Trân trọng giới thiệu đến quý độc tập sách: "Chúng tôi hỏi – Chúa trả lời", do Tu sĩ Phanxicô Xaviê Nguyễn Anh Tân, O.P. chuyển ngữ từ nguyên tác: Your Questions, God’s Answers của tác giả Peter Kreeft, được Ignatius Press xuất bản năm 1994.
Peter Kreeft sinh năm 1937, là giáo sư triết học của Đại học Boston, Hoa Kỳ, tác giả của hơn 100 cuốn sách triết học và thần học, với nhiều audio books được giới thiệu và phổ biến trên trang chính thức của tác giả https://www.peterkreeft.com
Bản dịch Việt Ngữ Chúng tôi hỏi – Chúa trả lời được Học viện Đa Minh phát hành năm 2018 và hiện vẫn còn bán tại Thư viện Trung tâm Học vấn Đa Minh và các Nhà sách Công giáo.
WĐM sẽ lần lượt trích đăng nội dung của cuốn sách này trong Chuyên mục GIÁO LÝ CHO NGƯỜI TRẺ vào thứ Hai, Tư, Sáu hằng tuần, bắt đầu từ 17/6/2024.
Sau đây là lời tựa của tác giả và mục lục của tác phẩm:
LỜI TỰA
Gốc gác cuốn sách này là phần dẫn nhập cho cuốn Kinh Thánh dành riêng cho các bạn trẻ. Tuy nhiên những câu hỏi mà tôi đặt ra cũng là những câu hỏi của tất cả chúng ta theo cách này hay cách khác, ở mọi lứa tuổi. Tôi đã cố gắng trình bày câu trả lời của Thiên Chúa cho những câu hỏi đó theo một cách đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, vì là những câu trả lời của Thiên Chúa cho nên dù đơn giản chúng vẫn rất sâu sắc. Thế nên đây là cuốn sách mà tôi hy vọng sẽ hữu dụng với bất cứ người nào đang có những thắc mắc về Thiên Chúa và về cuộc đời.
Tuy vậy, tôi cũng thêm vào những lưu ý đặc biệt dành cho các bậc cha mẹ và các bạn trẻ, vì tôi biết rằng sẽ có người đặc biệt cần một cuốn sách như thế này.
Phần dành cho phụ huynh
Đối với các bạn trẻ, tôn giáo và “đời sống thực” là hai thế giới khác nhau. Một thế giới – thế giới mà các bạn đang sống – đầy những câu hỏi; và một thế giới khác là lời đáp trả của Thiên Chúa, là chân lý của Thiên Chúa. Cuốn sách này là một nỗ lực để hai thế giới đó gặp được nhau.
Tại sao các bạn trẻ lại đặt tôn giáo và đời sống vào hai ngăn tách biệt? Thông thường, là bởi vì chúng ta làm như vậy. Họ học biết tôn giáo là gì trong cuộc đời từ chúng ta chứ không phải từ những người đặc trách dạy dỗ về tôn giáo. Nếu trong mắt các bạn trẻ, tôn giáo giống như kiểu một đám người dốt nát, yếu đuối, mỏng manh, lộn xộn cùng những lời nói sáo rỗng, rập khuôn, vô hại, thì ở đây chúng ta thấy hai vấn đề có thể xảy ra. Hoặc cách nhìn đó cũng là cách nhìn của chúng ta, hoặc chúng ta không thể diễn giải cho các bạn trẻ hiểu tôn giáo đối với chúng ta nghĩa là gì.
Nếu đó là vấn đề đầu tiên, trước hết chúng ta cần một sự nâng đỡ của đức tin. Bạn không thể cho cái mà mình không có. Bạn không thể sai con cái mình đi mua một món đồ với nhãn hiệu là “làm như mẹ bảo chứ không phải như mẹ làm”.
Tuy nhiên, nếu đó là vấn đề thứ hai, có lẽ cuốn sách này giúp giải quyết được. Tôi nghĩ là nhiều bậc cha mẹ thuộc về thế hệ thứ hai. Hầu như trong mọi lúc, họ rất khó để nói chuyện với các bạn trẻ về những điều sâu sắc và riêng tư cá nhân. Họ sợ sự xáo trộn hơn bất cứ điều gì khác trên đời này. Thế nên chúng ta sẽ làm điều đó vào một lúc khác! Các bạn trẻ sẽ chịu lắng nghe những điều khôn ngoan nếu sự khôn ngoan đó không bị bó buộc trong những ngôn từ đầy chất quyền hành của các bậc cha mẹ. Các bạn sẽ chỉ mở rộng cánh cửa tâm trí cho chân lý thiêng liêng khi chân lý ấy không bị mặc cho những bộ quần áo mà cha mẹ làm ra. Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này – vì chí ít bạn cũng phải ra khỏi nhà để đi đâu đó mà đọc sách, hoặc (tốt hơn) là cho đi, hoặc (tốt nhất) là nói chuyện với bọn trẻ về điều đó. Đây là chân lý trần trụi của Thiên Chúa, chân lý không bị mặc cho bất kỳ một bộ cánh nào từ các bậc cha mẹ (cách gì thì cũng không có những bộ cánh của bạn). Đây là những gì Kinh Thánh và Giáo hội nói về những câu hỏi sâu thẳm nhất nơi các bạn trẻ.
Tất cả chúng ta chỉ là những người đưa thư. Thiên Chúa đã viết thư. Kinh Thánh là “Lời của Thiên Chúa” nói với con người, chứ không phải những suy đoán của con người về Thiên Chúa. Tất cả những gì tôi làm trong cuốn sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé để làm cho mọi thứ được ăn khớp với nhau, mang lời Chúa (trước hết là Đức Giêsu, thứ đến là Kinh Thánh, cuốn sách viết về Người) và các bạn trẻ xít lại gần nhau.
Dành cho các bạn trẻ
Tôi giả định rằng các bạn đã đọc những phần ở trên dành cho các phụ huynh, thật tốt. Tôn giáo không phải là những điều bị giấu kín; tôn giáo nói về chân lý. Việc đặt câu hỏi là con đường đến với chân lý. Tất cả những câu hỏi chân thành đều là những câu hỏi hay. Đức Giêsu chưa bao giờ ngăn cản các môn đệ đặt câu hỏi. Người trả lời trực tiếp cho họ, dù có vài câu không dễ chấp nhận. Tôi cũng muốn làm như vậy.
Cuốn sách này đầy những câu hỏi – những câu do bốn đứa con của tôi đặt ra và là những câu hỏi mà tôi nghĩ các bạn cũng sẽ đặt ra. Tôi đã cố gắng trả lời cách chân thành nhất cho mỗi câu, thậm chí có lúc bạn không thích tất cả các câu trả lời, bởi vì tôi nghĩ là Thiên Chúa sẽ không muốn chúng ta hy sinh sự chân thành vì bất kỳ điều gì hay bất cứ lúc nào. Thậm chí không phải để được yêu thích.
Những câu trả lời của Kinh Thánh cho những câu hỏi của bạn xuất hiện ở hai hình thức. Thứ nhất là hình thức lời nói. Cuốn Kinh Thánh này được gọi là “Lời Chúa”. Thứ hai, và trọn vẹn hơn, những câu trả lời ấy xuất hiện trong hình dáng của một Ngôi Vị, Đức Giêsu Kitô. Người cũng được gọi là “Lời Chúa”. Những lời lẽ trong Kinh Thánh cũng giống như những tế bào trên gương mặt của Người. Toàn bộ Kinh Thánh viết về Đức Giêsu Kitô.
MỤC LỤC
01. Làm sao để có thể khám phá tôi thật sự là ai?
02. Bằng cách nào Kinh Thánh giúp tôi hiểu biết chính mình?
03. Làm sao để hiểu Kinh Thánh?
04. Tôi từ đâu đến? Đang ở đâu? Và đang đi về đâu?
05. Tôi thực sự muốn gì ở cuộc đời này?
06. Tôi sợ chết.
07. Nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta, tại sao chúng ta phải chết?
08. Làm thế nào để biết Thiên Chúa muốn gì nơi tôi?
09. Phải chăng tôn giáo chỉ dành cho “những người theo đạo”?
10. Giáo hội lấy quyền nào để dạy tôi phải tin gì và phải làm gì?
11. Tạo sao tôi không hạnh phúc?
12. Tôi sẽ làm gì với cuộc đời mình?
13. Đâu là bí mật của thành công? Dường như tôi là một kẻ thất bại.
14. Chẳng ai thực sự hiểu biết, thực sự yêu mến tôi.
15. Làm sao để ngưng dùng lời nói làm tổn thương người khác?
16. Tôi chẳng được ích gì khi tham dự Thánh Lễ.
17. Làm sao để ngưng chạy theo đám đông?
18. Tôi có thể học được gì từ truyền hình và phim ảnh?
19. Làm sao để biết ai là người tôi sẽ kết hôn?
20. Thế nào là một Kitô hữu?
21. Người Công giáo có thể là “Kitô hữu được sinh ra một lần nữa” không?
22. Làm sao chắc rằng Thiên Chúa yêu tôi?
23. Nếu Thiên Chúa yêu thương tôi rất nhiều, vậy sao tôi phải gặp những điều tồi tệ?
24. Phải chăng tôi không thể trở thành người tốt nếu không tin vào Kitô giáo?
25. Tôi phải làm gì để đạt được Nước Trời?
26. Tôi phải làm sao để tôi được tha tội?
27. Phải chăng mọi tội lỗi đều được tha thức?
28. Phải chăng khi tôi phạm tội Thiên Chúa sẽ bớt yêu thương tôi?
29. Xa tránh tội lỗi có phải là điều quan trọng nhất không?
30. Đức Giêsu đã tạo nên khác biệt gì cho cuộc đời của tôi?
31. Đâu là điểm chung giữa các tôn giáo khác và giáo huấn của Kinh Thánh?
32. Có nên tin theo niềm tin của cha mẹ hay không?
33. Làm thế nào để gặp được Thiên Chúa?
34. Tại sao tôi không có giờ để cầu nguyện?
35. Đâu là sự khác biệt giữa cầu nguyện và “đọc kinh”?
36. Làm thế nào để nhìn thấy Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày?
37. Tôi phải sống thế nào?
38. Có phải đúng/sai đề do lương tâm cá nhân quyết định?
39. Phải chăng không còn gì là tội lỗi nữa?
40. Thế nào là một người tốt?
41. Làm thế nào để trở nên người tốt hơn?
42. Tôi có phải vâng lời cha mẹ không?
43. Kitô hữu có được phép gia nhập quân đội không?
44. Thiên Chúa nghĩ gì về việc tự tử?
45. Giàu sang có phải là tội lỗi hay không?
46. Nhạc Rock có phải là điều xấu không?
47. Uống rượi có mặc tội không
48. Thiên Chúa nghĩ gì về tình dục?
49. Thiên Chúa nghĩ gì về ly dị?
50. Đồng tính luyến ái có phải là tội không?
51. Dâm ô có phải là tội không?
52. Làm sao để kiểm soát ham muốn tình dục?
53. Có phải lúc nào phá thai cũng đều là sai trái không?
54. Tôi phải nói gì khi có người thách thức niềm tin của tôi?
55. làm sao tôi có thể chắc rằng Thiên Chúa thực sự hiện hữu?
56. Phải chăng bạn không thể tin vào các giá trị Kitô giáo mà gạt bỏ niềm tin vào các phép lạ?
57. Tôn giáo, khoa học và phép lạ hoà hợp với nhau thế nào?
58. Phải chăng thuyết tiến hoá mâu thuẫn với Kinh Thánh?
59. Có phải Đức Giêsu chỉ là một người tốt?
60. Có đúng là Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết không?
61. Kàn sai biết co cuộc sống đời sau?
62. Thiên đàng trông như thế nào?
63. Có Hoả ngục không?
64. Thiên Chúa muốn gì nhất?
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô