Bài phỏng vấn Cha Timothy Radcliffe, OP, vị giảng tĩnh tâm cho các giám mục tham gia Thượng Hội đồng Giám Mục.
“Nhiều anh em nhiệt tình với hiệp nghị, nhưng không phải tất cả. Một số người thậm chí còn coi đó là mất thời gian. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm phải nâng đỡ Giáo hội hết sức có thể. Cởi mở bất đồng là tốt.”
Cha Timothy Radcliffe, O.P được Đức Thánh Cha Phanxicô mời giảng tĩnh tâm cho các nghị phụ của Thượng hội đồng về Hiệp nghị, là một trong số các anh em của chúng ta đóng góp vào công việc của Thượng Hội đồng. Cha đã dành cho Truyền thông của Dòng cuộc phỏng vấn dưới đây.
Anh em Đa Minh trong Thượng Hội đồng về Hiệp nghị
1. Cha tham gia và hiện diện trong Thượng Hội đồng, như một nhà giảng thuyết cố gắng soi sáng cho những đấng bậc khôn ngoan. Trong tiến trình hiệp nghị này, câu chuyện về đoàn sủng Đa Minh, một đoàn sủng luôn đồng hành với Giáo hội, có nguồn gốc lịch sử và linh đạo thế nào?
Trong ba ngày đầu tiên, các nghị phụ nghe tôi thuyết giảng, nhưng thật ra tôi mong đến đó để lắng nghe và học hỏi từ các vị! Thần học gia Marie-Dominque Chenu từng dạy chúng tôi rằng, người Đa Minh luôn phải là môn sinh! Sau mỗi cuộc gặp gỡ, cha ấy luôn hỏi “anh đã học được gì?”
Tám trăm năm “quản trị mang tính cộng đoàn”, như cách gọi của Sách Hiến pháp và Chỉ thị của Dòng, chính là món quà lớn Dòng chúng ta dành cho Giáo hội vào dịp Thượng Hội đồng này. Đời sống của anh em chúng ta đặt nền tảng trên việc lắng nghe: lắng nghe Lời Chúa, lắng nghe nhau và lắng nghe những người chúng ta đang phục vụ. Việc lắng nghe này quả là một nghệ thuật trong một xã hội tràn ngập sự ồn ào do con người gây ra.
2. Đâu là nguồn mạch soi sáng để chúng ta rao giảng giữa cơn đại dịch và chiến tranh?
Cơn đại dịch đã khiến hàng triệu người bị cô lập và cô đơn, khiến người ta ngại giao tiếp với người khác. Chúng ta phải mời gọi mọi họ chấp nhận rủi ro khi trao phó mình cho người khác. Đó là một rủi ro. Như Cha Herbert McCabe từng nói; "Nếu bạn yêu, bạn sẽ bị tổn thương hoặc thậm chí bị giết. Nhưng nếu bạn không yêu, bạn thực sự đã chết rồi."
Cuộc chiến ở Ukraine đang lan rộng khi Thượng Hội đồng khai mạc. Các chiến binh Hamas gây tội ác khủng bố bốn ngày sau khi Thượng hội đồng khai mạc. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, đây là lần đầu tiên chiến tranh hạt nhân có nguy cơ xảy ra. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình còn sống để chứng kiến cảnh này. Chúng ta chỉ có thể loan báo hòa bình nếu chúng ta thực sự có thể chung sống với những người khác biệt với chúng ta, với anh chị em của mình và, sâu xa nhất, với chính mình, nhờ ân sủng của Chúa Kitô, Đấng hứa ban bình an của Người, thứ hoà bình mà thế giới không thể đem lại.
3. Đâu là những điểm chính yếu được bàn thảo trong Giáo hội và đâu là điều cần phải có quyết định cấp bách?
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Chúa Thánh Thần luôn giữ vai trò chính yếu trong Thượng Hội đồng”. Do đó, chúng ta không thể bảo Chúa Thánh Thần hãy nhanh lên! Chúng ta có thể cầu xin Chúa hãy nhanh lên, nhưng Thánh Thần sẽ hành động theo cách của Người. Với tôi, có ba vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải thảo luận.
