.jpg)
The Pillar, 23 tháng 4 năm 2025
Trong khi các hồng y từ khắp nơi trên thế giới tụ họp về Roma, và với sự chú ý của toàn cầu hiện đang đổ dồn về Vatican, Giáo hội đã bước vào thời kỳ không có sự điều hành của Giáo hoàng (papal interregnum).
Việc mất đi một Giáo hoàng và chờ đợi một Giáo hoàng mới là một khoảnh khắc đau thương - nhưng cũng là điều không thể tránh khỏi, mỗi khi một Giáo hoàng mới được bầu.
Và Giáo hội có luật chi tiết về việc ai làm gì cho đến khi Giám mục Roma tiếp theo xuất hiện trên loggia – ban công chính của Đền thờ Thánh Phêrô.
Những thuật ngữ sau có thể hơi khó hiểu, cũng như cơ chế về việc ai làm gì và khi nào trong vài tuần tới. Vì vậy, để giúp độc giả nắm bắt được từ vựng để theo dõi tin tức tốt hơn, chúng tôi xin trình bày một vài thuật ngự trong thời gian trống tòa - sede vacante:
Hồng Y Đoàn (The College of Cardinals)
Hồng y đoàn là một nhóm giáo sĩ được Đức Giáo hoàng lựa chọn để giúp ngài cai quản Giáo hội hoàn vũ, thông qua việc phục vụ trong các chức vụ cụ thể hoặc bằng cách đưa ra lời khuyên cho Giáo hoàng.
Tất nhiên, nhiệm vụ được biết đến nhiều nhất của họ là bầu ra Giáo hoàng tiếp theo, mặc dù không phải tất cả họ đều có thể hoặc sẽ tham gia vào chức năng đó.
Tuy nhiên, người ta hiểu rộng rãi rằng các hồng y cai quản Giáo hội thay mặt Giáo hoàng cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc - mặc dù không phải họ thực hiện quyền lực của Giáo hoàng như một nhóm quyền lực.
Ngược lại, Giáo luật cho phép rằng “Trong thời gian Trống Tòa, việc quản lý Giáo hội được giao cho Hội đồng Hồng y chỉ để giải quyết các công việc thông thường và các vấn đề không thể hoãn lại, và để chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cuộc bầu cử Giáo hoàng mới.”
Các hồng y không thể thực hiện bất kỳ cải tiến nào, hoặc làm bất cứ điều gì - bằng hành động hoặc không hành động - liên quan đến quyền và thẩm quyền của Tòa thánh. Họ cũng không thể thêm, bớt, sửa đổi, đình chỉ hoặc miễn trừ bất kỳ phần nào của luật Giáo hoàng.
Tuy nhiên, Hồng y đoàn có thẩm quyền giải thích các điểm luật gây nghi ngờ hoặc gây tranh cãi - ngoại trừ bất kỳ điểm nào liên quan đến quy trình bầu cử Giáo hoàng - và những điểm này được giải quyết bởi “phần lớn các hồng y có mặt”.
"Có mặt ở đâu?" bạn có thể hỏi.
Câu trả lời ngắn gọn là “trong phòng” nơi các hồng y thảo luận về những điều này hàng ngày.
Và những cuộc họp đó được gọi là…
Các đại hội đồng (General Congregations)
Trước mật nghị, (chúng ta sẽ tìm hiểu sau), toàn thể Hồng y đoàn, bao gồm cả những thành viên trên 80 tuổi, sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp được gọi là "đại hội đồng".
Các cuộc họp được tổ chức hàng ngày - bao gồm cả trong những ngày tang lễ của Giáo hoàng - tại Dinh Tông Tòa, và do Hồng y niên trưởng (chúng ta sẽ nói đến sau) điều hành.
Ngày bắt đầu cho các hội đồng được chọn bởi Vị Nhiếp chính của Giáo Hội Roma - the Camerlengo of Holy Roman Church (chúng ta sẽ nói đến sau) và các hồng y cử tri thâm niên nhất (senior) từ mỗi một trong ba "đẳng - order" của Hồng y đoàn.
Năm nay, các hội đồng bắt đầu vào thứ Ba, ngày 22 tháng 4 năm 2025.
Giáo Luật đã dự trù rằng các hội đồng chung này sẽ bắt đầu trước khi tất cả các hồng y có thể đến Roma từ khắp nơi trên thế giới, vì một trong những công việc đầu tiên là thiết lập thời gian và địa điểm để trưng bày thi hài của Giáo hoàng đã khuất để mọi người đến viếng, và sắp xếp tang lễ và chôn cất Giáo hoàng.
Ngoài những trách nhiệm trước mắt đó, các đại hội đồng được tổ chức để hồng y nhiếp chính (chỉ cần kiên trì) có thể "lắng nghe ý kiến của [các hồng y] và truyền đạt bất cứ điều gì được coi là cần thiết hoặc phù hợp" - và để các hồng y có thể bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra hoặc yêu cầu giải thích về các vấn đề phức tạp.
Tất nhiên, các đại hội đồng cũng là nơi mà các cử tri bắt đầu thực sự tìm hiểu nhau và khi tất cả các thành viên có thể can thiệp và nhận xét về những gì họ tin là nhu cầu cấp thiết của Giáo hội khi xem xét cuộc bầu cử sắp tới.
Đây là lần đầu tiên các ứng cử viên thực sự, thay vì chỉ là những ứng cử viên hàng đầu được cho là, bắt đầu xuất hiện. Và trong khi các đại hội đồng không nằm trong cùng một loại siêu bí mật của mật nghị, tất cả những người tham gia đều phải tuyên thệ “duy trì tính bí mật nghiêm ngặt đối với mọi vấn đề theo bất kỳ cách nào liên quan đến cuộc bầu cử Giáo hoàng Roma hoặc những vấn đề, theo bản chất của chúng, trong thời gian Trống Tòa, đòi hỏi phải có cùng tính bí mật”.
Tất nhiên, vấn đề nào liên quan đến cuộc bầu cử Giáo hoàng Roma và vấn đề nào không thường được những người tham gia giải thích.
Khi mật nghị bắt đầu, các chức năng quản lý của hội đồng sẽ chuyển từ các đại hội đồng chung sang hội đồng bầu cử.
Các hội đồng riêng
Trong khi các đại hội đồng chung mở cửa cho tất cả 252 hồng y còn sống, những người được luật pháp yêu cầu tham dự - ngay cả những người đã từ bỏ hoặc mất quyền tham gia mật nghị, như Hồng y Angelo Becciu, cũng có thể tham gia nếu họ muốn.
Nhưng một nhóm 252 người không thực sự lý tưởng để điều phối công việc hàng ngày cần thiết để duy trì hoạt động của Vatican, vì vậy "các hội đồng riêng" cũng họp trong suốt thời kỳ Giáo hoàng tạm quyền.
Các hội đồng riêng về cơ bản là các tiểu ban điều hành chịu trách nhiệm phê duyệt công việc thông thường của Giáo hội toàn cầu hoặc các vấn đề của Vatican khi cần thiết.
Các hội đồng riêng do hồng y nhiếp chính lãnh đạo, cùng với ba hồng y cử tri, được chọn bằng cách rút thăm từ mỗi một trong ba cấp bậc của hội đồng, quyết định về "các vấn đề ít quan trọng hơn phát sinh hàng ngày" - bất kỳ vấn đề quan trọng nào đều được đưa ra toàn thể hội đồng chung để bỏ phiếu đa số.
Ba hồng y cử tri mới được chọn ngẫu nhiên sau mỗi ba ngày cho đến khi mật nghị bắt đầu, tại thời điểm đó, quyền quản trị Giáo hội chuyển từ toàn thể hội đồng sang hội đồng các hồng y cử tri - các hồng y dưới 80 tuổi - trong mật nghị, những người tiếp tục chọn ngẫu nhiên ba người trong số họ để phục vụ trong các hội đồng riêng cho đến khi Giáo hoàng mới được bầu.
Vị Nhiếp chính của Giáo hội Rôma (the Camerlengo of Holy Roman Church)
Vị Hồng Y Nhiếp chính - trong những giới hạn được xác định cẩn thận - giống như người điều hành chính của Giáo hội cho đến khi Giáo hoàng tiếp theo được bầu, có trách nhiệm bảo vệ và quản lý tài sản và quyền lợi của Tòa thánh, làm việc với Hồng y đoàn thông qua các hội đồng riêng và chung.
Ngay lập tức, nhiệm vụ của Vị Nhiếp chính là niêm phong các căn hộ của Giáo hoàng và, sau khi tham khảo ý kiến của các hồng y cấp cao nhất trong ba cấp bậc của hội đồng, đưa ra mọi quyết định và sắp xếp liên quan đến tang lễ của Giáo hoàng - phù hợp với các chuẩn mực phụng vụ hiện hành cho sự kiện này và các chỉ dẫn mà chính Đức Phanxicô để lại cho lễ chôn cất của mình.
Ngoài việc điều hành các hội đồng riêng, ngài còn lãnh đạo ba ủy ban hồng y, bao gồm chính ngài, Nguyên Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Chủ tịch ủy ban quản lý của thành Vatican, nơi sắp xếp hậu cần cho mật nghị - bao gồm cả chỗ ở cho các cử tri hồng y - và đảm bảo các cử tri được giữ kín trong suốt cuộc bầu cử.
Vị Nhiếp chính của Giáo Hội Roma năm nay là Đức hồng y Kevin Farrell, người Mỹ gốc Ai Len.
Hồng Y Niên Trưởng (The Dean of the College of Cardinals)
Được bầu làm primus inter pares của hội đồng bởi các thành viên có cấp bậc cao nhất, tức là hội đồng hồng y giám mục, vị niên trưởng đóng vai trò là chủ tịch của hội đồng và chủ trì các hội đồng chung.
Vị niên trưởng thường chủ trì các chức năng phụng vụ quan trọng trong thời gian trống tòa sede vacante và được mong đợi sẽ thuyết giảng trong lễ tang của Giáo hoàng, trừ khi Giáo hoàng quá cố đã đưa ra các điều khoản khác.
Ngài cũng được mong đợi sẽ chủ trì cuộc họp của các hồng y cử tri trong mật nghị và chủ trì quá trình bầu cử.
Nhưng vị niên trưởng hiện tại, Đức Hồng y Giovanni Battista Re, đã 91 tuổi và già hơn một thập kỷ để tham gia mật nghị. Tình cờ thay, phó giám mục của ngài, Hồng y Leonardo Sandri, cũng vậy, người cũng đã ngoài độ tuổi giới hạn là 80.
Như vậy, trong khi Đức hồng y Re chủ trì tất cả các đại hội đồng và nghi lễ tiền mật nghị theo chức vụ của mình, thì vị hồng y-giám mục thâm niên (senior) dưới 80 tuổi sẽ được giao nhiệm vụ lãnh đạo hội đồng cử tri trong mật nghị.
Trong số bốn giám mục hồng y dưới 80 tuổi, Đức Hồng y Fernando Filoni là người lớn tuổi nhất và là hồng y lâu nhất. Tuy nhiên, theo truyền thống, Đức Hồng y Pietro Parolin thực sự xếp hạng cao hơn Đức Filoni theo thứ tự ưu tiên, vì tên của ngài xuất hiện đầu tiên trong thông báo năm 2018 rằng cả hai người đều được phong làm hồng y giám mục cùng ngày.
Hồng y cử tri (Cadinal electors)
Cho đến thời Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, tất cả các hồng y của hội đồng đều tham gia mật nghị và bầu Giáo hoàng. Nhưng kể từ năm 1970, đã có giới hạn độ tuổi tham gia.
Luật hiện hành quy định rằng bất kỳ hồng y nào được phong và công bố trước hội đồng đều có quyền bầu Giáo hoàng, ngoại trừ "những người đã bước sang tuổi tám mươi trước ngày Giáo hoàng Roma qua đời hoặc ngày Trống Tòa", và những "hồng y đã bị phế truất theo giáo luật hoặc những người đã từ bỏ chức hồng y với sự đồng ý của Giáo hoàng Roma [và do đó] không có quyền này".
Chỉ có 135 hồng y chưa bước sang tuổi 80 trước khi Giáo hoàng Phanxicô qua đời, hoặc những người chưa mất quyền bỏ phiếu - Hồng y Becciu - mới có thể tham gia mật nghị.
Quan trọng hơn, tất cả 135 hồng y cử tri đều có quyền và nghĩa vụ tham gia mật nghị, đó là lý do tại sao luật cho phép trì hoãn việc bắt đầu mật nghị tới 15 ngày - và thậm chí là 20 ngày trong những trường hợp đặc biệt - sau khi Giáo hoàng qua đời, để đảm bảo tất cả họ đều có thời gian đến Roma.
Mặc dù luật giáo luật quy định giới hạn 120 hồng y cử tri, nhưng giới hạn đó được tạo ra (giống như toàn bộ hội đồng hồng y) theo luật Giáo hội, do các Giáo hoàng ban hành, chứ không phải luật từ Thiên Chúa.
Do đó, các Giáo hoàng thường xuyên vượt quá giới hạn trên này - vì họ được tự do làm như vậy - để phạm sai lầm khi bất kỳ mật nghị nào có nhiều hơn chứ không phải ít hơn số lượng lý tưởng của các cử tri, do các Giáo hoàng xác định.
Mặc dù có một điều như các hồng y được chỉ định in pectore, tức là các hồng y được Giáo hoàng chỉ định trong bí mật, trừ khi Giáo hoàng công khai công bố các cuộc bổ nhiệm của họ trước khi qua đời, họ không thể tham gia hoặc bỏ phiếu trong mật nghị - bất kể bộ phim (the Conclave) bạn xem có thể cho thấy điều ngược lại.
Mật nghị (Conclave)
Hầu hết mọi người đều biết nguồn gốc của từ này, có nghĩa là "chìa khóa", và sự cần thiết phải khóa các hồng y cử tri lại với nhau cho đến khi một Giáo hoàng mới được bầu - ban đầu là để buộc họ phải đưa ra quyết định, thay vì bảo vệ họ khỏi ảnh hưởng bên ngoài.
Mật nghị phải diễn ra tại Thành Vatican, với các phiên họp thực tế của cuộc bầu cử nổi tiếng diễn ra tại Nhà nguyện Sistina, trong khi các hồng y ăn và ngủ tại nhà khách Domus Sanctae Marthae.
Các hồng y bị cấm từ đầu cuộc bầu cử cho đến khi kết thúc và công bố kết quả, giao tiếp - "bằng văn bản, qua điện thoại hoặc bất kỳ phương tiện liên lạc nào khác" - với những người bên ngoài, trừ khi hội đồng riêng đã chấp thuận trước cho một cử tri giải quyết một vấn đề không thể chờ đợi.
Mặc dù chúng ta có xu hướng nghĩ rằng đó là một sự kiện chỉ dành riêng cho các cử tri là hồng y, nhưng trên thực tế, có một số người được phép vào sau hàng rào an ninh, bao gồm cả những người được giao nhiệm vụ cho các cử tri ăn uống và dọn dẹp sau khi họ ăn uống xong.
Và luật thực sự quy định rằng một số lượng khá lớn những người không phải là hồng y có mặt để hỗ trợ trong quá trình bầu cử, bao gồm cả thư ký của Hồng y đoàn, người đóng vai trò là thư ký của hội đồng bầu cử; Người chủ trì các buổi lễ phụng vụ của Giáo hoàng, cùng với tám người chủ trì nghi lễ và hai tu sĩ được gắn vào phòng thánh của Giáo hoàng; và một giáo sĩ do Hồng y Parolin lựa chọn (người thay thế cho Hồng y Niên Trưởng), để hỗ trợ ngài trong nhiệm vụ của mình.
Luật cũng yêu cầu phải có một số linh mục có thể giải tội bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và hai bác sĩ để cấp cứu - cũng như một y tá cho trường hợp bất kỳ cử tri hồng y nào bị ngã bệnh.
Tuy nhiên, tất cả họ đều bị ràng buộc vào cùng một mức độ bí mật như các hồng y và phải tuyên thệ về vấn đề đó.
GB. Hoàng Dũng, O.P. chuyển ngữ
Nguồn: https://www.pillarcatholic.com/p/a-sede-vacante-lexicon-know-your