31/07/2024 -

Giáo lý cho người trẻ

1163

Gần như lúc nào Đức Giêsu cũng kể chuyện, và những câu chuyện này đã mạnh mẽ đưa ra rất nhiều những giá trị khiến người ta phải theo. Một vài ví dụ từ các dụ ngôn, hay những câu chuyện của Đức Giêsu được tìm thấy trong Mt 18,21-25; Mc 4,1-9; Lc 10,25-37 và 14,15-21. Những giá trị mà Đức Giêsu giảng dạy đều là chân thật, vì Người chính là Thầy Dạy Chân Lý.

Tuy nhiên, truyền hình và phim ảnh cũng dạy chúng ta nhiều giá trị. Chúng không những giúp giải trí mà còn dạy dỗ chúng ta. Có một loạt các giá trị trong mỗi câu chuyện. Đôi lúc những giá trị ấy rất rõ ràng, và có lúc lại kín đáo. Người khôn ngoan là người tìm kiếm những giá trị đó để rồi so sánh chúng với những giá trị của Đức Giêsu. Bạn nghĩ xem họ so sánh thế nào?

Điều này không có nghĩa là bạn đừng xem truyền hình và phim ảnh. Tuy nhiên, điều đó thật sự có nghĩa là bạn phải phân biệt những gì mình xem – phân biệt những giá trị mà bạn chọn để đưa vào cuộc đời mình. Có nhiều chương trình truyền hình rất hay, nhiều chương trình hoàn toàn trong sáng; có nhiều bộ phim hay thậm chí rất tuyệt vời. Thế nhưng ngày nay hầu hết các chương trình và phim ảnh ấy đều mang trong mình một loạt các giá trị hoàn toàn đi ngược các giáo huấn của Đức Kitô. Chúng ta cần phải biết đánh giá những gì mình xem, những gì mình nói, nghĩ, và làm theo những tiêu chuẩn mà Đức Giêsu đặt ra.

Theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây, các nhân viên truyền thông là những người có thái độ thù nghịch với các giá trị tôn giáo và tín ngưỡng nhiều hơn hầu hết những nhóm người khác trong xã hội, chín trên mười người trong số đó không bao giờ đến nhà thờ. Đa số nói rằng, họ thậm chí còn không tin vào Thiên Chúa theo Kinh Thánh. Vì lẽ đó, hầu hết các phim ảnh và chương trình truyền hình đều mang một bộ luật luân lý có tính cách thuần túy chủ quan (tức là nếu bạn thấy đúng thì nó là đúng) và tương đối (không có luật luân lý tuyệt đối, không có gì là hoàn toàn đúng và hoàn toàn sai).

Đây là điều thấy rõ nhất trong lĩnh vực tính dục. 20 năm về trước, thậm chí những bộ phim “nhạy cảm” cũng mang lấy và truyền đạt cách kín đáo về một nền luân lý tính dục mà Kitô giáo có chung với nhiều tôn giáo và xã hội khác trong lịch sử: tính dục là thánh thiêng và gian dâm là sai trái. Còn ngày nay, đại đa số các bộ phim và chương trình truyền hình lại có những nội dung hoàn toàn ngược lại.

Đó không chỉ là vấn đề về việc bạn nhìn thấy cái gì, nghĩa là hở hang bao nhiêu. Việc khỏa thân không nhất thiết là tội lỗi. Nó thậm chí không phải là vấn đề về sự ham muốn. Một điều luôn luôn quanh quẩn và tồn tại. Điều mới mẻ này là sự biện minh và vinh danh tính dục vì chính nó. Tình dục ngoài hôn nhân là một tội lỗi bởi vì nó phá vỡ hôn nhân và theo đó gia đình, vốn là đơn vị nền tảng của xã hội và thầy dạy các giá trị căn bản. Bởi vì các tác giả truyền thông đã rẻ rúng hôn nhân qua việc rẻ rúng sự chung thủy trong tình dục, nên chí ít họ cũng đổ lỗi cho phần lớn các bi kịch của việc ly hôn.

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa không phải Kitô giáo. Giống như các Kitô hữu đầu tiên, chúng ta đang sống trong một nền văn hóa thế tục và thường loại trừ Kitô giáo (hãy đọc lời cầu nguyện của Đức Giêsu dành cho các môn đệ ở Ga 17,6-26). Mặc dù không được phép thu mình lại để xa lánh nền văn hóa thế tục ấy, như một con rùa rúc đầu vào mai, chúng ta cũng không được phép khờ dại. Hãy lấy những gì mà giới truyền thông thế tục dạy bạn với một hạt muối, vì theo như chính Đức Giêsu, bạn là “muối cho đời” (Mt 5,13). Hãy thiết lập bên trong chính bạn những giá trị đích thực, những giá trị của Kitô giáo. Tin Mừng Mátthêu là một trong những nơi tốt nhất để học biết các giá trị mà Đức Giêsu đã dạy. Sách Châm Ngôn chứa đựng nhiều sự khôn ngoan thông thái thực tiễn vốn phản ánh những giá trị đúng đắn. Cũng vậy hãy đọc thư thứ nhất thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Côrintô để thấy được cách thức mà ngài dùng để khuyên nhủ các tín hữu ở Côrintô biết cách sống trong bối cảnh của một xã hội cực kỳ thế tục.
114.864864865135.135135135250