28/11/2016 -

Tản mạn, giải trí

747

BBT: Quân, "tam thập nhi lập". Cậu kiến trúc sư ấy thích đi phượt và rị mọ ghi lại cảm thức của mình vào nhật ký. Quân và thời cuộc, là sự cọ xát để nhận thức...
Xin giới thiệu một "Góc Quân" - một vị trí quan sát khá tinh tế của người trẻ!

 



Dấu bằng & sự công bằng ! 
Bạn có phât biệt được thế nào là phương trình (equation), thế nào là đẳng thức (equality)???

Giáo sư Ngô Bảo Châu nói toán học đẹp nhất là ở các phương trình. Cuộc đời chúng ta có nhẽ cũng là một kiểu phương trình, đi từ thấp lên cao.

Khi ta còn nhỏ, tiếp nhận các phương trình ấy đơn giản biết bao. a+b=c. Rồi những phương trình phức tạp dần. Mưu sinh là dấu thăng. Hình thể là lũy thừa. Danh vọng là căn bậc hai. Dục vọng là giai thừa. Ta mệt mỏi bởi sự phức tạp ấy... 
... Nhưng với một dấu bằng, nó cho ta thấy đời mình bớt khổ hơn hẳn.

Con A nhà 5 tầng, chồng làm quan to, ô tô Mercedes, nhưng mãi chưa có con. Thằng B vợ đẹp, ba con, nhưng phấn đấu mãi chưa thoát khỏi kiếp nhà thuê. Nỗi khổ của chúng tuy khác nhau, nhưng vẫn bằng nhau trong một phương trình mang tên ham muốn.

Nhưng dấu "=" nhỏ xíu ấy có thật sự bằng nhau không? Trên máy tính, rõ ràng chúng dài bằng nhau, mảnh như nhau, song song nhau. Nhưng khi viết lên giấy, liệu có bao giờ ta vạch được hai đường y chang? Nghĩa là ngay cả ở cái dấu bằng thì đã khó mà vẽ cho bằng nhau rồi.

Trong vở kịch "Rau răm ở lại", ông Năm Nhỏ ghét nhất ai nói với ông hai chữ "sòng phẳng". Ông nói làm gì có thứ gì sòng phẳng trên đời này. Vì nếu cuộc đời sòng phẳng, tại sao một người yêu vợ hết lòng như ông phải mang cái tiếng oan là cay nghiệt với con riêng. Tại sao ông lại phải bỏ hết nhà cửa, lang thang khắp các bến phà với tấm bảng tìm con trước ngực. Tại sao cô hàng coffee đã trao cả tuổi thanh xuân của mình cho mối tình đầu, chỉ để đổi lại nỗi buồn muôn thuở. Sao chàng trai tên "Quách Phú Thàn" ấy mãi không có được chữ "h" để thành ca sĩ như ước vọng mà mãi là anh chàng bán kem dạo. Hay như cô gái Diễm Thương bị bỏ rơi từ khi còn đỏ hỏn, vừa yêu vừa hận những người đã sinh ra mình. Dấu bằng nào cho họ trong cuộc đời này???

Khi Fidel Castro ngã xuống, người thương kẻ ghét có nhẽ nhiều như nhau. Tôi không đủ trình độ chính trị để luận bàn. Nhưng cái làm mình thích ở ông, cũng như Che Guevara, chính là đôi mắt. Đôi mắt họ đẹp quá, đúng kiểu dân Mỹ Latin ngập tràn nam tính, say mê, lý tưởng. Và đôi mắt của họ phải chăng cũng luôn hướng về "dấu bằng" trong cái phương trình tuyệt đẹp không tưởng của Karl Marx. Cách làm mỗi người mỗi khác, nhưng xuất phát điểm của họ chẳng phải là hướng thế giới này đến một điều gì đó tốt đẹp hơn, công bằng hơn hay sao???

Không biết Fidel cảm xúc thế nào khi nhìn thấy bàn tay của Che Guevara, bị Bolivia và CIA chặt gửi Cuba để dằn mặt ông. Có cảm thấy "xót xa như rụng bàn tay" như trong thơ Hoàng Cầm không. Nhưng rõ ràng là ông vẫn bước tiếp, trên con đường mà mình đã chọn. Giờ thì dấu bằng trong cái phương trình không tưởng của Karl Marx không còn quan trọng nữa rồi. Hy vọng ông yên nghỉ, và bắt lại bàn tay của Che ở bên kia thế giới. 
Nhưng Anh Chế với anh Đen còn có thể bắt tay nhau kg ? Why not?
Yes ! Thuyết âm mưu thôi chưởng môn. Khởi thủy cướp chính quyền Batista có 4 đồng chí lãnh đạo, anh em nhà anh Đen, anh Chế với 1 anh nữa. CM thành công, anh Chế bất mãn bỏ sang Bolivia xong bị xịa thịt, anh còn lại rơi máy bay trong 1 ngày nắng đẹp, đến giờ vẫn chưa thấy xác. Còn mỗi anh em nhà anh Đen sống hạnh phúc đến trọn đời. That's why?

114.864864865135.135135135250