25/07/2015 -

Anh em Đa Minh

1250
Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 800 năm khai sinh Dòng Đa Minh vào năm 2016 sắp tới, tiến sỹ Eleanor Giraud thuộc viện đại học Lincoln (thuộc đại học Oxford), đang tổ chức một cuộc hội thảo quan trọng về những đóng góp của anh em Đa Minh giai đoạn Trung cổ.

Chúng tôi đã có buổi trao đổi với tiến sỹ Giraud nhằm tìm hiểu lý do thúc đẩy bà, và một số điểm chính yếu mà buổi hội thảo sẽ mang lại cho các tham dự viên.

Dr Eleanor Giraud

1. Cơ duyên nào đã khiến tiến sỹ có hứng thú nghiên cứu về các anh em Đa Minh giai đoạn Trung cổ vậy, thưa bà?

Khi còn là một nghiên cứu sinh chuẩn bị lấy học hàm tiến sỹ, tôi đã rất thích những tuyển tập nhạc được xuất bản ở Paris – Paris hồi thế kỷ XIII là đầu mối in ấn, xuất bản sách vở. Đó cũng là nơi nhiều loại sách nhạc được ấn hành, thế nhưng những cuốn sách này được ra đời, được ấn hành ra sao, việc ấy thì chưa thấy ai tìm hiểu. Trong năm đầu, tôi dồn sức để khám phá ra những liên hệ giữa các cuốn thánh ca trong dòng Đa Minh: chúng được trang trí bởi cùng một nhóm các hoạ sĩ, và nội dung thì có nhiều chỗ giống nhau, rõ ràng có sự sao đi chép lại. Cuối năm học đó, tôi đã quyết định sẽ tập trung đặc biệt vào những ấn bản âm nhạc và những bản nhạc chép tay của anh em Đa Minh. May mắn, tôi được gặp anh Matthew Jarvis trong lớp học tiếng La Tinh, khi ấy anh đang là thỉnh sinh tại Cambridge. Anh đã trợ giúp rất nhiều cho công việc nghiên cứu của tôi, giới thiệu tôi với cha Aidan Nichols là quản thư của thư viện Cambridge, và cha đã hào phóng cho phép tôi sử dụng thư viện của tu viện Blackfriars bất cứ khi nào tôi cần. Tôi thực sự cảm kích vì những tốt lành, tận tình mà các anh em đã trao tặng cho tôi trong các năm học đó: chắc chắn tôi đã chọn được một Dòng ngon lành cho việc học của mình! Sau đó, tôi đã hoàn thành việc nghiên cứu về việc ấn hành sách vở, nhưng với anh em Đa Minh, tôi vẫn còn có nhiều chuyện phải tiếp tục hoàn thành: Giờ thì tôi đang nghiên cứu về những hình thức âm nhạc tiền thân của các bài thánh ca Đa Minh.

2. Là một chuyên viên về các bài thánh ca Đa Minh thời Trung cổ, theo bà, đâu là điểm khác biệt nổi bật nhất của chúng?

Một điểm khác biệt, đó là những bài thánh ca Đa Minh thường ngắn gọn, khúc triết, nếu so sánh với các loại thánh ca khác: các bài thánh ca Đa Minh thường không có những nốt phỏng tạo hay những âm hình được lặp lại, hạn chế sử dụng lối hát melismas (tức là, kéo dài một nguyên âm nào đó bằng cách luyến láy qua nhiều nốt nhạc, ví dụ: saaaaanctus). Điều này có thể liên quan đến việc đời sống Đa Minh chú trọng việc học hành nghiên cứu, thậm chí hơn cả chuyện cầu nguyện dài dòng. Một trong các tổng quyền đầu tiên của Dòng, cha Humberto de Romans, có nói “Kinh nguyện ngắn gọn để đảm bảo việc học thì tốt hơn là lê thê kinh nguyện mà học hành chểnh mảng”, thậm chí ngài còn gợi ý, nếu các anh em gà gật nhiều, thì vị Cantor (anh em phụ trách về phụng vụ) phải nhanh chóng chọn bài đọc ngắn hơn cho phần Kinh Sáng! Do vậy, chả có gì phải ngạc nhiên khi thấy các bài thánh ca Đa Minh thường được cô lại, ngắn gọn, súc tích.

3. Còn về cuộc hội thảo mà tiến sỹ sắp tổ chức tại đại học Oxford trong năm nay, chủ đề của nó là “Những đóng góp của anh em Đa Minh thời Trung cổ”, bà có thể nói qua sơ lược phần nội dung sẽ được gửi tới các tham dự viên?

Đây là một buổi hội thảo đa ngành, do vậy, nó sẽ “bổ ích” nhiều ít cho tất cả mọi người! Chúng tôi bố trí nhiều panel mô tả lại những đóng góp, ảnh hưởng của anh em Đa Minh cho lịch sử hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, phụng vụ và ngành xuất bản, in ấn – và ảnh hưởng, đóng góp của anh em Đa Minh cho lãnh vực in ấn, xuất bản chính là chủ đề của bài tham luận chính yếu của chúng tôi, bài tham luận này sẽ được bà Mary Rouse trình bày. Ngoài ra, cũng có nhiều panel mô tả những tương tác, liên hệ, cộng tác giữa các anh em Đa Minh thời Trung cổ trên khắp các vùng miền khác nhau thuộc Âu châu. Cuộc hội thảo được tổ chức tại Oxford, do vậy, chúng ta cũng không nên bỏ lỡ cơ hội để được lắng nghe về lịch sử của các anh em Đa Minh trong thành phố này vào buổi ban sơ, bằng cả những bài thuyết trình mang tính học thuật lẫn những tour du lịch tại chỗ về một Oxford của thời Trung cổ qua sự hướng dẫn của nhà khảo cổ học George Lambrick. Một điểm nhấn nữa của cuộc hội thảo là buổi hoà nhạc những tác phẩm thuộc vào gia sản của anh em Đa Minh – gồm có cả những bài thánh ca Đa Minh, lẫn những trích đoạn phức điệu ngắn được tìm thấy như những phân mảnh được ghép lại, phục dựng lại từ những cuốn sách do anh em Đa Minh xuất bản.

Dr Eleanor Giraud

(Chuyển dịch: Truyền thông Đa Minh)

Nguồn: http://www.op.org/en/content/important-conference-influences-dominicans-middle-ages
114.864864865135.135135135250