- Trước tiên, cần khai triển những tác vụ mới sao cho người giáo dân, cách riêng người nữ, có thể đóng vai trò tích cực hơn trong đời sống của Giáo hội;
- Thứ hai, trong phiên họp cuối của Thượng Hội đồng, tôi cảm thấy nhiều anh chị em chúng ta ở Nam Bán cầu chưa thực sự được lắng nghe. Làm sao để Giáo hội có thể trở thành dấu chỉ của sự hiệp nhất cho cộng đồng nhân loại này, trong đó mọi nền văn hóa có thể tự do trao tặng những món quà của mình và thoát khỏi những thành kiến?
- Sau cùng, Thượng Hội đồng đã phê phán gay gắt thói giáo sĩ lạm quyền; Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là sự đầu độc Giáo hội. Tôi đồng ý với điều đó, nhưng chúng ta cũng phải trình bày một thần học hấp dẫn và tích cực về chức thánh linh mục. Sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có sự đóng góp nhiệt tình của hàng giáo sĩ, đó là điều Giáo hội hiện nay đang thiếu.
Đối với những vấn đề nêu trên, chúng ta cần có sự đóng góp tích cực của các thần học gia, giúp chúng ta có thể đối thoại với Lời Chúa, với Truyền thống và với thế giới. Chúng ta cần các thần học gia giúp đưa ra sự phân định đâu là những khai triển lành mạnh giáo huấn và thực hành của Giáo Hội, và đâu là điều dẫn đến sai lầm.
4. Làm sao một tu sĩ Đa Minh có thể đóng góp vào việc xây dựng hòa bình thế giới?
Bằng tình bạn và đối thoại với những người có suy nghĩ khác biệt. Đây là trọng tâm đời sống huynh đệ và việc quản trị của chúng ta. Tình bằng hữu của chúng ta trong Chúa Kitô tùy thuộc việc chúng ta dự phần vào tình bằng hữu vĩnh cửu của Ba Ngôi. Tình bằng hữu vượt trên cái cảm giác ấp áp về người khác. Nó cần đến sự thấu cảm, trí tuệ, trực giác, và cảm thụ giác quan trong giao tiếp với người khác. Tình bằng hữu thực sự có thể thay đổi chính con người chúng ta.
5. Cha có muốn nói thêm điều gì không?
Khi làm Tổng quyền, cha Vincent de Couesnongle đã nói rằng, sự can đảm và tính hèn nhát đều dễ lây lan, và chúng ta có nhiệm vụ làm cho sự can đảm được lan toả. Tất cả Kitô hữu đều có bổn phận làm cho sự can đảm và niềm hy vọng được lan toả. Nhiều anh em nhiệt tình với hiệp nghị, nhưng không phải tất cả. Một số người thậm chí con coi đó là mất thời gian. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm nâng đỡ Giáo hội hết sức bao nhiêu có thể. Cởi mở bất đồng là tốt. Chỉ trích và bè phái thì không.
Cha Timothy Radcliffe, OP, (sinh tại London năm 1945), là một thần học gia Đa Minh, thuộc Tỉnh dòng Anh Quốc. Cha là giáo sư Kinh Thánh của Trung tâm Đa Minh (thường được gọi là Hội trường các tu sĩ áo đen) tại Đại học Oxford, được bầu làm Giám tỉnh Tỉnh dòng Anh Quốc năm 1987, và sau đó, làm Tổng quyền Dòng Đa Minh từ năm 1992 đến năm 2001.
Vào tháng Giêng năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời cha Timothy giảng tĩnh tâm cho các nghị phụ tham dự Thượng hội đồng về Hiệp nghị. Chương trình tĩnh tâm diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng Mười, ngay trước Thượng hội đồng. Các bài suy niệm của Cha Timothy đã được các phương tiện truyền thông chính thức của Vatican đăng tải. Bản dịch tiếng Việt được Học viện Đa Minh ấn hành và được phổ biến trên trang Tỉnh dòng.
Chuyển ngữ từ https://www.op.org/many-are-enthusiastic-about-synodality-but-not-everyone
52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì?
Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô