Công Đồng Vaticanô II đã dạy chúng ta rằng, có một vài chân lý uyên thâm mà chúng ta có thể học hỏi từ các tôn giáo khác, bởi vì Thiên Chúa đã không bỏ lại thế giới trong u minh, nhưng cũng ban tặng nhiều nhận thức sâu sắc có giá trị cho những người thuộc các tôn giáo khác, dẫu cho chính Người đã đến thế gian chỉ một lần trong thân phận con người, nơi Đức Kitô.
Chẳng hạn, từ Môhamét chúng ta có thể học về bình an, vốn có được nhờ việc tuân phục hoàn toàn ý muốn của Thiên Chúa. “Hồi giáo”, tên gọi tôn giáo của Môhamét, có nghĩa là “bình an” và “từ bỏ”. Vua Đavít đã diễn tả rất đẹp về ý tưởng này trong Thánh Vịnh 131.
Nhờ Khổng giáo chúng ta có thể học được bằng cách nào mà trật tự xã hội cùng với sự hài hòa trong các mối tương quan con người, lại có thể hoàn thành “Thiên Mệnh”, và làm thế nào mà tôn giáo có thể tạo nên các chi tiết trong đời sống hằng ngày nơi gia đình và tổ quốc. Thánh Vịnh 133 và 1Cr 14,33 chỉ ra rằng, bình an và sự hài hòa là những điều Thiên Chúa muốn dành cho chúng ta.
Từ Lão Tử, người sáng lập nên Lão giáo, chúng ta có thể học được sự khôn ngoan của “Đạo”, hay “Con đường của tự nhiên”, vốn mang lại bình an nội tại. Có thể bạn sẽ thấy thích thú khi đọc Đạo Đức Kinh, được coi là “Kinh Thánh của Lão Giáo”: 81 bài thơ ngắn về cuộc đời theo Đạo. Trong đó có những phần rất giống với giáo huấn của Đức Giêsu, đặc biệt là “Bài giảng trên núi”. (Mt 5-7).
Từ các bậc minh sư của Phật giáo và Ấn giáo, chúng ta có thể học được về tầm quan trọng của nguyện ngẫm và thinh lặng, về việc xoa dịu những cộc cằn, những tiếng nói lớn của bản ngã và ham muốn ích kỷ. Các Phật tử và tín đồ Ấn giáo là những bậc thầy của “nguyện ngẫm”, và điều này có thể là một hỗ trợ để cầu nguyện nếu được dùng để hướng về Thiên Chúa chứ không phải vì những mục đích riêng của chính chúng ta. Kinh Thánh truyền cho chúng ta: “Bình tĩnh lại, hãy biết Ta đây là Đức Chúa” (Tv 46,10, KJV). Phật giáo không thể dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa như Đức Giêsu đã làm, nhưng có thể dạy cho chúng ta biết cách bình tâm.
Đức Giêsu hay mọi điều trong Kinh Thánh đã không nói cho chúng ta rằng có bao nhiêu sự thật và bao nhiêu sai lạc trong nền tảng của mỗi một tôn giáo khác nhau trên thế giới. Chúng ta được dạy rằng, tôn giáo đa thần của dân ngoại (thờ nhiều vị thần) và những ai thờ ngẫu tượng (thờ thứ gì đó thay vì Thiên Chúa) thì hoàn toàn sai trái và giả dối (Xh 20,2-5). Chúng ta không được nói để biết có bao nhiêu phần trong giáo lý của các tôn giáo khác là đúng. Tuy nhiên chúng ta được dạy để biết có bao nhiêu phần trong giáo lý của Đức Giêsu là đúng: thưa, 100 phần trăm. (Ga 1,17; 14,6).
Vì Đức Giêsu là độc nhất vô nhị. Người không phải là một minh sư duy nhất, hay một bậc thầy thông thái duy nhất, nhưng là một con người duy nhất nơi đó Thiên Chúa nhập thể. Đức Giêsu là vị minh sư duy nhất trên đời dám khẳng định mình là Thiên Chúa, là Đấng Tạo Thành vũ trụ nhưng lại được sinh ra trong thân phận con người (Mt 16,13-16; xem thêm Ga 1,1-5.14). Còn những kẻ khác dám tự xưng mình là Thiên Chúa đều không phải là bậc minh triết nhưng đích thị là những kẻ ngu dốt, mất trí, những tên nói dối phạm thượng.
Không phải Kitô giáo không tin rằng có chân lý trong những tôn giáo khác, nhưng tin rằng Đức Giêsu chính là Chân Lý, như Người đã khẳng định. Có thể có Kitô hữu tin rằng “vạn vật ư linh”. Nhưng phàm là Kitô hữu thì buộc phải tin rằng vạn vật ư Thiên Chúa.
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô