09/02/2017 -

Suy tư, nghiên cứu

1195

“Chúng ta đang ngộ nhận rất nhiều về bảo tồn văn hóa khi cố gắng bảo tồn những lớp vỏ biểu hiện của văn hóa mà không quan tâm đến không gian để những hành vi văn hóa có thể tồn tại” – Đó là chia sẻ rất thật của một cư dân mạng trước thực trạng những lễ hội văn hóa ngày một nhiều lên nhưng nét văn hóa của người Việt lại ngày một ít…


Chúng ta có đang ngộ nhận về “bảo tồn văn hóa”?

Khi nói đến những di tích văn hóa lịch sử, chúng ta liệu có thật đang trùng tu tôn tạo, hay là đang đập đi xây mới? Hãy thử xem các kiến trúc sư và cư dân mạng nói gì:

- Hanoi Cinematheque, một không gian văn hóa nghệ thuật hiếm hoi giữa lòng thủ đô đã bị đóng cửa vào ngày 30/11 năm ngoái.

- Thương xá Tax ở Sài Gòn với một hệ thống cầu thang được thiết kế cầu kỳ, được lót bằng thảm gạch Mosaic từ năm 1924, một nét kiến trúc độc đáo không còn có thể tìm thấy, đã bị phá bỏ vào ngày 11/10 năm ngoái.

Thương xá Tax (Ảnh: Internet)

- Đền Vua Lê ở cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình được đắp thêm vữa cả mảng nặng và thô, hủy hoại giá trị của tòa nhà duy nhất có bộ đao góc đùn lên theo những lớp ngói dày như những cánh hoa, bóc đi cả những phần gạch men hoa nhiều sắc độ còn tốt để xây lại tất cả bằng gạch hoa men mới láng bóng.

- Khu lăng mộ nhà Lê ở Lam Kinh Thanh Hóa được đá ốp “trông như những bể nước ở các chung cư”.

- Đền thờ Lý Bát Đế ở Bắc Ninh được lát gạch carô ximăng và đưa vào đó hai con sư tử.

- Chùa Trăm Gian ở Hà Nội đón một bệ tượng bê-tông cốt thép, che khuất toàn bộ những bức phù điêu tiêu biểu cho mỹ thuật gốm không men Việt Nam cuối thế kỷ 16.

Chiếc cổng chùa Trấn Quốc xây dựng lại theo kiến trúc hoàn toàn khác (Ảnh: Internet)
- Chùa Lý Quốc Sư ở Hà Nội nhân tiện trùng tu đã được xây thêm cả một khối nhà ba tầng ngay ở mặt tiền.

- Tượng cổ trong chùa Phụng Sơn thuộc quận 11 mang tầm vóc công kình kiến trúc quốc gia của thời vua Gia Long có 228 năm tuổi đời được trùng tu, và vui vẻ “đón thêm” hai pho tượng Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát làm bằng đá trắng toát và tượng Di Lặc đúc bằng xi-măng, sơn đỏ rực ở tiền đường cùng 4 con sư tử bằng đá ngoài sân.

Trùng tu” Bia Quốc học Huế? (Ảnh: Internet)
- Ngôi chùa cổ Giác Lâm ở Sài Gòn được quét sơn xanh rờn, và có “thêm” 7 pho tượng Phật bằng gỗ trước bàn thờ chính trong chính điện.

- Thành cổ Sơn Tây ở Hà Nội thêm vài lần “thất thủ” khi cây cổ thụ phủ gốc rễ gân guốc trên Bắc Môn bị chặt hạ, cổng Bắc được phá dỡ phần trên, hơn 100m thành cổ phía bờ Tây bị san phẳng, thay vào đó là một bức tường đá ong mới tinh cao hơn 5m.

Trùng tu lại Thành cổ? (Ảnh: Internet)
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ cào bằng hàng chục công trình tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, bao gồm các đình, chùa, đền, miếu, tịnh xá và nhà nguyện của cả Phật giáo và Công giáo.

Những gì có thể sẽ bị tháo dỡ cho khu đô thị mới Thủ Thiêm (Ảnh: Internet)
Và còn nhiều nhiều nữa những lời bình luận… Những nét cổ kính, những điểm đến văn hóa thật sự gợi nhắc người ta đến lịch sử xa xưa, đến tín ngưỡng truyền thống, đến cội nguồn của dân tộc thì lại thật sự đang bị mai một nhân danh “bảo tồn văn hóa”.

Liệu chúng ta có đang ngộ nhận?

Nhưng – Thậm chí kể cả khi người ta thật sự tôn tạo các di tích văn hóa; trùng tu lại những nhà thờ cổ, chùa cổ; khôi phục lại những dịp lễ hội với quy mô hoành tráng hơn; cố gắng gìn giữ âm nhạc cung đình hoặc lối hát dân ca; hay tổ chức thêm những màn “múa rồng múa lân” huyên náo, thì tinh hoa của văn hóa lại chính là ý nghĩa đạo đức bên trong của nó. Hình thức bề mặt thật ra chỉ có giá trị giải trí mà thôi.

Hình thức văn hóa bề mặt hoàn toàn chỉ có tác dụng giải trí mà thôi, còn hàm nghĩa chân chính của văn hóa lại đang bị quên lãng (Ảnh minh họa: Internet)
Người ta thấy người Việt xấu xí: xả rác bừa bãi, hút thuốc nơi công cộng, la hét ồn ào, không biết xếp hàng, hôi của, qua đường liều chết, đi muộn về sớm, cái gì cũng phải tranh đấu chộp giật…
Người ta thấy người Việt xấu xí: bệnh thành tích, tệ quan liêu, nạn xài hoang, thói tham nhũng…

Người ta thấy người Việt xấu xí: chém lợn, treo trâu, cướp ấn, tranh lộc, trèo bàn thờ, tranh bảo kiếm, sờ đầu rùa…

Thế nào là tinh hoa văn hóa?

Hãy lấy những ngôi chùa làm ví dụ. Các ngôi chùa là nơi để con người tu hành, lắng nghe tiếng chuông chùa vào buổi sáng và tiếng gõ mõ lúc hoàng hôn, kính ngưỡng Thần Phật dưới ánh đèn dầu. Những người có tâm hướng Thiện có thể tới xưng tội và thờ cúng ở đó với một trái tim trong sạch không truy cầu bất cứ điều gì. Những người đến vãn cảnh chùa cũng có thể tìm được một thoáng bình an cho nội tâm, và gieo mầm cơ duyên tìm về với cội nguồn của tâm thức.

Ảnh minh họa: Internet
Nhưng trong những người thăm viếng chùa ở Việt Nam, liệu có bao nhiều người đến để suy nghĩ về những lỗi lầm của mình với một trái tim thành kính trước Thần Phật, ngay sau khi tắm gội sạch bụi trần và mặc lên mình bộ quần áo mới?

Chúng ta quả là đang ngộ nhận!

Quang Minh
http://trithucvn.net
114.864864865135.135135135250