Kinh Thánh nói rất rõ điều này: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính” (1Ga 1,8-9).
Đức Giêsu tha thứ tội lỗi của chúng ta. Một trong những điều Người đã làm khi còn ở thế gian đó là tha thứ tội lỗi – mọi tội. Người đã cho thấy rằng Người có quyền tha tội qua việc thực hiện những phép lạ chữa lành bệnh tật, điều mà chỉ Thiên Chúa mới có thể làm.
Chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền tha thứ mọi tội lỗi, bởi vì Người là Đấng duy nhất mà việc chống lại Người chính là phạm tội. Tôi có thể tha thứ cho những tội lỗi mà bạn phạm đến tôi, nhưng tôi không có quyền tha thứ những tội bạn phạm đến người khác. Chẳng ai có quyền tha thứ tất cả mọi tội lỗi; chỉ Thiên Chúa mới có quyền đó. Dù vậy Đức Giêsu đã liên tục làm điều này: Người tha hết mọi tội lỗi. Những ai nghe Người làm như vậy hiểu rõ rằng đây là một tuyên bố của Thiên Chúa: “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” (Mc 2,7). Họ đã nhận ra rằng Đức Giêsu hoặc là Thiên Chúa, như Người đã tuyên bố, hoặc là một kẻ bất lương, kẻ phạm thượng, bằng việc mạo nhận mình là Thiên Chúa. Điều này sẽ làm cho Đức Giêsu trở thành kẻ nói dối và giả mạo vĩ đại nhất trong lịch sử.
Đức Giêsu đã nói với các môn đệ của Người rằng, “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23). Đó là lý do tại sao Giáo hội Công giáo Rôma vẫn có Bí tích Giao hòa, còn gọi là Sám hối, hay Xưng tội: trong sự vâng phục Đức Kitô.
Chúng ta xưng thú tội lỗi của mình với Thiên Chúa, linh mục trong tòa giải tội chỉ là vị đại diện của Người. Tuy nhiên vị linh mục ấy là hiện thân của Thiên Chúa.
Bí tích Sám hối được ban tặng để tha thứ. Bí tích này không phải là một gánh nặng chồng chất lên vai người Công giáo nhưng là một bảo đảm thêm vào; không phải là rào cản nhưng là sự trợ giúp, để giảm tải những gánh nặng chứ không phải làm cho chúng ta thêm nặng nề. Chúng ta đừng bao giờ sợ việc xưng tội. Chỉ duy nhất một kẻ có quyền sợ hãi những điều diễn ra trong tòa giải tội đó là ma quỷ. Vì chưng rất nhiều ân sủng lớn lao, sự nâng đỡ và sức mạnh được ban tặng cho linh hồn chúng ta nơi đó.
Tha thứ không phải là một thỏa thuận pháp lý như khoản vay ngân hàng. Nó là việc chữa lành tương quan. Tội lỗi trước hết là sự phá vỡ tương quan với Thiên Chúa, chứ không phải phá vỡ một bản hợp đồng. Nó là tương quan của tình yêu, lòng tin tưởng và sự vâng phục, tương quan của “lời xin vâng”. Tội lỗi là nói lời từ chối với Thiên Chúa. Ơn tha thứ là phục hồi mối tương quan xin vâng.
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô