11/08/2015 -

Tin giáo hội Hoàn Cầu

1971
Ngày thứ tư 5 tháng 8, Đức Phanxicô khẳng định những người ly dị tái hôn “luôn thuộc về Giáo hội” và không bị xem như người bị dứt phép thông công. Đối với Giáo hội Công giáo, đám cưới làm ở nhà thờ là không thể xóa được. Thái độ này của Đức Phanxicô có thể xem như lời báo trước cho một sự thay đổi trong nội bộ giáo sĩ không? Linh mục Guy de Lachaux giải thích, cha ở địa phận Evry và là người đồng hành với các tín hữu ly dị.

Các tuyên bố của Đức Phanxicô thì không có gì là mới, chỉ là xác nhận lại những gì năm 1981 Đức Gioan-Phaolô II đã nói trong Tông huấn Hệ thống Gia đình, Familiaris Consortio:

“Với một đức ái lớn lao, tất cả phải làm sao để họ không cảm thấy mình bị tách ra khỏi Giáo hội, bởi vì là người đã được rửa tội, họ có thể và ngay cả có quyền tham dự vào đời sống của Giáo hội.”

Các lời của Đức Phanxicô thì rõ ràng, thông hiểu hơn nhưng quan điểm của Giáo hội về những người ly dị tái hôn thì vẫn giống nhau: họ không bị dứt phép thông công, có nghĩa là họ còn ở trong Giáo hội nhưng họ không được chịu các phép bí tích.

Hôn nhân là bí tích không hủy được

Để hiểu rõ chuyện này, phải hiểu là trong đạo, khi lấy nhau là lấy nhau trọn đời. Hai cặp vợ chồng kết hiệp với nhau bằng một bí tích không hóa giải được, đó là bí tích hôn nhân. Về mặt lịch sử, bí tích này được định nghĩa như thế vào thế kỷ 12 và được Công đồng Trente đặt định năm 1563.

Một hôn nhân căng thẳng giữa hai người có thể được xóa nếu một vài điều khoản như sự tự do, sự trung thành của hai bên không được tôn trọng lúc đám cưới.

Giáo hội chấp nhận một cặp có thể không sống với nhau được và phải xa nhau nhưng phải tôn trọng tính bất khả chia ly của bí tích hôn phối, có nghĩa là người tín hữu không được lập gia đình lại. Hôn nhân là duy nhất. Từ chối bí tích này là một hình thức không trung thành, một tội nặng.

Giáo hội không cho rằng việc lập gia đình lại của người ly dị là điều đáng ghê sợ, nhưng có một nghịch lý giữa tình trạng mới và giao ước không hủy được giữa Chúa Kitô và Giáo hội của Ngài. Như thế người ly dị sẽ không được tham dự vào một bí tích nào, nhất là bí tích Thánh Thể hay hòa giải.

Một người muốn trở lại hoặc muốn rửa tội cũng không được nếu trước đó họ đã lập gia đình với một tín hữu ly dị.

Nhiều chú giải Kinh Thánh khác nhau

Một số tín hữu ly dị khó chấp nhận luật này của Hội thánh. Nó thường được xem như đi ngược với Phúc Âm.

Trong Phúc Âm có nói:

“Sự gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phân ly.”

Dĩ nhiên điều này bao gồm cả hôn nhân, nhưng vấn đề là phải biết đây là một luật không thể xâm phạm do Chúa Kitô thiết lập hay một chiều hướng luân lý đặc biệt cho hôn nhân. Theo nhiều chú giải thì đây là lời lên án không vãn hồi hoặc sự thiếu trầm trọng trong việc không nghe Lời Chúa và mời gọi đi khởi lại trong cuộc sống…

Mặt khác, luật này vẫn có nơi các người anh em chính thống của chúng ta, nhưng họ cũng có thượng giáo chủ của lòng thương xót.

Trong một cuộc ly dị, không có người dữ, người hiền

Đức Phanxicô cũng đã tuyên bố phải “nhận định các tình huống” và phải “phân biệt giữa người chịu và người gây ra”.

Tôi không nghĩ đó là một cách tiếp cận tốt, vì trong một cuộc ly dị, không có người dữ và người hiền. Đây là một tiến trình của cả hai và khi thất bại thì cả hai phải cùng đảm trách. Không có nạn nhân, không có người tấn công. Và nếu sống với nhau là cực hình thì không thể xem người có trách nhiệm là người quyết định xa nhau trước…

Trước hết, các người ly dị cần được giúp đỡ

Khi ly dị, đương sự bị chấn động vừa về mặt cá nhân và vừa trong ý nghĩa nền tảng của đời sống mình. Tôi nghĩ trước hết là giúp họ tái xây dựng lại, nâng đỡ họ trên con đường “tang chế” của họ. Trước hết họ cần giúp đỡ. Đó là điều đầu tiên Giáo hội phải quan tâm đến.

Trong công việc tháp tùng của chúng tôi, tôi đề nghị họ tham dự vào các nhóm trao đổi để họ có thể nói lên cảm xúc của mình. Một vài người thật sự lo lắng. Tôi cố gắng làm cho họ hiểu, sống là yêu.

Trong khi họ không biết cuộc sống sẽ đến với họ như thế nào. Có phải đó là một tình yêu mới? Nếu họ muốn lập gia đình lại, tôi giải thích cho họ hiểu, họ phải ý thức về quyết định này. Nếu đúng là như vậy, tôi biết Chúa sẽ ở bên cạnh họ:

“Thiên Chúa là tình yêu và ai ở trong tình yêu thì ở trong Chúa và Chúa ở trong họ.”

Không có một thay đổi nào, nhưng mọi sự vẫn có thể

Các lời của Đức Phanxicô không loan báo một thay đổi nào. Nếu ngài loan báo sẽ mở các bí tích ra cho những người ly dị tái hôn thì sẽ có xáo trộn.

Hiện nay phía chống đối vẫn mạnh nhưng tôi nghĩ một sự thay đổi là điều có thể. Giáo hội có thể đi ra khỏi ngõ cụt.

(leplus.nouvelobs.com, linh mục Guy de Lachaux, 2015-08-09, Louise Auvitu ghi lại)

Marta An Nguyễn chuyển dịch

114.864864865135.135135135250