11/03/2011 -

Chia sẻ tin mừng

425

 


 


CN I MÙA CHAY A 13-03-2011


HÃY THỜ PHƯỢNG MỘT MÌNH THIÊN CHÚA MÀ THÔI




Lm. Jude Siciliano, OP


xem slide show


Tải các bài chia sẻ 2


Khi tham dự các lễ Chúa nhật Mùa Chay, chúng ta sẽ thấy một số “phần thêm vào” trong phụng vụ. Bên cạnh việc bày biện cung thánh đơn giản và mộc mạc trong suốt thời gian mùa chay, thường để diễn tả chủ đề sa mạc, còn có thêm một số nghi thức trong Thánh lễ.



Mùa chay là thời gian những gì người dự tòng (“được Chúa chọn”) chuẩn bị cho việc gia nhập Kitô giáo vào đêm vọng Phục sinh, trở nên rõ ràng hơn. Trong suốt mùa Chay sẽ có những nghi thức Tuyển Chọn, ba lần kiểm tra và trình bày Kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha. Những nghi thức này sẽ diễn ra trước sự hiện diện của cộng đoàn phụng vụ, nhưng không chỉ nhằm mưu ích cho các dự tòng mà thôi. Đây cũng là những nghi thức cộng đồng và cũng nhằm mưu ích cho tất cả các tín hữu khi tham dự. “Những người được Chúa chọn” nhắc nhớ cho chúng ta rằng Mùa Chay là thời gian cho mỗi chúng ta để phản tỉnh về mức độ dấn thấn của chúng ta dành cho Chúa Kitô và chúng ta đang ở đâu trong hành trình Kitô giáo.



Chúng ta không bị bỏ mặc trong suốt thời gian phản tỉnh, tự chế và cầu nguyện của Mùa Chay. Như Đức Giêsu được Thánh Thần đưa vào hoang địa, thì cũng Thánh Thần ấy đồng hành với chúng ta trong những tuần chay này, vào Lễ Vọng Phục Sinh, chúng ta sẽ canh tân những gì đã cam kết trong Phép Rửa với Đức Giêsu, và được chúc lành nhờ nước phục sinh mới.



Mùa Chay luôn bắt đầu với cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa. Kinh thánh cho ta biết Thần Khí đã dẫn Người đến đó. Chẳng lẽ quí vị không thấy được an ủi khi biết rằng Thiên Chúa không miễn cho Đức Giêsu những gì chúng ta trải nghiệm trong suốt khoảng thời gian ở thế gian này sao? Đức Giêsu không hề diễn kịch, nhưng Người thực sự chịu cám dỗ. Thư gửi cho tín hữu Rôma cho biết những gì xảy ra với chúng ta vì Adam, nơi Đức Giêsu sẽ ngược lại. Tội Adam làm cho thế gian phải chết – tất cả chúng ta đều phải chết, “bao lâu chúng ta phạm tội”. Nhưng, thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng, qua Đức Kitô, tội lỗi đã bị tiêu diệt và chúng ta được giao hoà với Thiên Chúa, “nhiều người sẽ nên công chính”.



“Sự công chính” thì như thế nào? Chúng ta có thể thảo luận đề tài này và liệt kê các đặc tính của sự công chính, nhưng Thiên Chúa dạy chúng ta một cách cụ thể hơn – chúng ta sẽ biết người công chính là ai và hành xử ra sao trong Đức Giêsu Kitô. Trình thuật Tin mừng hôm nay (thực ra tất cả các sách Tin mừng) cho thấy người công chính chống trả trước cám dỗ ra sao và tin tưởng nơi Thiên Chúa cũng như sứ vụ mà Thiên Chúa trao cho Người thế nào. Những cơn cám dỗ trong sa mạc không phải là một lần cho tất cả; nhưng chúng tượng trưng cho những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu sẽ gặp trong suốt sứ vụ của Người.



Đức Giêsu đã vượt qua các cơn cám dỗ đe dọa đến chính bản thân Người như là Người Con trung tín của Thiên Chúa. Sức mạnh của Người chống lại các cơn cám dỗ thì đến từ Thần Khí, Đấng đã ở với Người trong hoang địa và từ Lời Chúa, đã giúp Người tập trung và nhìn ra sự thật từ những dối trá. Cả Thần Khí và Lời Chúa đã giúp Người trung tín với sứ vụ mà Thiên Chúa đã trao phó cho Người.



