Kỳ cuối: Một số vấn đề cơ bản của nhân quyền: Người Công giáo đối diện với nhân quyền
Việc hiểu biết nhân quyền, biết chọn cách thức để thực hiện quyền của mỗi người đã quan trọng, thì với Kitô hữu việc hiểu biết nhân quyền còn giúp mỗi người sống đúng với phẩm giá là con Thiên Chúa.
Với Giáo hội Công giáo, khái niệm nhân quyền được hiểu là là những quyền mà con người được hưởng để sống đúng với phẩm giá của mình trong tư cách là con Thiên Chúa.
Đôi nét về nhân quyền trong lịch sử Giáo hội
Ngay từ trong Cựu ước, nhân quyền đã được đề cập qua việc thừa nhận một số quyền của con người ở nhiều chỗ khác nhau. Chẳng hạn như quyền sở hữu chung ruộng đất trong sách Lê-vi: “Ðất đai không được bán vĩnh viễn, vì đất đai thuộc về Ta, các ngươi chỉ là khách trọ, người ngụ cư bên Ta. Trên mọi đất đai cơ nghiệp của các ngươi, các ngươi sẽ chừa lại quyền chuộc lại thửa đất. Khi anh em ngươi lâm phải túng bấn nên phải bán cơ nghiệp của nó đi, thì ngươi chuộc, người gần gũi nhất, sẽ đến mà chuộc lại vật gì anh em nó đã bán (Lv 25, 23-25); quyền được phân chia ruộng đất để sinh kế trong sách Dân số: “Yavê phán với Môsê rằng: Ðó chính là những kẻ ấy, đất sẽ được chia làm cơ nghiệp tùy theo số nhân danh. Nếu (thị tộc) nào có nhiều người hơn, ngươi cho phần cơ nghiệp lớn hơn, mà ít người hơn, thì ngươi sẽ cho ít cơ nghiệp hơn: cơ nghiệp được ban cho mỗi (chi tộc) tùy số người kiểm tra được. Người ta sẽ chia đất bằng bắt thăm mà thôi: chúng sẽ lĩnh phần cơ nghiệp theo danh sách của các gia tộc. Chiếu theo thăm bắt được, cơ nghiệp sẽ được phân chia giữa các thị tộc tùy theo số người nhiều hay ít” (Ds 26, 52-56); quyền được trả công xứng đáng trong sách Đệ Nhị Luật: “Ngươi sẽ không xử tệ với người làm thuê nghèo khó bần cùng trong hàng anh em ngươi, hay với khách ngụ cư trên đất ngươi trong các cổng thành của ngươi. Ngày nào, ngươi sẽ trả công cho nó ngày ấy: mặt trời sẽ không lặn trên điều ngươi mắc nó, vì nó nghèo khó và ước nguyện của nó, nó đặt cả vào đó. Như thế nó sẽ không kêu trách ngươi lên với Yavê và tội vạ sẽ không có trên ngươi” (Đnl 24,14-15)…
Trên nền tảng Kinh Thánh, các giáo huấn của giáo hội đã tiếp tục cập nhật theo dòng lịch sử và khẳng định các quyền của con người một cách rõ nét. Chẳng hạn Đức giáo hoàng Piô XII, trong Sứ điệp Truyền thanh nhân dịp Giáng Sinh năm 1942, đã đề cập đến nhân quyền, mà sau này trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 đã lặp lại một số điểm quan trọng. Đặc biệt, Đức giáo hoàng Gioan XXIII được coi như người đánh dấu khúc quanh quyết định trong việc tái công nhận ý niệm nhân quyền. Trong Thông điệp Hoà bình trên thế giới năm 1963, ngài khẳng định: “Trong một xã hội có quy củ và phong phú, nguyên tắc căn bản phải là nguyên tắc dạy mỗi cá nhân là một nhân vị, nghĩa là một nhân tính có trí khôn, và ý chí tự do, bởi thế mà con người tự có quyền lợi, có nghĩa vụ, chính vì quyền lợi và nghĩa vụ đều phát sinh trực tiếp và đồng một lúc, từ bản tính con người: vì thế cả hai đều phổ thông, bất khả xâm phạm và bất khả di nhượng” [1].
Thông điệp đã đưa ra một lý thuyết của các quyền con người, như khung cảnh cho hòa bình của mỗi quốc gia và quốc tế. Đó chính là sự đóng góp quan trọng và mang tính quyết định của ngài cho học thuyết Công giáo về các quyền con người. Nhiều nhà bình luận đã gọi nó là “Hiến chương Kitô giáo về Nhân quyền”, “bản tuyên ngôn mang tính có hệ thống nhất trong các tuyên bố giáo hoàng hiện đại về các vấn đề xã hội và chính trị”[2].
Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, giải thích: “Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, có khả năng nhận biết và yêu mến Người như Đấng Tạo hoá, được Người uỷ thác quản trị mọi tạo vật trên trái đất” [3]. Do đó, việc tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người – con Thiên Chúa, đặt ra vấn đề nhân quyền.
Con đường đầu tiên phải qua để chu toàn sứ vụ
Hiến chế Vui mừng và Hy vọng coi việc phát huy và bảo vệ các quyền con người chính là sứ vụ xã hội của Giáo Hội: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” [4]. Và do đó: “Giáo hội công bố nhân quyền, nhìn nhận và tuyên dương tính năng động của của thời hiện đại nhằm cổ võ nhân quyền đó khắp nơi” [5]. Bên cạnh đó, Bản Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae) cũng cho thấy một tác động quan trọng trong tiến trình tiến đến sự hòa giải đích thực của Giáo hội, của cuộc cuộc xung đột tiềm ẩn từ khởi thủy trong lịch sử giữa truyền thống tự do và Giáo hội trên vấn đề tự do tôn giáo.
Vào thập niên cuối của thế kỷ XX, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp Bách chu niên (Centesimus Annus) năm 1991, đã liệt kê các quyền con người một cách cụ thể gồm: Quyền được sống; quyền được sống trong một gia đình hợp nhất và trong môi trường luân lý; quyền được phát huy trí thông minh, tài năng của mình, quyền được tự do tìm kiếm và hiểu biết sự thật; quyền được chia sẻ công ăn việc làm; quyền được hưởng các loại trợ cấp; Quyền được tự do lập gia đình, quyền có con và dạy dỗ con; quyền tự do tôn giáo.
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II khẳng định rằng Giáo hội có trách nhiệm chăm sóc không những toàn thể nhân loại mà còn chăm sóc cho từng cá nhân sao cho muôn người được ơn cứu độ: “Mục tiêu duy nhất của Giáo hội là thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của mình đối với con người đã được chính Đức Kitô uỷ thác cho: con người đó, như Công đồng Vatican II nhắc lại, là tạo vật duy nhất trên trái đất mà Thiên Chúa đã muốn dựng nên vì chính họ và Người đã có dự định cho họ được dự phần vào ơn cứu độ vĩnh cửu. Đó không phải là con người “trừu tượng” nhưng là con người thực tế, con người “cụ thể”, “mang lịch sử tính”. Đó là vấn đề “mỗi con người”, vì mỗi con người đều nằm trong mầu nhiệm cứu chuộc, và qua mầu nhiệm này, Đức Kitô đã mãi mãi liên kết với từng người. Do đó Giáo hội không thể từ bỏ con người và “con người” là con đường của đầu tiên Giáo hội phải đi qua để chu toàn sứ vụ của mình” [6].
Quyền được sống trong chân lý
Học thuyết Xã hội của Giáo hội cũng nhìn nhận: Nhân quyền đặt nền tảng trên phẩm giá của ngôi vị con người, phát sinh trực tiếp và đồng thời từ chính bản tính của họ. Do đó, với lý trí của mình, con người có thể nhận thức được điều ấy, nhưng đức tin còn mang lại cho chúng một nền tảng vững chắc hơn: “Thật ra, nguồn gốc của các quyền con người nằm ngay trong chính phẩm giá của mỗi một con người. Phẩm giá này, tồn tại bên trong đời sống con người và bằng nhau trong mỗi một người, đã được nhận thức và lĩnh hội trước tiên là nhờ lý trí. Nền tảng tự nhiên của các quyền này càng trở nên vững chắc hơn khi, nhờ ánh sáng siêu nhiên, người ta nhìn nhận rằng phẩm giá của con người, sau khi được Chúa trao ban và bị thương tổn sâu xa bởi tội, đã được Đức Giêsu Kitô đón nhận và cứu chuộc qua sự nhập thể, qua cái chết và sự sống lại của Người” [7]. Vì nằm ngay trong bản tính con người nên các quyền con người là “phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng” [8].
Các quyền căn bản của con người liên kết với nhau thành một tổng thể, do đó phải bảo vệ chúng không chỉ một cách riêng lẻ là đủ. Nếu bảo vệ một phần các quyền mà thôi sẽ là gián tiếp không nhìn nhận tất cả các quyền con người, vì các quyền đó tương ứng với những đòi hỏi của nhân phẩm. Tuy nhiên vẫn có thể nói tới một thứ trật tự về giá trị ưu tiên nào đó giữa các quyền. Trong danh sách các quyền con người của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II được đề cập trong Thông điệp Bách chu niên [9], quyền được sống nằm trên hết, còn quyền tự do tôn giáo “hiểu như quyền được sống trong chân lý của niềm tin của mình và phù hợp với phẩm giá siêu việt của con người, theo một nghĩa nào đó, (là) nguồn mạch và tổng hợp của các quyền” khác [10].
Giáo hội góp phần xây dựng một xã hội xứng đáng vì con người
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cam kết về nhân quyền. Ít nhất về mặt lý thuyết, các quốc gia ngày càng có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền tại quốc gia của họ. Một chính phủ gây ra các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đều bị coi là bất hợp pháp và bị lên án trước dư luận quốc tế. Thế nhưng một số chế độ độc tài vẫn vi phạm nhân quyền đối với công dân của mình và biện mình rằng nhân quyền tại các quốc gia không nhất thiết phải giống nhau vì mỗi nước có văn hóa và hoàn cảnh lịch sử khác nhau.
Tuy nhiên, đó chỉ là lập luận mà các chế độ độc tài thường sử dụng để ngụy biện cho những hành động vi phạm nhân quyền của họ. Thật vậy, tính phổ quát của nhân quyền đã được tái khẳng định trong bản Tuyên bố Vienna do LHQ đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền năm 1993. Theo đó, bản chất phổ quát của các quyền con người và quyền tự do là không thể bàn cải. Tất cả các quyền con người đều phổ quát, không thể tách rời, chúng phụ thuộc và liên quan với nhau. Ngay trong tuyên bố đầu tiên, Hội nghị đã khẳng định: “Hội nghị thế giới về quyền con người khẳng định lại cam kết chính thức của tất cả các quốc gia trong việc hoàn thành nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng chung cũng như sự tuân thủ và bảo vệ tất cả các quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các văn kiện khác liên quan tới quyền con người và luật pháp quốc tế. Bản chất phổ biến của các quyền và tự do này là không thể tranh cãi. Các quyền và tự do cơ bản của con người là quyền đương nhiên mà tất cả thành viên nhân loại đều được hưởng; trách nhiệm đầu tiên trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền đó thuộc về các chính phủ”[11].
Dưới ánh sáng của Giáo hội, người Kitô hữu không thể biện minh cho thái độ thờ ơ trước vấn đề nhân quyền, nhưng cần sự hiệp thông với xã hội trong việc cổ võ và thực thi nhân quyền. Mỗi người, mỗi cộng đoàn được mời gọi trung tín với đức tin trong sự liên kết chặt chẽ giữa yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người. Trong đó, việc cổ võ và thực thi nhân quyền là phương cách cụ thể để diễn tả tâm tình đó, như lời Đức giáo hoàng Bênêdictô XVI khẳng định: “Giáo hội không đưa ra những giải pháp kỹ thuật và cũng không đòi hỏi “nhúng tay vào chính trị của Nhà nước bằng bất cứ cách nào”. Dù vậy, Giáo hội phải chu toàn trong mọi thời gian và mọi hoàn cảnh sứ mạng phục vụ chân lý nhằm xây dựng một xã hội xứng với con người, với phẩm giá và ơn gọi của họ. Sự trung thành đối với con người đòi buộc sự trung thành với chân lý, vì chỉ có chân lý là điều bảo đảm cho tự do (Ga 8,32) và khả năng phát triển con người toàn diện. Chính vì thế, Giáo hội tìm kiếm chân lý, rao giảng không mệt mỏi và nhìn nhận chân lý bất cứ nơi nào nó biểu lộ. Sứ mạng phục vụ chân lý này đối với Giáo hội là sứ vụ Giáo hội không bao giờ được khước từ” [12].
Vào Ngày Nhân quyền, Đức giáo hoàng Phanxicô thực hiện lời mời gọi các quốc gia hãy đặt nhân quyền vào trọng tâm của các chính sách, gồm cả những chính sách hợp tác phát triển, ngay cả khi điều này có nghĩa là đi ngược dòng. Cách riêng, ngài kêu gọi mọi người góp phần xây dựng mục tiêu ấy bằng sự can đảm và quyết tâm của mình, đặc biệt là các Kitô hữu.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, một xã hội mà không ai dám nói là nhân quyền được tôn trọng cách đầy đủ, “thì thờ ơ hay tránh né cổ võ và thực thi nhân quyền làm sao có thể biện minh được khi mình được Đức Kitô mời gọi làm nhân chứng của yêu thương. Và cũng trong bối cảnh xã hội Việt Nam như thế, việc nêu lên nhận xét cho rằng phận vụ dấn thân cho nhân quyền là thiếu hiểu biết, xa xỉ hoặc tùy nghi, thì việc làm đó đáng đặt cho lương tri người công giáo Việt Nam thách đố tự kiểm”[13].
Quả thật, một sự quan tâm đến nhân vị và phát triển con người toàn diện qua việc nỗ lực thúc đẩy và cổ võ cho công lý, hòa bình, nhân quyền là một cách thế sống chứng nhân Tin Mừng sống động và cụ thể trong xã hội hôm nay.
Với Giáo hội Công giáo, khái niệm nhân quyền được hiểu là là những quyền mà con người được hưởng để sống đúng với phẩm giá của mình trong tư cách là con Thiên Chúa.
Đôi nét về nhân quyền trong lịch sử Giáo hội
Ngay từ trong Cựu ước, nhân quyền đã được đề cập qua việc thừa nhận một số quyền của con người ở nhiều chỗ khác nhau. Chẳng hạn như quyền sở hữu chung ruộng đất trong sách Lê-vi: “Ðất đai không được bán vĩnh viễn, vì đất đai thuộc về Ta, các ngươi chỉ là khách trọ, người ngụ cư bên Ta. Trên mọi đất đai cơ nghiệp của các ngươi, các ngươi sẽ chừa lại quyền chuộc lại thửa đất. Khi anh em ngươi lâm phải túng bấn nên phải bán cơ nghiệp của nó đi, thì ngươi chuộc, người gần gũi nhất, sẽ đến mà chuộc lại vật gì anh em nó đã bán (Lv 25, 23-25); quyền được phân chia ruộng đất để sinh kế trong sách Dân số: “Yavê phán với Môsê rằng: Ðó chính là những kẻ ấy, đất sẽ được chia làm cơ nghiệp tùy theo số nhân danh. Nếu (thị tộc) nào có nhiều người hơn, ngươi cho phần cơ nghiệp lớn hơn, mà ít người hơn, thì ngươi sẽ cho ít cơ nghiệp hơn: cơ nghiệp được ban cho mỗi (chi tộc) tùy số người kiểm tra được. Người ta sẽ chia đất bằng bắt thăm mà thôi: chúng sẽ lĩnh phần cơ nghiệp theo danh sách của các gia tộc. Chiếu theo thăm bắt được, cơ nghiệp sẽ được phân chia giữa các thị tộc tùy theo số người nhiều hay ít” (Ds 26, 52-56); quyền được trả công xứng đáng trong sách Đệ Nhị Luật: “Ngươi sẽ không xử tệ với người làm thuê nghèo khó bần cùng trong hàng anh em ngươi, hay với khách ngụ cư trên đất ngươi trong các cổng thành của ngươi. Ngày nào, ngươi sẽ trả công cho nó ngày ấy: mặt trời sẽ không lặn trên điều ngươi mắc nó, vì nó nghèo khó và ước nguyện của nó, nó đặt cả vào đó. Như thế nó sẽ không kêu trách ngươi lên với Yavê và tội vạ sẽ không có trên ngươi” (Đnl 24,14-15)…
Trên nền tảng Kinh Thánh, các giáo huấn của giáo hội đã tiếp tục cập nhật theo dòng lịch sử và khẳng định các quyền của con người một cách rõ nét. Chẳng hạn Đức giáo hoàng Piô XII, trong Sứ điệp Truyền thanh nhân dịp Giáng Sinh năm 1942, đã đề cập đến nhân quyền, mà sau này trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 đã lặp lại một số điểm quan trọng. Đặc biệt, Đức giáo hoàng Gioan XXIII được coi như người đánh dấu khúc quanh quyết định trong việc tái công nhận ý niệm nhân quyền. Trong Thông điệp Hoà bình trên thế giới năm 1963, ngài khẳng định: “Trong một xã hội có quy củ và phong phú, nguyên tắc căn bản phải là nguyên tắc dạy mỗi cá nhân là một nhân vị, nghĩa là một nhân tính có trí khôn, và ý chí tự do, bởi thế mà con người tự có quyền lợi, có nghĩa vụ, chính vì quyền lợi và nghĩa vụ đều phát sinh trực tiếp và đồng một lúc, từ bản tính con người: vì thế cả hai đều phổ thông, bất khả xâm phạm và bất khả di nhượng” [1].
Thông điệp đã đưa ra một lý thuyết của các quyền con người, như khung cảnh cho hòa bình của mỗi quốc gia và quốc tế. Đó chính là sự đóng góp quan trọng và mang tính quyết định của ngài cho học thuyết Công giáo về các quyền con người. Nhiều nhà bình luận đã gọi nó là “Hiến chương Kitô giáo về Nhân quyền”, “bản tuyên ngôn mang tính có hệ thống nhất trong các tuyên bố giáo hoàng hiện đại về các vấn đề xã hội và chính trị”[2].
Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, giải thích: “Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, có khả năng nhận biết và yêu mến Người như Đấng Tạo hoá, được Người uỷ thác quản trị mọi tạo vật trên trái đất” [3]. Do đó, việc tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người – con Thiên Chúa, đặt ra vấn đề nhân quyền.
Con đường đầu tiên phải qua để chu toàn sứ vụ
Hiến chế Vui mừng và Hy vọng coi việc phát huy và bảo vệ các quyền con người chính là sứ vụ xã hội của Giáo Hội: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” [4]. Và do đó: “Giáo hội công bố nhân quyền, nhìn nhận và tuyên dương tính năng động của của thời hiện đại nhằm cổ võ nhân quyền đó khắp nơi” [5]. Bên cạnh đó, Bản Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae) cũng cho thấy một tác động quan trọng trong tiến trình tiến đến sự hòa giải đích thực của Giáo hội, của cuộc cuộc xung đột tiềm ẩn từ khởi thủy trong lịch sử giữa truyền thống tự do và Giáo hội trên vấn đề tự do tôn giáo.
Vào thập niên cuối của thế kỷ XX, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp Bách chu niên (Centesimus Annus) năm 1991, đã liệt kê các quyền con người một cách cụ thể gồm: Quyền được sống; quyền được sống trong một gia đình hợp nhất và trong môi trường luân lý; quyền được phát huy trí thông minh, tài năng của mình, quyền được tự do tìm kiếm và hiểu biết sự thật; quyền được chia sẻ công ăn việc làm; quyền được hưởng các loại trợ cấp; Quyền được tự do lập gia đình, quyền có con và dạy dỗ con; quyền tự do tôn giáo.
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II khẳng định rằng Giáo hội có trách nhiệm chăm sóc không những toàn thể nhân loại mà còn chăm sóc cho từng cá nhân sao cho muôn người được ơn cứu độ: “Mục tiêu duy nhất của Giáo hội là thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của mình đối với con người đã được chính Đức Kitô uỷ thác cho: con người đó, như Công đồng Vatican II nhắc lại, là tạo vật duy nhất trên trái đất mà Thiên Chúa đã muốn dựng nên vì chính họ và Người đã có dự định cho họ được dự phần vào ơn cứu độ vĩnh cửu. Đó không phải là con người “trừu tượng” nhưng là con người thực tế, con người “cụ thể”, “mang lịch sử tính”. Đó là vấn đề “mỗi con người”, vì mỗi con người đều nằm trong mầu nhiệm cứu chuộc, và qua mầu nhiệm này, Đức Kitô đã mãi mãi liên kết với từng người. Do đó Giáo hội không thể từ bỏ con người và “con người” là con đường của đầu tiên Giáo hội phải đi qua để chu toàn sứ vụ của mình” [6].
Quyền được sống trong chân lý
Học thuyết Xã hội của Giáo hội cũng nhìn nhận: Nhân quyền đặt nền tảng trên phẩm giá của ngôi vị con người, phát sinh trực tiếp và đồng thời từ chính bản tính của họ. Do đó, với lý trí của mình, con người có thể nhận thức được điều ấy, nhưng đức tin còn mang lại cho chúng một nền tảng vững chắc hơn: “Thật ra, nguồn gốc của các quyền con người nằm ngay trong chính phẩm giá của mỗi một con người. Phẩm giá này, tồn tại bên trong đời sống con người và bằng nhau trong mỗi một người, đã được nhận thức và lĩnh hội trước tiên là nhờ lý trí. Nền tảng tự nhiên của các quyền này càng trở nên vững chắc hơn khi, nhờ ánh sáng siêu nhiên, người ta nhìn nhận rằng phẩm giá của con người, sau khi được Chúa trao ban và bị thương tổn sâu xa bởi tội, đã được Đức Giêsu Kitô đón nhận và cứu chuộc qua sự nhập thể, qua cái chết và sự sống lại của Người” [7]. Vì nằm ngay trong bản tính con người nên các quyền con người là “phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng” [8].
Các quyền căn bản của con người liên kết với nhau thành một tổng thể, do đó phải bảo vệ chúng không chỉ một cách riêng lẻ là đủ. Nếu bảo vệ một phần các quyền mà thôi sẽ là gián tiếp không nhìn nhận tất cả các quyền con người, vì các quyền đó tương ứng với những đòi hỏi của nhân phẩm. Tuy nhiên vẫn có thể nói tới một thứ trật tự về giá trị ưu tiên nào đó giữa các quyền. Trong danh sách các quyền con người của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II được đề cập trong Thông điệp Bách chu niên [9], quyền được sống nằm trên hết, còn quyền tự do tôn giáo “hiểu như quyền được sống trong chân lý của niềm tin của mình và phù hợp với phẩm giá siêu việt của con người, theo một nghĩa nào đó, (là) nguồn mạch và tổng hợp của các quyền” khác [10].
Giáo hội góp phần xây dựng một xã hội xứng đáng vì con người
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cam kết về nhân quyền. Ít nhất về mặt lý thuyết, các quốc gia ngày càng có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền tại quốc gia của họ. Một chính phủ gây ra các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đều bị coi là bất hợp pháp và bị lên án trước dư luận quốc tế. Thế nhưng một số chế độ độc tài vẫn vi phạm nhân quyền đối với công dân của mình và biện mình rằng nhân quyền tại các quốc gia không nhất thiết phải giống nhau vì mỗi nước có văn hóa và hoàn cảnh lịch sử khác nhau.
Tuy nhiên, đó chỉ là lập luận mà các chế độ độc tài thường sử dụng để ngụy biện cho những hành động vi phạm nhân quyền của họ. Thật vậy, tính phổ quát của nhân quyền đã được tái khẳng định trong bản Tuyên bố Vienna do LHQ đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền năm 1993. Theo đó, bản chất phổ quát của các quyền con người và quyền tự do là không thể bàn cải. Tất cả các quyền con người đều phổ quát, không thể tách rời, chúng phụ thuộc và liên quan với nhau. Ngay trong tuyên bố đầu tiên, Hội nghị đã khẳng định: “Hội nghị thế giới về quyền con người khẳng định lại cam kết chính thức của tất cả các quốc gia trong việc hoàn thành nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng chung cũng như sự tuân thủ và bảo vệ tất cả các quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các văn kiện khác liên quan tới quyền con người và luật pháp quốc tế. Bản chất phổ biến của các quyền và tự do này là không thể tranh cãi. Các quyền và tự do cơ bản của con người là quyền đương nhiên mà tất cả thành viên nhân loại đều được hưởng; trách nhiệm đầu tiên trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền đó thuộc về các chính phủ”[11].
Dưới ánh sáng của Giáo hội, người Kitô hữu không thể biện minh cho thái độ thờ ơ trước vấn đề nhân quyền, nhưng cần sự hiệp thông với xã hội trong việc cổ võ và thực thi nhân quyền. Mỗi người, mỗi cộng đoàn được mời gọi trung tín với đức tin trong sự liên kết chặt chẽ giữa yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người. Trong đó, việc cổ võ và thực thi nhân quyền là phương cách cụ thể để diễn tả tâm tình đó, như lời Đức giáo hoàng Bênêdictô XVI khẳng định: “Giáo hội không đưa ra những giải pháp kỹ thuật và cũng không đòi hỏi “nhúng tay vào chính trị của Nhà nước bằng bất cứ cách nào”. Dù vậy, Giáo hội phải chu toàn trong mọi thời gian và mọi hoàn cảnh sứ mạng phục vụ chân lý nhằm xây dựng một xã hội xứng với con người, với phẩm giá và ơn gọi của họ. Sự trung thành đối với con người đòi buộc sự trung thành với chân lý, vì chỉ có chân lý là điều bảo đảm cho tự do (Ga 8,32) và khả năng phát triển con người toàn diện. Chính vì thế, Giáo hội tìm kiếm chân lý, rao giảng không mệt mỏi và nhìn nhận chân lý bất cứ nơi nào nó biểu lộ. Sứ mạng phục vụ chân lý này đối với Giáo hội là sứ vụ Giáo hội không bao giờ được khước từ” [12].
Vào Ngày Nhân quyền, Đức giáo hoàng Phanxicô thực hiện lời mời gọi các quốc gia hãy đặt nhân quyền vào trọng tâm của các chính sách, gồm cả những chính sách hợp tác phát triển, ngay cả khi điều này có nghĩa là đi ngược dòng. Cách riêng, ngài kêu gọi mọi người góp phần xây dựng mục tiêu ấy bằng sự can đảm và quyết tâm của mình, đặc biệt là các Kitô hữu.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, một xã hội mà không ai dám nói là nhân quyền được tôn trọng cách đầy đủ, “thì thờ ơ hay tránh né cổ võ và thực thi nhân quyền làm sao có thể biện minh được khi mình được Đức Kitô mời gọi làm nhân chứng của yêu thương. Và cũng trong bối cảnh xã hội Việt Nam như thế, việc nêu lên nhận xét cho rằng phận vụ dấn thân cho nhân quyền là thiếu hiểu biết, xa xỉ hoặc tùy nghi, thì việc làm đó đáng đặt cho lương tri người công giáo Việt Nam thách đố tự kiểm”[13].
Quả thật, một sự quan tâm đến nhân vị và phát triển con người toàn diện qua việc nỗ lực thúc đẩy và cổ võ cho công lý, hòa bình, nhân quyền là một cách thế sống chứng nhân Tin Mừng sống động và cụ thể trong xã hội hôm nay.
MINH ĐỨC
Chú thích:
[1] Đức Giáo hoàng Gioan XXIII: Thông điệp Hòa bình trên thế giới (Pacem in Terris), số 9.
[2] Alain Thomasset, S.J: Các quyền con người dưới quan điểm của Giáo Hội Công Giáo (conggiao.info).
[3] Công đồng Vatican II: Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), số 12.
[4] Công đồng Vatican II: Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), số 1.
[5] Công đồng Vatican II: Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), số 41.
[6] Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thông điệp Bách chu niên (Centesimus Annus), số 53.
[7] Tóm lước Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo (HTXHCG), 153
[8] HTXHCG, số 153.
[9] Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thông điệp Bách chu niên (Centesimus Annus), số 47.
[10] HTXHCG, số 155.
[11] Tuyên bố Viên và chương trình hành động (1993), 1.
[12] Đức Giáo hoàng Benedicto 16: Thông điệp Bác ái trong Chân lý, số 9.
[13] Nguyễn Đăng Trúc: Giáo hội công giáo và Nhân quyền (dinhsong.net).
Thư mục:
1. Công đồng Vaticano II: Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes).
2. Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo (HTXHCG).
3. ĐGH Gioan XXIII: Thông điệp Hoà bình trên thế giới (Pacem in Terris).
4. ĐGH Gioan Phaolô II: Thông điệp Bách chu niên (Centesimus Annus).
5. ĐGH Bênêđictô XVI: Thông điệp Bác ái trong Chân lý (Caritas in Veritate).
6. A Short History of Human Rights (hrlibrary.umn.edu)
7. What Are Human Rights? (un.org).
8. Frans Viljoen: International Human Rights Law: A Short History (un.org).
9. Burns H. Weston: Human rights (britannica.com)
10. What is the European Convention on Human Rights? (amnesty.org.uk).
11. Vũ Công Giao: Đại Hiến chương Magna Carta: Một món quà của nước Anh dành cho nhân loại (tiasang.com.vn).
12. Nguyễn Minh Tuấn: Nguồn cổ vũ đấu tranh chống độc tài chuyên chế. (vietnamnet.vn).
13. Alain Thomasset, S.J. Các quyền con người dưới quan điểm của Giáo Hội Công Giáo (conggiao.info).
14. Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM. Nhân phẩm và Nhân quyền trong Học thuyết Xã hội của Giáo hội (catechesis.net).
15. Bình Hòa: Nhân Phẩm và Nhân Quyền (catechesis.net).
16. Nguyễn Đăng Trúc: Giáo hội Công giáo và Nhân quyền (dinhsong.net).
17. Tóm lược về quyền con người. Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 3-2008.
18. N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina. Chế độ dân chủ: nhà nước và xã hội. Phạm Nguyên Trường dịch. Nxb. Tri thức, 2009
19. Robert Dahl. Bàn về Dân chủ. (Phạm Nguyên Trường dịch). Nxb. GV, 2000.
20. Nhóm tác giả Khoa Luật - ĐHQGHN (biên soạn). Hỏi đáp về quyền con người. Nxb. CAND, 2010.
21. Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide (Chủ biên). Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, 1948. Nxb. Lao động - xã hội, 2011.
22. Xuân Hà – Thái Tuấn: Phát hiện tuyên ngôn cổ xưa chấn động về quyền con người cách đây 2500 năm, các học giả hiện đại nghĩ gì? (dkn.tv).
23. Giới thiệu luật nhân quyền quốc tế (nhanquyen.vn).
24. Tuyên bố Viên và chương trình hành động 1993 (Được thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai, họp tại Viên ngày 25/6/1993).
[1] Đức Giáo hoàng Gioan XXIII: Thông điệp Hòa bình trên thế giới (Pacem in Terris), số 9.
[2] Alain Thomasset, S.J: Các quyền con người dưới quan điểm của Giáo Hội Công Giáo (conggiao.info).
[3] Công đồng Vatican II: Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), số 12.
[4] Công đồng Vatican II: Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), số 1.
[5] Công đồng Vatican II: Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), số 41.
[6] Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thông điệp Bách chu niên (Centesimus Annus), số 53.
[7] Tóm lước Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo (HTXHCG), 153
[8] HTXHCG, số 153.
[9] Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thông điệp Bách chu niên (Centesimus Annus), số 47.
[10] HTXHCG, số 155.
[11] Tuyên bố Viên và chương trình hành động (1993), 1.
[12] Đức Giáo hoàng Benedicto 16: Thông điệp Bác ái trong Chân lý, số 9.
[13] Nguyễn Đăng Trúc: Giáo hội công giáo và Nhân quyền (dinhsong.net).
Thư mục:
1. Công đồng Vaticano II: Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes).
2. Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo (HTXHCG).
3. ĐGH Gioan XXIII: Thông điệp Hoà bình trên thế giới (Pacem in Terris).
4. ĐGH Gioan Phaolô II: Thông điệp Bách chu niên (Centesimus Annus).
5. ĐGH Bênêđictô XVI: Thông điệp Bác ái trong Chân lý (Caritas in Veritate).
6. A Short History of Human Rights (hrlibrary.umn.edu)
7. What Are Human Rights? (un.org).
8. Frans Viljoen: International Human Rights Law: A Short History (un.org).
9. Burns H. Weston: Human rights (britannica.com)
10. What is the European Convention on Human Rights? (amnesty.org.uk).
11. Vũ Công Giao: Đại Hiến chương Magna Carta: Một món quà của nước Anh dành cho nhân loại (tiasang.com.vn).
12. Nguyễn Minh Tuấn: Nguồn cổ vũ đấu tranh chống độc tài chuyên chế. (vietnamnet.vn).
13. Alain Thomasset, S.J. Các quyền con người dưới quan điểm của Giáo Hội Công Giáo (conggiao.info).
14. Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM. Nhân phẩm và Nhân quyền trong Học thuyết Xã hội của Giáo hội (catechesis.net).
15. Bình Hòa: Nhân Phẩm và Nhân Quyền (catechesis.net).
16. Nguyễn Đăng Trúc: Giáo hội Công giáo và Nhân quyền (dinhsong.net).
17. Tóm lược về quyền con người. Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 3-2008.
18. N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina. Chế độ dân chủ: nhà nước và xã hội. Phạm Nguyên Trường dịch. Nxb. Tri thức, 2009
19. Robert Dahl. Bàn về Dân chủ. (Phạm Nguyên Trường dịch). Nxb. GV, 2000.
20. Nhóm tác giả Khoa Luật - ĐHQGHN (biên soạn). Hỏi đáp về quyền con người. Nxb. CAND, 2010.
21. Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide (Chủ biên). Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, 1948. Nxb. Lao động - xã hội, 2011.
22. Xuân Hà – Thái Tuấn: Phát hiện tuyên ngôn cổ xưa chấn động về quyền con người cách đây 2500 năm, các học giả hiện đại nghĩ gì? (dkn.tv).
23. Giới thiệu luật nhân quyền quốc tế (nhanquyen.vn).
24. Tuyên bố Viên và chương trình hành động 1993 (Được thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai, họp tại Viên ngày 25/6/1993).