26/12/2016 -

Tiếng nói Đức giáo hoàng

953

Münster (1963-1966)

Mùa hè năm 1963, Joseph Ratzinger nhận một vị trí tại Khoa Công giáo của Đại học Münster, một thành phố với nền văn hóa sinh viên nhộn nhịp. Vị giáo sư trẻ và chị gái trọ chung với các sinh viên miền Bavaria trong một ngôi nhà một tầng ở đại lộ Annette-von-Droste-Hûlshoff. Chủ nhật, họ ăn cùng nhau - đôi khi trong một quán rượu gần đó mang tên rất đẹp là Gasthaus zum Himmeireich (Thiên Quốc Quán).

Ratzinger rời Bonn sau những bất đồng. Phần vì, một số nghiên cứu sinh nước ngoài của ngài gặp khó khăn trong phân khoa, phần vì, một số đồng nghiệp có thế lực cảm thấy ghen tị và đố kị với chuyên gia công đồng trẻ. Theo Hubert Jedin, ngài đã chán nản đến nỗi quyết định ra đi. Chính Ratzinger nói về sự thay đổi này như là “con đường do Đấng Quan Phòng vạch ra”, một nhận xét ban đầu, thực vậy, được áp dụng cho hai nghiên cứu sinh, từ nay có lẽ tìm được điều kiện làm việc tốt hơn, như ngài hy vọng.

Tại Münster, các bài giảng Mùa Vọng của ngài tại nhà thờ Chính tòa nhanh chóng gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong các cuộc tranh luận được tổ chức, chẳng hạn với Johann Baptist Metz và Hans Urs von Balthasar, ngài khẳng định mình như là một người dung hòa có thể gỡ rối các vấn đề phức tạp và làm sáng tỏ các lập trường.


(tiếp theo)

Năm 1970, Hans Küng đã phối hợp xuất bản cuốn sách nhỏ tựa đề “
Không thể sai lầm” của ông? Một lối chất vấn[1] thông điệp Humanae Vitae. Từ khi ngài khẳng định trong bản báo cáo về cuốn sách do đồng nghiệp soạn thảo nằm ngoài phạm vi đạo lý Công giáo, thì phải chăng rõ ràng là mọi liên hệ hoàn toàn bị cắt đứt?

Vâng, tất nhiên là như thế.

Ngài đã góp phần ở mức độ nào cho việc Giáo hội rút tư cách giáo sư giảng dạy thần học của ông vào năm 1979?

Tôi hoàn toàn không tham gia trực tiếp vào vấn đề này. Trong những năm trước, người ta đề nghị tôi cho ý kiến về yêu cầu chuyên môn, và tôi đã luôn nói, hãy để ông bình tâm. Tôi cảm thấy cần phải xác định rõ rằng ông đã sai lầm về phương diện thần học, nhưng tôi không bao giờ tư vấn để ra hình phạt cho ông. Đức Hồng Y Franjo Seper, vị tiền nhiệm của tôi tại Bộ Giáo lý Đức tin, cực kỳ khó chịu khi không có gì xảy ra. Ngài đã thực sự tức giận. Ngài nói : “Trong vòng mười lăm năm tôi ở đây, người ta phá hủy Giáo hội và chúng ta không can thiệp. Nếu chúng ta để điều ấy xảy ra, tôi sẽ ngừng tất cả.” Ngài không thể chịu nổi tình hình này thêm nữa.

Việc không hành động như thế động đến lương tâm của ngài. Sau đó, Đức Gioan Phaolô II mời các Hồng y người Đức - Höffner, Volk, và tôi, cũng như Tổng Giám mục giáo phận Fribourg và giám mục Rottenburg -Stuttgart, đó là vào thời điểm lễ Giáng sinh – đến thảo luận vấn đề với ngài. Nhưng quyết định đã được đưa ra. Và, mặc dù giám mục Rottenburg không có ý kiến, chúng tôi đồng thuận rằng, không cần trở lại việc này nữa, nhưng phải thừa nhận.

Việc kết án Küng đã được quyết định, như ông khẳng định, mà ông không được lắng nghe và không được tiếp cận tài liệu?

Không. Tất nhiên, lúc đó tôi chưa đến Rôma, nhưng phải tuân thủ các trình tự tố tụng. Không có thói quen đưa ra các chi tiết của một vụ án, nhưng ông biết rõ làm sao những điều đó xảy ra, ông đã được hỏi và có thể trả lời.

 

Ratisbonne (1969-1977)

Tất cả kết thúc tốt đẹp. Vị giáo sư trẻ trở lại quê hương Bavaria của mình, chị gái Maria và anh trai Georg rất vui lòng. Ratzinger được bầu làm trưởng phân khoa Công giáo, rồi Phó viện trưởng đại học năm 1976. Ngài ước muốn củng cố công trình thần học của mình. Chính trong thời gian này, ngài xuất bản các tác phẩm lớn như Sự chết và thế giới bên kia: khảo luận ngắn về niềm hy vọng Kitô giáo{C}{C}{C}[2]{C}{C}{C}, Dân mới của Thiên Chúa{C}{C}{C}[3]{C}{C}{C}, trong đó ngài bàn luận đặc biệt về “tính tập đoàn của các giám mục” và “canh tân Giáo hội.” Cuối cùng, ngài có thể đề cập nhiều vấn đề, nhất là về cái chết và sự bất tử, sự sống đời đời, sự trở lại của Chúa Kitô và cuộc phán xét cuối cùng. Ngài xem tác phẩm viết về chủ đề này, tựa đề Cánh chung luận, là tác phẩm thành công nhất của ngài.

Ngài không bao giờ ở lâu tại một nơi. Có lẽ như một người cô độc, không nhất thiết phải thích nghi. Ngài đã rời Bonn, Münster, rồi Tübingen.

Tôi cũng làm Tổng trưởng từ 1982 tới 2005[4].

Nhưng ngài đã định dừng lại khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên.

Có lẽ vậy. Đồng thời, rõ ràng điều này đã không thực hiện được (cười).

Đối với Ratisbonne, nơi ngài dự định ở lại, nhưng rồi lại không thể. Đó có phải điều may mắn nhất trong đời ngài không?

Vâng, chúng ta có thể nói như thế.

Ngài đã định cư ở Ratisbonne, đã xây dựng một ngôi nhà cho anh trai, chị gái và ngài, rồi ngài phải miễn cưỡng rời bỏ. Ngài đã rất sầu não khi đích thân sứ thần Tòa thánh thông báo Đức giáo hoàng muốn chỉ định ngài làm giám mục Munich. Ngài đã sững sờ và không thông cảm, không chỉ vì điều này khiến ngài không còn được dạy thần học, vốn được ngài xem như nghề nghiệp thực sự của mình. Ngài cũng nhận định, như ngài bày tỏ sau này, giới cầm quyền phải nhận thức về sự 'thiếu kinh nghiệm của ngài trong lãnh đạo và quản trị.” Đây có phải là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời ngài, bước ngoặt kết thúc những ước mơ?

Vâng, nhưng mỗi người đều biết rằng, chúng ta không thể sống theo những ước mơ.

Sau một đêm chiến đấu nội tâm, ngài ký vào bản tuyên bố chấp thuận tại một căn phòng khách sạn ở Ratisbonne. Đó là khách sạn nào vậy?

Đó là – lạy Chúa tôi, tên khách sạn đó là gì nhỉ? Khi anh đi từ nhà ga và vào thành phố..., dù sao thì cũng có một khách sạn bên phải. Tôi không biết khách sạn ấy còn tồn tại không nữa.

Như ngài viết trong hồi ký, cha giải tội của ngài, người mà cùng ngài nói chuyện trong đêm bi thảm này, là giáo sư Johann Auer, “đã có một cái nhìn rất thực tế về giới hạn [của các ngài] về phương diện thần học cũng như con người.” Ngài nghĩ gì về cụm từ “giới hạn về phương diện con người”?

Nói thế nào nhỉ, ngài nghĩ rằng tôi vẫn còn phải học hỏi nhiều, rằng còn lâu tôi mới hoàn hảo, và có những vấn đề. Chúng tôi là những người bạn, và với danh nghĩa ấy mà ngài góp ý tôi trong tình huynh đệ - chính vì ngài đã hiểu được những hạn chế của tôi.

Ông cũng khuyến khích ngài vượt qua bước này.

Vâng, điều này hết sức hài hước. Tôi đợi ngài nói : “Không, cha không thể làm điều đó!” Nói chung, bởi vì ngài không ngừng nói với tôi :”Điều đó không dành cho cha!” Hoặc góp ý tôi vì đã làm điều này điều kia sai, ... Vì vậy, tôi chắc rằng ngài sẽ trả lời: “Điều đó không dành cho cha!”

Bởi vì có lẽ ông biết tính ngài nhút nhát?

Tôi không nghĩ vậy. Có lẽ một chút thôi, nhưng...

Theo như một trong những trợ lý cũ của ngài, ngài quá giữ gìn ý tứ đến nỗi cần phải thực sự hiểu biết ngài để giúp ngài ra khỏi vỏ ốc.

(cười) Hơi phóng đại một chút.

Nơi Auer, trong mọi trường hợp, ngài đang ở trước một người mà cùng với người này, ngài có thể đề cập đến các chủ đề thậm chí rất cá nhân.

Vâng.

 

Munich (1977-1982)

Sau gần hai mươi lăm năm giảng dạy tại các trường đại học Đức, tiến sĩ Joseph Ratzinger được Đức Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Munich và Freising ngày 25 tháng 3 năm 1977. Thủ phủ miền Bavaria phát hiện ra một trong những nhà phân tích xã hội có sức thuyết phục nhất, với sự đóng góp rõ ràng cho vấn đề đạo đức của thời đại chúng ta. Những bài giảng lễ của ngài rất được ưa thích. Hàng loạt tác phẩm xuất hiện: Eucharistie. Mitte der Kirche (Thánh Thể : Giữa lòng Giáo hội); Christlicher Glaube und Europa (Đức tin Kitô giáo và Châu Âu); Glaube, Erneuerung, Hoffnung (Đức tin, đổi mới, hy vọng), với phụ đề Theologisches Nachdenken über die heutige Situation der Kirche (Suy tư thần học về tình hình hiện tại của Giáo hội).

Đức Phaolô VI qua đời vào ngày 06 tháng 8, năm 1978. Sau cuộc họp ngắn tại Thượng hội đồng Giám mục một năm trước đó, Mật nghị cho ngài cơ hội lần đầu tiên thiết lập mối quan hệ cá nhân với Karol Wojtyla, Hồng y của Cracovie. Ngài có kỷ niệm về sự kiện này chứ?

Tôi đã rất ấn tượng bởi những vấn đề ngài nói trong các buổi họp tiền Mật viện. Ngài đã làm cho tôi ấn tượng về một con người suy tư, được huấn luyện vững chắc về triết học; một người đặc biệt thánh thiện và đầy lòng tin, nồng nhiệt và nhân từ. Ấn tượng này được xác nhận khi tôi gặp ngài. Một người trí tuệ và hài hước, với lòng nhân ái và đức tin nồng nàn.

Các ngài nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ nào?

Bằng tiếng Đức. Ngài nói tiếng Đức rất tốt. Đó là sinh ngữ đầu tiên mà ngài đã học trong năm đầu tiên tại trường đại học, và cũng là ngôn ngữ ngài làm chủ tốt nhất.

Cũng như ngài, Karol Wojtyla, đầu tiên làm giám mục phụ tá và sau đó làm Tổng Giám mục Cracovie, tham gia dự Công đồng. Phải chăng trước đó, các ngài không gặp nhau tại Rôma ?

Tại Công đồng thì không. Nhưng tôi đã nghe nói về ngài. Tôi biết ngài là một triết gia và ngài đã nói chuyện tại hội nghị triết học ở Napoli[5]

Mật nghị tháng Tám công bố Đức Albino Luciani trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô I, “Giáo hoàng của nụ cười”, như người ta sớm gọi. Và chỉ ba mươi ba ngày sau, Giáo hội Công giáo phải đưa vị Tân giáo hoàng đến mộ. Hội nghị lớn của Giáo hội lại tiếp tục họp. Với tư cách là Hồng y của Munich, ngài tham dự hai Mật nghị. Một sự kiện giật gân sẽ xảy ra. Thật vậy, lần đầu tiên trong năm trăm năm, một Giáo hoàng không phải người Ý được bầu, đó là Đức Karol Wojtyla. Ngài đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử này chứ?

Không, tôi không nghĩ thế. Tôi là một trong những hồng y trẻ nhất, vả lại, tôi sẽ không được phép khẳng định một vai trò nào đó. Về cơ bản, tôi phản đối các âm mưu và những điều tương tự, nhất là đối với bầu cử giáo hoàng. Mọi người đều phải bỏ phiếu đúng với lương tâm của mình. Rõ ràng, những người nói tiếng Đức đã thảo luận với nhau, nhưng không có bất kỳ thỏa thuận nào.

Tuy vậy, người ta nói rằng những tham dự viên nói tiếng Đức, được dẫn dắt bởi Đức Hồng y König của Vienna, rất ủng hộ việc lựa chọn Đức Wojtyla.

Được ủng hộ, chắc chắn là có rồi.

Và ngài hoàn toàn giữ khoảng cách?

Tất cả những gì tôi có thể nói là, bên ngoài Mật nghị, Đức hồng y König đã thảo luận với các hồng y khác. Những gì diễn ra bên trong vẫn là và sẽ vẫn là bí mật. Trong tư cách là Tân Tổng giám mục, tôi xa tránh tất cả các hoạt động công cộng. Chúng tôi, các hồng y nói tiếng Đức, gặp nhau để cùng thảo luận về một số điểm. Nhưng về mặt cá nhân, tôi không làm chính trị theo bất kỳ cách nào. Điều này dường như không phù hợp với hoàn cảnh của tôi.

Chiến thắng của Hồng y người Ba Lan có làm ngài sợ hãi?

Không. Tôi đã bỏ phiếu cho ngài. Đức Hồng y König đã nói chuyện với tôi. Và cuộc gặp của chúng tôi, mặc dù ngắn ngủi, đã thuyết phục tôi rằng ngài thực sự là người thích hợp.

Triều đại giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma bắt đầu ngày 16 tháng Mười, năm 1978. Con người mới này, được giới thiệu như người đến từ “đất nước xa xôi”, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên thay đổi, sẽ làm biến chuyển thế giới mà không ai có thể tưởng tượng. Cuộc bầu cử Đức Wojtyla đã đặt ngài vào hoàn cảnh mới. Bởi vì, người vừa được bầu làm Giáo hoàng muốn ngài ở bên cạnh, tại Rôma.

Tôi vẫn chưa biết ngài, nhưng tôi đã không mất nhiều thời gian để tìm hiểu.

Ngài có thể nói rõ? Chính xác ngài nhận được lời mời đầu tiên này khi nào?

Tôi không còn nhớ chính xác ngày tháng. Tôi biết ngài muốn tôi đến. Một năm trước đó, cần một bổ nhiệm mới cho Bộ Giáo dục Công giáo. Ngài đã muốn tôi nhận vị trí đó. Tôi trả lời: “Không thể được. Điều đó làm cho tôi có ít thời gian ở Munich, tôi đã hứa, tôi không thể đi như thế.” Vì vậy, Đức Hồng y Baum của Washington đã được bổ nhiệm. Nhưng sau đó tôi không thể từ chối. Cuối cùng, tôi vẫn đặt ra một điều kiện, mà đối với tôi, dường như không thể chấp nhận được. Tôi nói: “Tôi chỉ có thể đồng ý nếu tôi được phép tiếp tục xuất bản.” Lúc đầu, ngài do dự, ngài hỏi thăm và biết rằng Đức Hồng y Garrone, người đảm nhận trách nhiệm này cùng với Đức hồng y Baum, đã xuất bản. Vậy nên, ngài nói: “Đồng ý.”

Chẳng phải là làm bẽ mặt Đức Giáo hoàng vì áp đặt điều kiện sao ?

(Cười). Có lẽ vậy, nhưng tôi cảm thấy mình phải làm điều đó. Bởi vì tôi hết sức tin tưởng rằng, đó là bổn phận của tôi để có thể nói điều gì đó cho nhân loại.


[1] Nguyên tác: Unfehlbar.

[2] Nguyên tác: Das Geheimnis von Tod und Auferstehung.

[3] Nguyên tác: Das neue Volk Gottes. Entwürfe zur Ekklesiologie.

[4] Bộ Giáo Lý Đức Tin.

[5]Hội nghị quốc tế về học thuyết Tôma, 1974.

114.864864865135.135135135250