Những cơn cám dỗ này về điều gì? Đây chắc chắn là những cơn cám dỗ thực sự vì chúng cho Đức Giêsu khả năng để giúp Người thu hút dân chúng đến với Người và với sứ điệp của Người. Người có thể sống bằng bánh, không chỉ trong hoang địa, nhưng suốt cả đời. Sau cùng, Người cần có sức mạnh để thi hành sứ vụ và, nếu Người là “Con yêu dấu” của Thiên Chúa (3,17), thì tại sao Thiên Chúa muốn Người bị đói? Sao lại đối xử với người Con yêu dấu như thế? Thêm nữa, thử tưởng tượng xem Người sẽ có bao thứ nếu làm theo lời thách thức của tên cám dỗ, biến những hòn đá thành bánh và nuôi sống đám đông đói lả kia.



Đức Giêsu sẽ dựa vào chính mình và quyền lực của mình hay sẽ tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa? Lời Chúa có đủ chưa và liệu có đáng tin không? Chúng ta có dám đặt cuộc đời mình vào đó không? Câu trả lời của Đức Giêsu: “người ta sống không chỉ nhờ vào cơm bánh, nhưng còn nhờ vào mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Liệu chúng ta cũng có thể tin rằng Thiên Chúa sẽ cho chúng ta thứ bánh chúng ta cần cho nhiều cuộc đấu tranh và những nhu cầu khi chúng ta phải đối diện hay không? Hoặc, căn bản hơn: Thiên Chúa có yêu thương chúng ta đủ để nuôi chúng ta trong hoang địa suốt cuộc đời hay không? Đức Giêsu chắc hẳn cũng đã nghĩ như thế. Chúng ta hy vọng rằng việc đón nhận Người trong Bí tích Thánh Thể hôm nay sẽ giúp chúng ta tín thác vào Thiên Chúa bằng niềm tin của Con Thiên Chúa.



Đức Giêsu đã không gieo mình từ nóc đề thờ xuống đất, vì Người không muốn ép Thiên Chúa phải đưa tay bảo vệ Người. Người không làm phép lạ mang tính khoe khoang và thu nhận các môn đệ nhờ vào việc trình diễn. Nhưng, chẳng phải Người được sai đến để kêu gọi người ta đến với Người và sứ điệp Người mang hay sao? Đúng thế, nhưng dân chúng cần đặt niềm tin nơi Người, chứ không phải nơi những phép lạ Người thực hiện. Không phải lúc nào chúng ta cũng nhận được những dấu chỉ chắc chắn hay những bày tỏ lớn lao về sức mạnh Thiên Chúa để lôi kéo chúng ta đến với Đức Giêsu. Thay vì vậy, chúng ta được kêu gọi để đáp lại lời mời gọi của Người, “Hãy đến và theo Tôi”. Chúng ta có đủ tin tưởng để chấp nhận Người và Lời Người ngay cả trong những lúc khó khăn, không có cơ may nào giải quyết cho những vấn đề của chúng ta; khi chúng ta phải đấu tranh trong những hoang địa một mình và chỉ có Lời Chúa bảo đảm và gìn giữ chúng ta?



Tên cám dỗ  đưa ra cho Đức Giêsu một chọn lựa cuối cùng. Nó  chỉ cho Đức Giêsu quyền lực của thế gian và  trao cho Người mà chỉ cần Người “sấp mình và bái lạy tôi”. Đây chẳng phải là bản cáo trạng chống lại các vương quốc và quyền lực thế gian cho rằng chúng do ma quỷ kiểm soát hay sao? Đức Giêsu từ chối dùng quyền lực thế gian để hoàn tất sứ vụ của Người. Một lần nữa, Người có thể kháng cự được vì Lời Chúa luôn ở trong lòng và trên môi miệng Người.



Matthêu mô  tả Satan cố gieo những nghi ngờ vào tâm trí  Đức Giêsu. Nhưng Đức Giêsu luôn sáng suốt trong cách mà Người thành toàn sứ vụ của mình. Người sẽ được Thần Khí dẫn dắt và có Lời Chúa là nền tảng vững chắc. Nền tảng đó không phải là sự khôn ngoan “theo lối hiểu” của thế gian. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa, mà như thánh Phaolô nói thế gian cho là sự điên rồ, sẽ hướng dẫn Đức Giêsu. Ngay cả vào cuối đời Người, khi tất cả mọi sự dường như quá bi ai; bị các môn đệ bỏ rơi và Người đang phải đối diện với cái chết, Đức Giêsu vẫn không nhận lời đề nghị của Satan và cho dân chúng thấy sự nhất quán của Người qua quyền lực và những hành động lạ thường. Thay vào đó, Người sẽ tiếp tục thực hiện điều Người đã làm trong hoang địa và qua cả cuộc đời của Người – Tín thác nơi Thiên Chúa và cậy trông vào lời hứa mà Thiên Chúa thực hiện nơi Lời, hãy tin tưởng vào Người – và nơi chúng ta.



Ngay đoạn  trước của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã chịu phép rửa và từ các tầng trời có tiếng nói: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Thế rồi, Người được Thần Khí dẫn vào hoang địa, nơi dân chúng cho là nơi đi lại của có quỷ. Hoang địa cũng là nơi dân Israel trú chân và khi bị thử thách, họ đã không thắng được. Như dân Israel trong sa mạc, Đức Giêsu cũng bị cám dỗ cậy dựa vào sức mình, chứ không nhờ vào sự chăm sóc yêu thương của Thiên Chúa – nhưng kết quả thì rất khác biệt. Vì chiến thắng của Người trong hoang địa và Người nêu gương cho chúng ta, chúng ta cũng có thể thấy được thân phận thật của chúng ta là con cái yêu thương của Thiên Chúa – và hơn nữa sẽ nhận được những gì chúng ta cần để sống trong mối tương quan sống động và vững bền trong Chúa.



Đây không phải là sự cám dỗ giả vờ. Đức Giêsu không thể gạt đi những chọn lựa đặt trước mặt Người, nếu Người không phải là “con người thật”, như Kinh thánh nói với chúng ta. Nhưng Đức Giêsu ra khỏi hoang địa như một người đã chiến thắng Satan; Người đã đương đầu với những cơn cám dỗ thực sự và đã loại chúng ra nhờ ân huệ của Thiên Chúa và trong đường lối của Thiên Chúa – những cách thức này xem ra rất thần bí. Hôm nay, chúng ta cầu xin Thánh Thần canh tân, hầu chúng ta có thể tiếp tục trung tín với ơn gọi của chúng ta và, như Đức Giêsu nói hôm nay– hãy thờ phượng “Đức Chúa là Thiên Chúa” và phục vụ một mình Thiên Chúa.



Ai trong chúng ta chưa từng đấu tranh chống lại chước cám dỗ? Khi chống trả chước cám dỗ, liệu chúng ta đã không chọn những lối sống khác – lối sống chấp nhận những cám dỗ trước mắt chúng ta? Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta dễ dàng cảm nhận được tính dễ bị tổn thương của Đức Giêsu. Thánh Matthêu cho biết Đức Giêsu ăn chay “bốn mươi đêm ngày”. Những đêm trường đen tối này đối với Người như thế nào, khi mà bao tử Người đang cồn cào không cho Người ngủ và những lựa chọn do Satan đưa ra đang nhảy múa trong đầu Người?



Đức Giêsu không chỉ đối diện với những cơn cám dỗ một lần vào lúc khởi đầu sứ vụ; nhưng Người phải đối diện cho đến chết. Người đã phải trả giá thế nào cho chọn lựa của mình; hậu quả nào cho những ưu tiên của Người? Cuối cùng, Người phải trả bằng cuộc đời và giáo huấn của mình: sự ủng hộ của các vị lãnh đạo tôn giáo; sự yêu mến của đám đông dân chúng; sự vỡ mộng và mất bạn bè; sự đau khổ trong vườn; sự lăng mạ của những tên lính và sự kết án tử và sự đau khổ cuối cùng trên thập giá.



Tuy nhiên, sau những đau khổ do lòng trung tín và kiên định của Người, Đức Giêsu đã chỗi dậy từ cõi chết –Thiên Chúa chứng nhận đời sống của Người và tất cả những chọn lựa Người đã thực hiện, kể cả thập giá. Từ Đức Giêsu, chúng ta nhận được đời sống mới vì chúng ta cũng chịu cám dỗ bởi trái cấm (Xc. Bài đọc 1 trong sách sáng thế), nhưng chúng ta đã đón nhận đời sống của Đức Giêsu.


 


Lm. Jude Siciliano, OP


Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp


 











OF LENT (A) - March 13, 2011


Genesis 2: 7-9; 3: 1-7; Psalm 51; Romans 5: 12-19; Matthew 4: 1-11


By: Jude Siciliano, OP






Those of us attending church during the Sundays of Lent will observe some "extras" at our liturgies. Besides the austere and simple appearance of our sanctuaries during this season, often depicting desert themes, there will be some extra rites at our Eucharist’s.



Lent is a time when those catechumens ("elect") who are preparing for Christian initiation at the Easter Vigil, become more visible. During Lent there will be the rites of Election, three Scrutinies and the presentation of the Creed and Lord’s Prayer. These rites will take place in the presence of the praying assembly, but not just for the benefit of those involved in the R. C. I. A. process. These are public rituals and are for the benefit of all the gathered faithful. The presence of the "elect" reminds us that Lent is a time for each of us to reflect on the quality of our commitment to Christ and where we are at this stage of our lives on our Christian journey.





We are not on our own during our Lenten reflection, self-denial and prayer. Just as Jesus was led by the Spirit into the desert, so does the Spirit accompany us these weeks when, at the Easter Vigil service, we will renew our baptismal commitment to Christ and be blessed by new Easter waters.




Lent always begins with the account of Jesus’ temptation in the desert. We are told the Spirit led him there. Don’t you find it consoling to know that God didn’t exempt Jesus from what we experience all the time in the world? Jesus wasn’t play acting, he really was tempted. The Letter to the Romans tells us that what happened to us because of Adam, was reversed in Jesus. Adam’s sin brought death into the world– we all die, "in as much as all sinned." But, Paul reminds us, through Christ, sin has been overcome and we are all put in right relationship with God, "the many will be made righteous."






What does "righteousness" look like? We could discuss it and enumerate its characteristics, but God teaches us in a more concrete way–we see who and how a righteous person behaves in Jesus Christ. Today’s gospel narrative (in fact all the gospels) shows us how a righteous person rejects temptation and chooses to be faithful to God and the mission God has given him to accomplish. The temptations in the desert weren’t once-and-for all; they also represent the temptations Jesus would face throughout his ministry.





Jesus overcame the temptations that threatened his very identity as a faithful child of God. His strength against these temptations came from the Spirit who was with him in the desert and from the Word of God, that kept him focused and able to detect truth from falsehood. Both helped him keep faithful to the mission God had given him.




What were these temptations about? They certainly were real temptations because they offered possibilities to Jesus for how he could draw people to himself and his message. He could have nourished himself with bread, not only in the desert, but through all his life. After all, he would need strength for his mission and, if he were God’s "beloved Son" (3:17), why would God want him to go hungry? What way would that be to treat a beloved child? In addition, just think of the vast following he would have had, if he had taken the tempter’s suggestion, turned stones into bread and fed the desperately hungry crowds.



Will Jesus rely on himself and his own powers or trust in God to care for him? Is God’s Word enough; is it reliable? Can we invest our lives in it? Jesus’ answer: "One does not live on bread alone, but on every word that comes forth from the mouth of God." Can we also trust that God will give us the bread we need for the many struggles and needs we face? Or, to put it more basically: does God love us enough to feed us in our desert places all through our lives? Jesus certainly thought so. We hope receiving him in Eucharist today will also help us to trust in God with the faith of the righteous Son of God.








Jesus would not throw himself off the parapet of the Temple to land unharmed, because he would not force God’s hand to protect him. He would not be a flashy miracle worker and gain followers by means of a splendid show. But wasn’t he sent to draw people to himself and the message he bore? Yes, but people would need to put their faith in him, not the spectacles he might display. We don’t always get reassuring signs or big displays of God’s power that will draw us to Jesus. Instead, we are called to respond to the word he speaks to us, his invitation, "Come and follow me." Do we trust him enough to accept him and his word even in the hard times when there is no easy escape mechanism from our problems; when we have to struggle in our personal deserts with only God’s Word to assure and sustain us?






The tempter offers a final choice to Jesus. He shows Jesus the powers of the world and offers them to him if he would just, "prostrate yourself and worship me." Now isn’t that an indictment against the kingdoms and worldly powers, suggesting they are under the devil’s control? Jesus refuses to use worldly powers to accomplish his mission. Again, he can resist because God’s Word resides in his heart and is quick to his lips.



Matthew depicts Satan trying to plant doubts in Jesus’ mind. But Jesus is clear about how he will fulfill his mission. He will be led by the Spirit and have the Word of God as his sure foundation. His is not the "common sense" wisdom of the world. God’s wisdom, which Paul tells us the world considers foolishness, will guide Jesus. Even at the end of his life, when all seems to have failed; his followers have deserted him and he is facing his death, Jesus will not take Satan’s suggestions and convince people of his legitimacy through power and spectacular acts. Instead, he will continue to do what he did in the desert and through all his life–trust God and rely on the promise God made in the Word, to be faithful to him–and to us.







Right before today’s gospel passage Jesus is baptized and the voice is heard from the heavens saying, "This is my beloved Son, with whom I am well pleased." Then he is led by the Spirit into the desert, the place people believed the demons roamed. The desert was also the place where the Israelites sojourned and, when they were tempted, they gave in. Like the Israelites in the desert, Jesus will be tempted to rely on himself and not on God’s loving care–but the outcome will be very different. Because of his victory in the desert and the example he set for us, we too can have vision to see our true identity as God’s beloved children – and more–we will be given what we need to stay in the life-giving and life-sustaining relationship we have in God.





No, this was no pretend-temptation. Jesus couldn’t just brush aside the choices placed before him, not if he were, as the Scriptures tell us, "fully human." But Jesus comes out of the desert as the one who could overcome Satan; he faced real temptations and rejected them in favor of God and God’s ways–as mysterious as those ways can seem at times. We pray today for a renewed gift of the Holy Spirit, so that we can remain faithful to our calling and, as Jesus puts it today – worship "the Lord your God" and serve God alone.






Who among us hasn’t struggled with temptations? In our struggles haven’t we considered choosing other ways to live–ways that accept the temptations set before us? We sense in today’s gospel Jesus’ own vulnerability. Matthew tells us that Jesus has been fasting "forty days and forty nights." What were those long dark nights like for him, with his growling stomach keeping him awake and the options offered by Satan dancing in his imagination?






Jesus didn’t just face temptations once at the beginning of his ministry; he faced them all the way up to the end of his life. How much did it cost him to make the choices he made; what were the consequences of his priorities? Eventually his life and teachings cost him: the support of the religious leaders; his popularity among the crowds; the disillusionment and loss of his friends; his suffering in the garden; his abuse by the soldiers and conviction to death and then his final agony on the cross.



Yet, after the sufferings caused by his fidelity and convictions, Jesus was raised from the dead – God’s confirmation of his life and all the choices he made up to and including the cross. New life, we learn in Jesus, comes because we have been tempted by the fruits of the forbidden tree (cf. our first reading from Genesis) and, instead, have accepted Jesus’ life.




Fr. Jude Siciliano, OP




CN I MÙA CHAY A 13-03-2011


Sáng thế 2: 7-9; 3: 1-7, 26-28,32; Tv 51; Rm 5: 12-19;


Matthêu: 4: 1-11


Lm. Jude Siciliano, OP



HÃY THỜ PHƯỢNG MỘT MÌNH THIÊN CHÚA MÀ THÔI


 


Khi tham dự các lễ Chúa nhật Mùa Chay, chúng ta sẽ thấy một số “phần thêm vào” trong phụng vụ. Bên cạnh việc bày biện cung thánh đơn giản và mộc mạc trong suốt thời gian mùa chay, thường để diễn tả chủ đề sa mạc, còn có thêm một số nghi thức trong Thánh lễ.



Mùa chay là thời gian những gì người dự tòng (“được Chúa chọn”) chuẩn bị cho việc gia nhập Kitô giáo vào đêm vọng Phục sinh, trở nên rõ ràng hơn. Trong suốt mùa Chay sẽ có những nghi thức Tuyển Chọn, ba lần kiểm tra và trình bày Kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha. Những nghi thức này sẽ diễn ra trước sự hiện diện của cộng đoàn phụng vụ, nhưng không chỉ nhằm mưu ích cho các dự tòng mà thôi. Đây cũng là những nghi thức cộng đồng và cũng nhằm mưu ích cho tất cả các tín hữu khi tham dự. “Những người được Chúa chọn” nhắc nhớ cho chúng ta rằng Mùa Chay là thời gian cho mỗi chúng ta để phản tỉnh về mức độ dấn thấn của chúng ta dành cho Chúa Kitô và chúng ta đang ở đâu trong hành trình Kitô giáo.



Chúng ta không bị bỏ mặc trong suốt thời gian phản tỉnh, tự chế và cầu nguyện của Mùa Chay. Như Đức Giêsu được Thánh Thần đưa vào hoang địa, thì cũng Thánh Thần ấy đồng hành với chúng ta trong những tuần chay này, vào Lễ Vọng Phục Sinh, chúng ta sẽ canh tân những gì đã cam kết trong Phép Rửa với Đức Giêsu, và được chúc lành nhờ nước phục sinh mới.



Mùa Chay luôn bắt đầu với cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa. Kinh thánh cho ta biết Thần Khí đã dẫn Người đến đó. Chẳng lẽ quí vị không thấy được an ủi khi biết rằng Thiên Chúa không miễn cho Đức Giêsu những gì chúng ta trải nghiệm trong suốt khoảng thời gian ở thế gian này sao? Đức Giêsu không hề diễn kịch, nhưng Người thực sự chịu cám dỗ. Thư gửi cho tín hữu Rôma cho biết những gì xảy ra với chúng ta vì Adam, nơi Đức Giêsu sẽ ngược lại. Tội Adam làm cho thế gian phải chết – tất cả chúng ta đều phải chết, “bao lâu chúng ta phạm tội”. Nhưng, thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng, qua Đức Kitô, tội lỗi đã bị tiêu diệt và chúng ta được giao hoà với Thiên Chúa, “nhiều người sẽ nên công chính”.



“Sự công chính” thì như thế nào? Chúng ta có thể thảo luận đề tài này và liệt kê các đặc tính của sự công chính, nhưng Thiên Chúa dạy chúng ta một cách cụ thể hơn – chúng ta sẽ biết người công chính là ai và hành xử ra sao trong Đức Giêsu Kitô. Trình thuật Tin mừng hôm nay (thực ra tất cả các sách Tin mừng) cho thấy người công chính chống trả trước cám dỗ ra sao và tin tưởng nơi Thiên Chúa cũng như sứ vụ mà Thiên Chúa trao cho Người thế nào. Những cơn cám dỗ trong sa mạc không phải là một lần cho tất cả; nhưng chúng tượng trưng cho những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu sẽ gặp trong suốt sứ vụ của Người.



Đức Giêsu đã vượt qua các cơn cám dỗ đe dọa đến chính bản thân Người như là Người Con trung tín của Thiên Chúa. Sức mạnh của Người chống lại các cơn cám dỗ thì đến từ Thần Khí, Đấng đã ở với Người trong hoang địa và từ Lời Chúa, đã giúp Người tập trung và nhìn ra sự thật từ những dối trá. Cả Thần Khí và Lời Chúa đã giúp Người trung tín với sứ vụ mà Thiên Chúa đã trao phó cho Người.



Những cơn cám dỗ này về điều gì? Đây chắc chắn là những cơn cám dỗ thực sự vì chúng cho Đức Giêsu khả năng để giúp Người thu hút dân chúng đến với Người và với sứ điệp của Người. Người có thể sống bằng bánh, không chỉ trong hoang địa, nhưng suốt cả đời. Sau cùng, Người cần có sức mạnh để thi hành sứ vụ và, nếu Người là “Con yêu dấu” của Thiên Chúa (3,17), thì tại sao Thiên Chúa muốn Người bị đói? Sao lại đối xử với người Con yêu dấu như thế? Thêm nữa, thử tưởng tượng xem Người sẽ có bao thứ nếu làm theo lời thách thức của tên cám dỗ, biến những hòn đá thành bánh và nuôi sống đám đông đói lả kia.



Đức Giêsu sẽ dựa vào chính mình và quyền lực của mình hay sẽ tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa? Lời Chúa có đủ chưa và liệu có đáng tin không? Chúng ta có dám đặt cuộc đời mình vào đó không? Câu trả lời của Đức Giêsu: “người ta sống không chỉ nhờ vào cơm bánh, nhưng còn nhờ vào mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Liệu chúng ta cũng có thể tin rằng Thiên Chúa sẽ cho chúng ta thứ bánh chúng ta cần cho nhiều cuộc đấu tranh và những nhu cầu khi chúng ta phải đối diện hay không? Hoặc, căn bản hơn: Thiên Chúa có yêu thương chúng ta đủ để nuôi chúng ta trong hoang địa suốt cuộc đời hay không? Đức Giêsu chắc hẳn cũng đã nghĩ như thế. Chúng ta hy vọng rằng việc đón nhận Người trong Bí tích Thánh Thể hôm nay sẽ giúp chúng ta tín thác vào Thiên Chúa bằng niềm tin của Con Thiên Chúa.



Đức Giêsu đã không gieo mình từ nóc đề thờ xuống đất, vì Người không muốn ép Thiên Chúa phải đưa tay bảo vệ Người. Người không làm phép lạ mang tính khoe khoang và thu nhận các môn đệ nhờ vào việc trình diễn. Nhưng, chẳng phải Người được sai đến để kêu gọi người ta đến với Người và sứ điệp Người mang hay sao? Đúng thế, nhưng dân chúng cần đặt niềm tin nơi Người, chứ không phải nơi những phép lạ Người thực hiện. Không phải lúc nào chúng ta cũng nhận được những dấu chỉ chắc chắn hay những bày tỏ lớn lao về sức mạnh Thiên Chúa để lôi kéo chúng ta đến với Đức Giêsu. Thay vì vậy, chúng ta được kêu gọi để đáp lại lời mời gọi của Người, “Hãy đến và theo Tôi”. Chúng ta có đủ tin tưởng để chấp nhận Người và Lời Người ngay cả trong những lúc khó khăn, không có cơ may nào giải quyết cho những vấn đề của chúng ta; khi chúng ta phải đấu tranh trong những hoang địa một mình và chỉ có Lời Chúa bảo đảm và gìn giữ chúng ta?



Tên cám dỗ  đưa ra cho Đức Giêsu một chọn lựa cuối cùng. Nó  chỉ cho Đức Giêsu quyền lực của thế gian và  trao cho Người mà chỉ cần Người “sấp mình và bái lạy tôi”. Đây chẳng phải là bản cáo trạng chống lại các vương quốc và quyền lực thế gian cho rằng chúng do ma quỷ kiểm soát hay sao? Đức Giêsu từ chối dùng quyền lực thế gian để hoàn tất sứ vụ của Người. Một lần nữa, Người có thể kháng cự được vì Lời Chúa luôn ở trong lòng và trên môi miệng Người.



Matthêu mô  tả Satan cố gieo những nghi ngờ vào tâm trí  Đức Giêsu. Nhưng Đức Giêsu luôn sáng suốt trong cách mà Người thành toàn sứ vụ của mình. Người sẽ được Thần Khí dẫn dắt và có Lời Chúa là nền tảng vững chắc. Nền tảng đó không phải là sự khôn ngoan “theo lối hiểu” của thế gian. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa, mà như thánh Phaolô nói thế gian cho là sự điên rồ, sẽ hướng dẫn Đức Giêsu. Ngay cả vào cuối đời Người, khi tất cả mọi sự dường như quá bi ai; bị các môn đệ bỏ rơi và Người đang phải đối diện với cái chết, Đức Giêsu vẫn không nhận lời đề nghị của Satan và cho dân chúng thấy sự nhất quán của Người qua quyền lực và những hành động lạ thường. Thay vào đó, Người sẽ tiếp tục thực hiện điều Người đã làm trong hoang địa và qua cả cuộc đời của Người – Tín thác nơi Thiên Chúa và cậy trông vào lời hứa mà Thiên Chúa thực hiện nơi Lời, hãy tin tưởng vào Người – và nơi chúng ta.



Ngay đoạn  trước của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã chịu phép rửa và từ các tầng trời có tiếng nói: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Thế rồi, Người được Thần Khí dẫn vào hoang địa, nơi dân chúng cho là nơi đi lại của có quỷ. Hoang địa cũng là nơi dân Israel trú chân và khi bị thử thách, họ đã không thắng được. Như dân Israel trong sa mạc, Đức Giêsu cũng bị cám dỗ cậy dựa vào sức mình, chứ không nhờ vào sự chăm sóc yêu thương của Thiên Chúa – nhưng kết quả thì rất khác biệt. Vì chiến thắng của Người trong hoang địa và Người nêu gương cho chúng ta, chúng ta cũng có thể thấy được thân phận thật của chúng ta là con cái yêu thương của Thiên Chúa – và hơn nữa sẽ nhận được những gì chúng ta cần để sống trong mối tương quan sống động và vững bền trong Chúa.



Đây không phải là sự cám dỗ giả vờ. Đức Giêsu không thể gạt đi những chọn lựa đặt trước mặt Người, nếu Người không phải là “con người thật”, như Kinh thánh nói với chúng ta. Nhưng Đức Giêsu ra khỏi hoang địa như một người đã chiến thắng Satan; Người đã đương đầu với những cơn cám dỗ thực sự và đã loại chúng ra nhờ ân huệ của Thiên Chúa và trong đường lối của Thiên Chúa – những cách thức này xem ra rất thần bí. Hôm nay, chúng ta cầu xin Thánh Thần canh tân, hầu chúng ta có thể tiếp tục trung tín với ơn gọi của chúng ta và, như Đức Giêsu nói hôm nay– hãy thờ phượng “Đức Chúa là Thiên Chúa” và phục vụ một mình Thiên Chúa.



Ai trong chúng ta chưa từng đấu tranh chống lại chước cám dỗ? Khi chống trả chước cám dỗ, liệu chúng ta đã không chọn những lối sống khác – lối sống chấp nhận những cám dỗ trước mắt chúng ta? Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta dễ dàng cảm nhận được tính dễ bị tổn thương của Đức Giêsu. Thánh Matthêu cho biết Đức Giêsu ăn chay “bốn mươi đêm ngày”. Những đêm trường đen tối này đối với Người như thế nào, khi mà bao tử Người đang cồn cào không cho Người ngủ và những lựa chọn do Satan đưa ra đang nhảy múa trong đầu Người?



Đức Giêsu không chỉ đối diện với những cơn cám dỗ một lần vào lúc khởi đầu sứ vụ; nhưng Người phải đối diện cho đến chết. Người đã phải trả giá thế nào cho chọn lựa của mình; hậu quả nào cho những ưu tiên của Người? Cuối cùng, Người phải trả bằng cuộc đời và giáo huấn của mình: sự ủng hộ của các vị lãnh đạo tôn giáo; sự yêu mến của đám đông dân chúng; sự vỡ mộng và mất bạn bè; sự đau khổ trong vườn; sự lăng mạ của những tên lính và sự kết án tử và sự đau khổ cuối cùng trên thập giá.



Tuy nhiên, sau những đau khổ do lòng trung tín và kiên định của Người, Đức Giêsu đã chỗi dậy từ cõi chết –Thiên Chúa chứng nhận đời sống của Người và tất cả những chọn lựa Người đã thực hiện, kể cả thập giá. Từ Đức Giêsu, chúng ta nhận được đời sống mới vì chúng ta cũng chịu cám dỗ bởi trái cấm (Xc. Bài đọc 1 trong sách sáng thế), nhưng chúng ta đã đón nhận đời sống của Đức Giêsu.


 


Lm. Jude Siciliano, OP


Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp



114.864864865135.135135135250