Tại sao chúng ta cử hành ngày 25-12 như là ngày giáng sinh của Chúa Giêsu? Chúng ta có biết Người sinh năm nào không?
Thật là lạ, chúng ta không biết gì về ngày sinh của Chúa Giêsu! Các sách Tin Mừng cũng không nói gì. Dựa vào thông tin đặc biệt trong Tin Mừng Luca, các học giả nói chung cho rằng Đức Kitô sinh ra vào khoảng giữa năm 8 và 6 trước Công nguyên. Mặc dù lịch của chúng ta hiện nay được cho là dựa trên năm sinh của Chúa Kitô là năm thứ nhất, nhưng khoa học về lịch sử lại không tinh tế đủ để đi đến quyết định chính xác, do đó có sự khác biệt từ 6 đến 8 năm.
Có nhiều lý thuyết đã được đưa ra để giải thích ngày 25-12 là ngày Giáng sinh. Lý thuyết ngày nay được chấp nhận nhiều nhất, là ngày sinh của Chúa Kitô được ấn định vào ngày đông chí. Ngày đông chí là ngày 21-12 theo lịch của chúng ta, nhưng là ngày 25-12 theo lịch Julian có trước lịch chúng ta, và là ngày 06-01 theo lịch Ai Cập. Nhật kỳ này vẫn còn được một số Hội thánh theo nghi lễ Đông phương tuân giữ.
Ngày đông chí, khi ngày bắt đầu dài ở miền bắc bán cầu, được người ngoại giáo cho là “sinh nhật của Mặt trời bất bại”. Vào thế kỷ thứ ba, hoàng đế Aurelian tuyên bố ngày 25-12 là ngày dâng hiến cho thần mặt trời, mà phụng tự Rôma thời đó rất chú trọng. Trước thời kỳ này, các tác giả Kitô giáo đã bắt đầu nói về Chúa Giêsu là Mặt trời Công chính. Do đó hoàn toàn hợp lý là khi Kitô giáo khởi sự lan rộng trong đế quốc Rôma, thì ngày “mặt trời mới sinh ra” được chọn làm ngày sinh của Chúa Kitô.
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô