08/03/2011 -

Chia sẻ tin mừng

689

 


SỐNG DƯỚI ÁNH MẮT CỦA THIÊN CHÚA


Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt


 


 


I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI



1. Sống dưới ánh mắt Chúa Cha


Bằng năm luận đề tương phản liên tiếp, Đức Giêsu trình bày đời sống công chính mới, đối lại lối sống công chính của các kinh sư và biệt phái.


Trong bài đọc 1 lễ Tro, Đức Giêsu nói đến 3 trụ cột, làm nên khung sườn đời sống đạo của Người Do Thái, và Người ta còn thấy ở mọi tôn giáo, đó là: bố thí (ngày nay người ta dùng từ chia sẻ), cầu nguyệnchay tịnh.


Chúa không khinh thường những việc đó, Người muốn nêu bật phải có tinh thần thế nào khi thực hành những việc ấy: “nếu anh em muôn sống như người công chính, anh em phải coi chừng chớ có phô trương những việc ấy trước mặt thiên hạ: để người ta thấy". Sự công chính "đích thực" hệ tại thích nghi với ý Thiên Chúa, Đấng độc nhất có thể biết những gì thầm kín trong tim con Người.


2. Chia sẻ


Claude de Tassin giải thích: "Bố thí là một cơ chế quan trọng Do Thái, giống như dịch vụ từ thiện của xã hội thời nay, nhằm tỏ tình huynh đệ do Giao ước đòi buộc: cứu giúp người nghèo khó có sức xoá sạch tội lỗi (Tob 12,9) và có giá trị ngang với lễ hy tế (Si 4,6; 7,10) (L'Evangle de Matthieu”, Centurion, 1991 , trang 72).


Đức Giêsu không chối bỏ tinh thần tu đức này, nhưng Người tố giác cách làm phô trương. Bố thí không phải để “được sự vinh vang do người ta", cũng không để đề cao mình cho người ta thấy (từ hypocrite có nghĩa phô trưởng mình), nhưng trong nởi kín nhiệm, phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa để một mình Người đánh giá nghĩa cử đó: đề "Cha nuôi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngưởi".


Nguy cơ mà Đức Giêsu kêu gọi phải coi chừng, là để cái bề ngoài, cái nhìn thấy được chiếm ưu thế... Nó không phải là một nguy cơ tưởng tượng đâu, ngay cả đối với thời đại ngày nay, tuy dưới những hình thức tân tiến. Tính vô vị lợi và tính khiêm nhu cũng không dễ hơn cho các cộng đồng Hội Thánh hơn là cho các cộng đoàn thế tục. Nào chúng ta, những thành viên, những Người phụ trách hoặc người tổ chức không thường bị cám dỗ nhận là của mình những dịch vụ hoặc công việc mà ta cống hiến công sức; khoe khoang công trạng và quyền lợi của ta trước mặt mọi người đấy sao! Đức Giêsu đã tuyên bố: "Thật tôi bảo thật anh em, họ đã được phần thưởng rồi".


Điều mà ta không gởi lại cho mình, thì Thiên Chúa đón nhận. Cả đến lòng quảng đại cũng vậy. Cử chỉ chia sẻ được đầy đủ ý nghĩa khi vì yêu mà tặng không. Chỉ có Thiên Chúa có thể ghi sổ tình yêu, bởi vì kích thước của tình yêu là vô tận.


3. Cầu nguyện


Cả việc cầu nguyện cũng không được thi hành 'để biểu diễn" "để tỏ' cho người ta thấy', nhưng để nói với Cha, Đấng ngự nơi bí ẩn: "Cha ngươi Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho ngươi”.


Đức cha Daloz nói: "Đức Giêsu đã không ngừng mời gọi người ta sống chân thành với lương tâm, sống hương nội. Cần phải chủ động tìm phương thế để đừng quấy rầy cuộc gặp gỡ thân mật, cá nhân với Chúa Cha. Khi bàn đến một hành động quan trọng như việc gặp gỡ với Thiên Chúa, Đức Giêsu dạy ta phải gạt bỏ mọi nguy cơ, khiến cho người ta lấy cái nhìn của người trần, thế chỗ cho cái nhìn của Cha trên trời. Cầu nguyện để cho Người ta nhìn, thay vì cầu nguyện Cha trên trời, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, tức là bôi nhọ việc cầu nguyện, là nhắm sai mục đích, là một dạng thờ ngẫu tượng, vì nó hướng lời cầu nguyện, thay vì vào Đấng mà lời nguyện nhắm tới, thì hướng về lợi lộc của người giả bộ cầu nguyện. " (Sđd, trang 66) .


4. Chay tịnh


Chay tịnh tự căn bản là một dấu hiệu của tang chế. ClaudeTassin quảng giải: "Kỷ niệm ngày đền thờ bị phá huỷ, người ta ăn chay. Nhưng một người Do Thái đạo đức còn biết một nguyên nhân tang tóc to lớn hơn cả việc phá huỷ đền thờ, đó là tội lỗi, sự chết thật sự đối với mối liên hệ sống động với Thiên Chúa. Những nhóm tôn giáo thích gia tăng việc ăn chay đền tội, thí dụ nhóm Pharisêu ăn chay 2 lần mỗi tuần; họ còn thêm những dấu hiệu tang tóc thích hợp, như không 'tắm rửa, không xức thuốc thơm"(Sđd trang 77).


Đức Giêsu không công kích giá trị của việc ăn chay. Nhưng Người muốn bảo môn đệ hãy coi chừng cách làm phô trương. Không được ăn chay để kéo sự trầm trồ khen ngợi của người ta, để tỏ cho người ta thấy là mình ăn chay, nhưng phải đặt dưới cái nhìn của Chúa Cha và phó thác hoàn toàn cho Người: "Và Cha của anh Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh".


Khi thuật lại những lời này của Đức Giêsu, một lần nữa Mátthêu muốn can ngăn những Kitô hữu, còn muốn trung thành với việc ăn chay (ông không phản đối việc này), đừng nên tìm danh giá thay vì chỉ cần Thiên Chúa chứng giám. Đức cha Daloz còn quả quyết: "Nguy cơ giả hình, và vấn đề chay tịnh này, không còn đe doạ chúng ta. Cần có một loạt nhận định khác cần thiết cho giới tín hữu trẻ để giữ cho việc chay tinh ý nghĩa đích thực của nó. Trong một thế giới pha trộn các tôn giáo và phong trào tục hoá đang nở rộ, thái độ của niềm tin chân thật đòi hỏi người tín hữu phải hiểu đúng ý nghĩa của chay tịnh. Để được điều đó chỉ cần trở về với những lời của Đức Giêsu. Chay tịnh mà Chúa đề cập ở đây không nhằm thanh tẩy hay giải thoát bản thân, cũng không phải là một cố gắng, hay một khổ chế để làm chủ bản thân hơn. Nó cũng không chỉ là một cuộc giải phóng tâm hồn qua sự khổ chê' thể xác, để ta có thể chiêm ngắm những chân lý thần linh tốt hơn. Đức Giêsu cũng không đề cập chay tinh như một phương thế tỏ tình liên đới với những người đói rách, hoặc như một tự chế để chia sẻ cho tha nhân. Những ý đó đều tốt và bổ ích, và Hội Thánh, phụng vụ và các tác giả tu đức đều khuyên dạy... Chay tịnh chân thật "xô” chúng ta rời cái "lỗi'! bản thân; lột trần chúng ta trước Thiên Chúa. Không phải là một cuộc biểu diễn tâm linh... Nhưng là một phương tiện giúp ta sống nghèo trước Thiên Chúa, là một của lễ hiến dâng bản thân ta nhờ sức mạnh khổ chế, trong ân huệ mà Thiên Chúa ban chính mình cho ta nếu ta tự đặt mình dưới con mắt Thiên Chúa trong bóng tối và trong lột bỏ, mà không ham đạt kết quả, chỉ hoàn toàn vì tình yêu và với lòng tin... Giống như cầu nguyện, giống như bố thí, chay tịnh mà Đức Giêsu mời gọi các môn đệ thực thi, phải thi hành trong bí ẩn của tình nghĩa với Cha, bí ẩn của đức tin" (Sđd, trang 82).


II. BÀI ĐỌC THÊM


Hãy lột bỏ mặt nạ


(Claude Tassin, trong cuốn "L'evangile de Matthieu Centurion, trang 72).


"Từ giả hình (hypocrite) chỉ xuất hiện 1 lần trong Tin Mừng Máccô, 3 lần trong Tin Mừng Lu ca, ngoài ra, không chỗ nào trong Tân ước có từ đó, ngoại trừ trong Tin Mừng Mát thêu, từ đó xuất hiện tới 14 lần, như một trong những từ tán thán ưa dùng để chỉ giới kinh sư và biệt phái.


Theo nghĩa hiện tại, thái độ giả hình là 'che giấu con người thật mà phô trương những phẩm chất tốt mà mình không có” (Tự điển Petit Larousse). Mát thêu chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp trong việc từ đó tuột dốc về hướng xấu. Đối với Mát thêu, từ đó còn giữ ý nghĩa theo ngôn ngữ Hy Lạp thực tế: hypocrite nghĩa là “diễn viên” là người đóng một vai cho khán giả xem, "cho phòng trưng bày" không nên quên rằng ở tuồng cổ xưa diễn viên mang mặt nạ. Theo nghĩa xưa, từ "hypocrite" không mang ngụ ý xấu (là đánh lừa khán giả) nếu hoàn cảnh chung quanh không chỉ rõ ý đó. Sử dụng từ của Mát thêu khiến ta chú ý 2 điều:


1. Tự căn bản, giới kinh sư và biệt phái muốn nêu gương một lòng trung thành tuyệt đối với Lề Luật cho một dân tộc nhỏ bé thường bị mất phương hướng. Mát thêu cho thái độ này như là nhằm phô trương trưng bày, và do đó ông gieo rắc sự nghi ngờ trên ý hướng nội tâm của những kẻ muốn đặt mình làm mẫu gương. Nhưng linh đạo Pharisêu cũng phi bác thái độ đạo đức phô trưởng.


2. Sẽ không tốt cho cuộc tranh luận nếu vịn vào những người biết phái đã được ngòi bút Matthêu tô vẽ, coi như họ là chứng cớ chắc chắn. Thường thì trong những cuộc tranh luận người ta hay cường độ nhân chứng, chính Matthêu muốn cho người tín hữu tránh rơi vào lỗi này, như vậy mục tiêu chính mà ông nhắm là họ trước tiên qua chân dung méo mó này.


114.864864865135.135135135250