứ 6 khổ lụy đó. Hình như không còn con đường tắt nào khác, mà vàng bóng thập giá. Ngay cả trên tay chân Đức Kitô Phục sinh vẫn còn in đậm những dấu đinh. Chắc chắn thập giá sẽ mang một dấu ấn và một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống tu trì.


1. Đấng Mesia đau khổ


Một sự kiện hiển nhiên mà ai cũng nhìn thấy khi nghiên cứu cuộc đời của Đức Giêsu đó là Ngài không bao giờ lấy bản thân mình làm đê tài rao giảng và mục đích của hoạt động. Mối bận tâm của Ngài trong suốt cuộc đời dương thế vẫn là rao giảng về Nước Trời và thực thi chương trình cứu độ của Chúa Cha. Đó là hai trục chính của Tin Mừng. Dĩ nhiên đây là hai thực tại khác biệt, nhưng bổ túc và làm sáng tỏ cho nhau. Thật thế, quan điểm của Đức Giêsu về “Nước Trời làm sáng tỏ căn tính của Thiên Chúa như là Cha (Abba) và tư cách làm Cha của Thiên Chúa đặt nền tảng và là căn tính của Nước Trời” [174].


Trước kỷ nguyên Kitô giáo, niềm đợi trông “Triều đại Thiên Chúa” và “phong trào Messia” được biểu lộ dưới nhiều dạng thức khác nhau. Theo nghĩa đen, đây là một phong trào phát xuất từ niềm đợi trông sự xuất hiện của Đấng Thiên sai để khai mở “Triều đại Thiên Chúa”. Vào thời đại Đức Giêsu, phong trào này trở thành sôi động và ảnh hưởng sâu đậm trên nếp nghĩ, cũng như cách sống đạo của nhiều người. Bên cạnh nhóm Biệt phái, phái Sa-đốc và Esseni, còn có những phong trào dân dã được thành lập nhằm mục đích bảo về tôn giáo và giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của người Roma. Cuối cùng phải kể thêm trào lưu khải huyền sử dụng hình thức văn chương để mạc khải những bí mật trong chương trình của Thiên Chúa, đặc biệt những gì liên hệ đến ngày tận thế.


Mặc dù các nhóm này có những chủ trương và đường lối khác nhau, nhưng đồng nhất ở xác tín căn bản : Đấng Mesia là một thủ lãnh được xức dầu để phục hưng xứ sở, một vị vụa chiến thắng, lãnh nhận uy quyền nơi Thiên Chúa để thiết lập một thời đại mới. Nhóm Biệt phái chủ trương cần hoán cải cuộc sống và nhiệt thành tuân giữ Lề luật để Thiên Chúa mau giải phóng dân tộc. Nhóm Esseni còn đi xa hơn trong cố gắng hoàn thiện và đời sống khổ hạnh làm như một chuẩn bị cần thiết cho thời đại Đấng Messia. Nhóm Nhiệt thành, trái lại, chủ trương dùng võ lực để lật đổ chính quyền Roma tại Palestin và thiết lập một kỷ nguyên mới [175].


Cùng chia sẻ nỗi âu lo, niềm hy vọng và những thách đố của dân tộc, Đức Giêsu phần nào cũng chịu ảnh hưởng của các trào lưu xã hội và tôn giáo ở thời đại đó, đặc biệt trào lưu khải huyền. Chính trong bối cảnh xã hội và tôn giáo đó, Ngài rao giảng về Nước trời đang đến. Trình thuật Tin Mừng nhấn mạnh sự kiện Đức Giêsu thuộc dòng dõi Đavít, sinh ra tại Bêlem, một thị trấn của chi tộc Đavít (Mt 1,1 ; 2,1 ; Lc 2,4). VÀương quyền của Ngài được đặc biệt nhắc đến khi Ngài vào thành Giêrusalem trước tiếng hoan hô của dân chúng và khi ông Philatô giới thiệu Ngài với dân chúng : “Đây là vụa các ngươi” (Ga 19,14). Nhưng chỉ lúc Ngài chết nhục nhã và thê thảm trên thập giá, vàương quyền đó mới thực sự được tuyên xưng. Thánh sử Mathêu ghi rõ : “Phía trên đầu Ngài, người ta đóng bản án xử tội viết rằng : Người này là Giêsu, vụa dân Do thái” (Mt 27,37).


Đức Giêsu là Đấng Mesia mà dân tộc Do thái hằng mong đợi suốt bao thế kỷ. Tuy nhiên, Ngài đã thận trọng để không đồng hóa với hình ảnh một Đấng Mesia đã bị “chính trị hóa”. Trái với xác tín của nhiều người về hình ảnh một Đấng Mesia chiến thắng bằng sức mạnh và uy quyền, Đức Giêsu đã khai mở một con đường cứu độ qua khổ đau, hy sinh, nhẫn nhục. Nơi Ngài, sứ vụ Mesia và thân phận đau thương hình như đã quyện lẫn với nhau, đúng như ngôn sứ Isaia đã diễn tả một cách thật sắc nét trong “Bài ca về Người Tôi tớ” (Is 52,13– 53,12).


Ngài là người Tôi Tớ trung tín của Giavề “bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, Ngài bị đánh phạt” (Is.53,8). “Ngài cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Ngài chẳng hề mở miệng” (Is. 53,7). Đặc biệt, Ngài tuyệt đối chối từ mọi hình thức sử dụng bạo lực để thiết lập Nước Thiên Chúa. Giữa hoàn cảnh bất công và bạo động, Ngài đã từ chối trở nên nguyên nhân của bạo động, với nguy cơ thần thánh hóa vụ lực, để chấp nhận làm nạn nhân của chính bạo lực, ngõ hầu chia sẻ và đồng hành với các nạn nhân của bạo lực. Nhưng chính qua cái chết ô nhục của một tử tội, với thân thể trần truồng và hai bàn tay bị đóng chặt vào thập giá, Ngài đã chiến thắng cả tội lỗi lẫn cái chết.


Trong thơ gởi giáo đoàn Philiphê, thánh Phaolô đã ghi lại bản văn cựu trào nhất của Kitô giáo, có lẽ xuất hiện vào những năm 50, để tuyên xưng Đức Giêsu–Kitô Chúa :


“Đức Giêsu–Kitô


vốn dĩ là Thiên Chúa


mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì


địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,


nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,


mặc lấy thân nô lệ,


trở nên giống phàm nhân,


sống như người trần thế.


Ngài lại còn hạ mình,


vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,


chết trên cây thập tự.


Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài


và tặng ban danh hiệu


vượt trên muôn ngàn danh hiệu.


Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu,


Trên trời lẫn dưới đất


và trong nơi âm phủ,


Muôn vật phải bái quỳ ;


Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,


mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng :


Đức Giêsu–Kitô là Chúa” (Pl 2,6-11).


Như vậy, Nước Trời là một hồng ân, một tặng vật tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta có thể cầu xin, chứ không mong dùng sức lực của con người để chiếm đoạt, cũng chẳng có “đốt giai đoạn” để Nước Thiên Chúa mau tới. Tuy nhiên, hồng ân của Thiên Chúa luôn đòi hỏi con người biết sám hối, từ bỏ những gì tương phản với sứ điệp tình thương và can đảm bước theo Đức Giêsu – Kitô. Hình ảnh Đấng Mesia đau khổ nơi Đức Giêsu nói lên một điểm độc sáng của Kitô giáo : Thiên Chúa của Đức Giêsu không hù dọa hay ép buộc một ai, Ngài mời gọi con người sám hối, nhưng luôn tôn trọng sự tự do và chọn lựa của họ. Đặc biệt Ngài chia sẻ với anh em nhân loại mọi cảnh ngộ của cuộc sống trần thế, kể cả thất bại, khổ đau và chính cái chết.


2- Con đường Thập giá


Đức Kitô thẳng thắn tuyên bố : “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vàc thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất ; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt. 16,24-25). Không thể thực sự bước theo Đức Kitô, nếu không đảm nhiệm con đường thập giá và khổ chế tự nguyện. Tất cả những cái gọi là con đường tắt, cuối cùng đều sẽ chẳng dẫn đến đâu, bởi vì người môn đệ đích thực phải là người bước đi trên con đường Thập Giá và theo Thầy cho đến đồi Calvề.


Thập Giá đã in sâu và gắn chặt với Đức Giêsu – Kitô. Ngay cả sau khi Ngài đã sống lại vinh quang, thì các dấu vềt thương tích của thập giá vẫn hiển hiện và vẫn không bị xóa nhòa [176].


Trong tư cách là những người phụ trách huấn luyện, chúng ta không nên tránh né Thập giá, trái lại phải giúp các thụ huấn sinh thực sự đối diện với thách đố của Thập giá. Đừng bao giờ tìm cách che chắn cho các em khỏi phải lãnh nhận Thập giá. Thái độ bao che này có nguy cơ nuôi dưỡng nơi các thụ huấn sinh một “tình cảm uỷ mị, thích được chiều chuộng và một cuộc sống dễ dãi”. Kết quả tai hại là rất có thể họ sẽ tìm kiếm chính mình nơi Thiên Chúa, chứ không phải tìm kiếm thực hiện chương trình và ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc đời mình.


Điều bi thảm nhất là nếu chúng ta kiếm tìm một Đức Giêsu không có Thập Giá, rất có thể chúng ta sẽ gặp thập giá mà lại vàng bóng Đức Giêsu ! Văn kiện về một số khía cạnh cấp bách của việc đào tạo tu đức trong Chủng viện viết : “Nếu Đức Kitô mà chúng ta giới thiệu không phải là “Đức Kitô Khổ Nạn” thì đấy là chúng ta đang giới thiệu một ai khác chứ không phải là Đức Kitô thực” (II,2).


Thập Giá có nghĩa là từ bỏ những tham vọng trần gian, những kế hoạch riêng tư, những mộng ước, những đứa con tinh thần mình hằng ấp ủ và từ bỏ ngay chính bản thân. Thập giá là can đảm uống cạn chén đắng và để Thần khí dẫn đến nơi nào Ngài muốn. Thập giá là thực hiện trọn vẹn mọi chiều kích của giới răn yêu thương. Ngay cả những lúc mà Thập Giá có về như một bóng tối phủ trùm trên chúng ta, thì đó chính là bóng bàn tay nhân lành của Thiên Chúa đang ân cần dẫn lối đưa đường cho chúng ta.


Cám dỗ thường xuyên của giới trẻ hôm nay là kiếm tìm một Đức Giêsu không có Thập Giá, một “Đức Kitô siêu sao”, một thứ Tin Mừng không nhuốm nước mắt và một thứ Kitô giáo dễ dãi. Và rất có thể chúng ta – cũng như thánh Phêrô ngày xưa – chúng ta sẽ bị Đức Giêsu khiển trách : "Sa tan, hãy xéo đi !", bởi vì các ngươi không cố gắng thực hiện chương trình của Thiên Chúa, mà chỉ muốn thực hiện kế hoạch của riêng mình hay theo khuynh hướng trần gian.


Tin Mừng của Đức Giêsu vừa là Tin Mừng khổ lụy, vừa là Tin Mừng an vui, và Tin Mừng đó không những phải được rao giảng mà còn phải được thực thi. Có thể quả quyết “Tin Mừng – Thập Giá” này là một trong những nghịch lý lạ lùng của Kitô giáo. Sự khôn ngoan và sức mạnh của Thập Giá chỉ được hiểu một khi người ta đảm nhận nó và trực tiếp kinh nghiệm nó. Dĩ nhiên, Thập Giá không phải là điểm tới của Kitô giáo, nhưng nó là cánh cổng dẫn vào sự sống : thất bại chuyển hóa thành chiến thắng, một sự sống bị tước đoạt lại trở thành sự sống tròn đầy, ai đánh mất mạng sống mình sẽ tìm gặp lại sự sống, ai can đảm chết đi sẽ sống muôn đời...


Đức Kitô không bao giờ che giấu Thập Giá. Ngài biểu dương và suy tôn Thập Giá : “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình ; nhưng nếu nó thối đi, nó sẽ trổ sinh nhiều bông hạt”. Chính Ngài đã đi đến cùng con đường tự hủy này. Ngài tự hạ và từ bỏ chính mình đến độ trở thành trống không, nhưng đó là lúc Ngài đạt đến đỉnh cao của công cuộc cứu độ. Đời sống của người tu sĩ chỉ thực sự sắc nét và độc sáng khi biết tựa vào Thập Giá của Đức Kitô.


3- Khổ chế tự nguyện


Trong thời đại hôm nay, khó có thể chấp nhận những khổ chế áp đặt hoặc các loại khổ chế làm tổn thương đến phẩm giá con người. Nhưng hơn bao giờ hết, để có thể đứng vàững giữa thời đại tự do này, người tu sĩ cần có nội lực và bản lãnh. Khổ chế tự nguyện là một trong những hình thức luyện ý chí và tăng cường nội lực tâm linh. Tài liệu quan trọng mang tựa đề “Những chỉ đạo về huấn luyện trong các Dòng tu” của Thánh bộ các Dòng tu và các Tu Hội nhấn mạnh đến vai trò của khổ chế trong công tác đào tạo nói riêng và trong đời tu nói chung : “Việc bước theo Đức Kitô giúp người tu sĩ tham dự ngày càng ý thức và cụ thể hơn vào mầu nhiệm thương khó, chết và sống lại của Ngài. Mầu nhiệm phục sinh phải là trung tâm của các chương trình đào tạo, vì đó là nguồn mạch đem lại sức sống và trưởng thành. Chính trên nền tảng đó sẽ hình thành con người mới, con người tu hành và con người tông đồ. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng khổ chế là yếu tố không thể thiếu trong việc huấn luyện và trong đời tu” [177].


Trước một thế giới chạy theo khoái lạc, hưởng thụ, tiền tài và lạm dụng quyền bính dưới nhiều hình thức, cần phải có những chứng nhân về mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô, mà giai đoạn đầu phải là chặng đường thập giá. Theo Bộ Tu sĩ, “chương trình đào tạo toàn diện phải có khổ chế hằng ngày của cá nhân. Khổ chế này giúp các ứng sinh, tập sinh, khấn sinh thực hành các nhân đức tin, cậy, mến, khôn ngoan, công bằng, can đảm, tiết độ (...). Không chấp nhận khổ chế sẽ không thể sống trọn vẹn bí tích thánh tẩy và càng không thể trung thành với ơn gọi tu trì. Khổ chế này sẽ dễ dàng được đón nhận hơn nếu, cũng như toàn bộ đời sống Kitô hữu, nó được thúc đẩy bởi tình yêu Chúa Kitô và niềm vui phục vụ Ngài”.


Dân Thiên Chúa trong thời đại chúng ta luôn cần những chứng nhân đã khước từ không những “tất cả những gì mà thánh Gioan gọi là “thế gian” và “các dục vọng của nó”, mà ngay cả cái “thế giới” đã được tình yêu của Đấng Tạo Hóa sáng tạo và gìn giữ, cùng với một số giá trị của nó. Tu sĩ đóng vai trò chứng nhân đặc biệt để nói lên rằng Nước Thiên Chúa vượt trên tất cả các giá trị trần thế [178].


Khổ chế được nhìn nhận như một thành phần thiết yếu gắn chặt với cuộc sống tu hành. Không thể quan niệm đời sống tu trì mà lại vàng bóng thói quen tự chế, tự chủ, nếp sống kỷ luật, đôn giản, khổ hạnh và những khoảnh khắc để sống cô tịch với Chúa, cũng như sống thực với chính mình. “Lời Đức Giêsu nói về hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi để đâm bông kết trái có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với người tu sĩ, do tính công khai của lời tuyên khấn. Quả vậy, hôm nay, hoàn cảnh sống có nhiều thách đố và phải đón nhận những thách đố đó như những khổ chế. Tuy nhiên, nếu các tu sĩ không dành một chỗ trong đời sống của mình cho “cuộc đời khổ hạnh trong vui tươi và quân bình” và sự tự nguyện chấp nhận một số giới hạn nào đó, sẽ có nguy cơ đánh mất sự tự do tâm linh cần thiết khi sống các lời khuyên Phúc Âm. Thật vậy, thiếu vàng khổ chế và từ bỏ, chính đời sống tận hiến có thể bị phương hại, bởi vì chúng ta không thể làm chứng công khai cho Đức Kitô thanh bần, khiết tịnh và tuân phục mà không có khổ chế” [179].


Khi phân tích các cuộc khủng hoảng ở thời hậu Công đồng, văn kiện “Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn” cho rằng một trong những điểm yếu của những thập niên gần đây là không nhấn mạnh đủ đến vai trò của khổ chế trong đời sống tu hành. “Sự hiểu biết về đời sống cộng đoàn đã gia tăng, và người ta đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của nó. Tuy nhiên, người ta ít quan tâm đến nỗ lực khổ chế, một điều cần thiết và không thể thay thế đối với bất cứ sự giải phóng nào nhằm biến đổi một nhóm người thành một cộng đoàn huynh đệ Kitô giáo (...). Cộng đoàn mà không có tính huyền nhiệm thì thiếu hồn ; nhưng cộng đoàn mà không có khổ chế thì không có xác. Cần thiết “phối hợp” giữa hồng ân Thiên Chúa với dấn thân cá nhân để xây dựng sự hiệp thông nhập thể” [180]


Trên bình diện nhân bản, khổ chế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách. Chính nó sẽ giúp chúng ta chế ngự những đòi hỏi của bản năng tự phát và loại trừ dần những khuynh hướng xấu tiềm ẩn trong ta [181]. Ngoài ra, tâm lý học cũng lưu ý chúng ta rằng để rèn luyện nhân cách và nội lực cho thanh niên rất cần những lực cản, chẳng hạn nhà giáo dục, kỷ luật, khổ chế...


Tất cả những thành công và các tác phẩm có giá trị cao trong cuộc sống đều phải trả giá. Ngay cả nơi các thiên tài, thì yếu tố thiên phú cũng vẫn nhỏ hơn so với nỗ lực bản thân. Không ai có thể thành công nếu không chiến thắng sự lười biếng và cuộc sống dễ dãi để can đảm lướt thắng khó khăn và vượt trên những nghịch cảnh. Honoré De Balzac nhận định thâm thúy : “Hoàn cảnh khó khăn là nấc thang cho bậc anh tài, là kho báu cho người khôn khéo, nhưng là vực thẳm cho kẻ yếu đuối”.


Trong mấy năm gần đây người ta nói nhiều đến tương quan giữa thương số vượt khó và thương số thành công trong cuộc đời [182]. Thương số vượt khó (Advềrsity Quotient) đo lường khả năng thường xuyên của một người khi đối diện với những khó khăn và bất trắc trong cuộc sống. Người có thương số vượt khó cao sẽ biết vận dụng tất cả tiềm năng và nội lực để đương đầu với nghịch cảnh. Nếu không thể vượt qua tất cả những khó khăn đó, ít nhất họ sẽ giảm thiểu tối đa những tổn thương do các khó khăn trên gây ra. Trái lại, người có thương số vượt khó quá thấp dễ bị nhụt chí, bi quan, chán nản khi đối diện với khó khăn và dễ bị thối chí, bỏ cuộc.


Nếu thương số trí tuệ thuộc dạng bẩm sinh, thương số vượt khó lệ thuộc nhiều ở ý chí phấn đấu. Nó có thể tăng một cách đột ngột và tăng nhanh trong một thời gian ngắn.


Cuộc sống hôm nay đầy dẫy những bất trắc, thách đố, yêu sách… đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hay trả lời trong một giới hạn nhất định nào đó. Thương số vượt khó diễn tả cách thức chúng ta đối diện và giải quyết vấn đề : từ những khó khăn vụn vàt trong đời thường cho đến những khó khăn lớn lao, từ những chuyện rắc rối về nghề nghiệp cho đến những nỗi bất hạnh của kiếp người.


Để có thể sống trọn vẹn ơn gọi tu trì và chu toàn sứ vụ tông đồ trong xã hội hôm nay, ít nhất người tu sĩ phải có thương số vượt khó hạng trung bình trở lên. Theo một số người, không nên nhận vào đời tu những ứng sinh có thương số vượt khó dưới trung bình.


Cuối cùng, chúng ta phải chấp nhận và can đảm sống giữa hòan cảnh bất trắc, vì những thay đổi đến độ chóng mặt của thời đại và tình trạng tranh tối tranh sáng của xã hội Việt Nam. Thật vậy, cho đến nay tương lai chưa định hình rõ nét. Cũng chẳng ai biết chắc nó sẽ ra sao và như thế nào. Điều chúng ta biết chắc là toàn cầu hóa là một tiến trình bất khả phục hồi. Ngoài ra, cuộc canh tân thời hậu Công đồng Vàtican II cũng giúp chúng ta ý thức rằng thay đổi là định luật tất nhiên, không thể né tránh. Chẳng ai biết thế giới này sẽ thay đổi những gì, thay đổi thế nào và thay đổi ra sao ? Nhưng chúng ta biết chắc là thay đổi sẽ tiếp diễn, cùng với tiến trình toàn cầu hóa và những biến đổi sâu rộng trong cuộc sống.


Cũng như dân Do thái thuở xưa, hành động bám ghì lấy quá khứ để chối từ tiến lên phía trước không những sẽ không dẫn đưa chúng ta trở về với một quá khứ không còn nữa, mà chắc chắn sẽ cản bước tiến của chúng ta đi vào tương lai. Nếu chúng ta khăng khăng chống lại tiến trình đổi mới, rất có thể Hội Dòng của chúng ta sẽ lưu lạc trong sa mạc đằng đẵng bốn mươi năm trường… hoặc cho tới khi chúng ta từ trần [183].


(trích: Để họ lớn lên, Đức tin & Văn Hóa, 2005)


 


 








[172] Vatican 2,Lumen Gentium,số 46.


[173] Perfectae Caritatis, số 1.


[174] J.I. GonzáLez Faus, L humanidad nueva, Santander, 1986, 46.


[175] Xem R.A. HorsLey & J.S. Hanson, Bandits, Prophets and Messiahs, MinneapoLis, 1985 ; H. Guevara, Ambiente poLitico deL pueblo judío en tiempo de Jesús, Madrid, 1985.


[176] Xc. Nguyễn Thái Hợp, Bước theo Đức Kitô, 2001, tr. 40-49.


[177] “Những chỉ đạo về huấn Luyện trong các Dòng tu” (ban hành ngày 2.2.1990), số 36.


[178] Ibidem.


[179] Những yếu tố cốt yếu trong giáo huấn của Hội Thánh về đời tu, số 31.


[180] Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, số 23.


[181] Ibidem, số 36-37.


[182] Xem PauL G. StoLtz, Adversity Quotient : Turning ObstacLes into Opportunities, 1997.


[183] Xem Nguyễn Thái Hợp, Bước theo Đức Kitô, Houston, 2001, 219-225.

114.864864865135.135135135250